Người Hà Nội có biết không?

Hữu Ngọc
Mỗi lần tôi có việc đến nhà Bưu điện cũ Hà Nội xây dựng thời Pháp (vốn gọi là “nhà dây thép”), nhìn tháp Hòa Phong sát hồ Hoàn Kiếm bên kia đường Đinh Tiên Hoàng, tôi lại nhớ đến những chuyện bi hài xảy ra quanh vùng đất này vào thời Pháp thuộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người Hà Nội có biết không?

Pháp chiếm Hà Nội lần đầu năm 1873. Chúng ép ta phải cho chúng một khu nhượng địa (concession), khu này sát sông Hồng, gọi là Đồn Thủy, nguyên là trại thủy quân của ta, có ranh giới ngày nay là phố Lê Thánh Tông và phố Phạm Ngũ Lão (khu hai bệnh viện Hữu Nghị và bệnh viện 108). Đây là bàn đạp để Pháp lấn ra, xây dựng khu phố Tây ở cuối phía Đông và phía Nam Hồ Hoàn Kiếm.

Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm 1882. Chúng tạm đóng những bộ phận chỉ huy dân sự ở phố Hàng Gai (xế cây đa giữa phố) và Ô Quan Chưởng (chỉ huy quân sự thì ở phía nhà Bưu điện). Sau khi triều đình Huế đầu hàng, ký hiệp ước 1883, công nhận sự bảo hộ của Pháp thì viên Công sứ đầu tiên của Hà Nội là Bonnal nghĩ ngay đến việc phát quang quanh Hồ Gươm đầy ao tù, nhà lá, cống rãnh, làm một con đường to chạy quanh hồ... Mãi đến năm 1893, đường mới được khánh thành vào đêm giao thừa với nhiều trò vui. Nhưng dân chúng không tham gia, bận ở nhà cúng tổ tiên.

Quy hoạch đô thị đã phá mất nhiều đền chùa quý giá, đặc biệt là chùa Báo Ân ở ngay khu đất Bưu điện, chỉ còn lại vết tích là tháp Hòa Phong sát hồ, xưa là nơi xe điện đi chợ Mơ đỗ lại. Chùa còn có tên là Sùng Hưng do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Đăng Giai quyên tiền địa phương xây vào năm 1848. Chùa quy mô lớn, có 36 tòa nhà, chính điện xây giữa hồ sen, nên còn có tên là chùa Liên Trì.

Mặt trước tam quan trông ra bờ sông Hồng, mặt sau có nhiều tháp sát hồ Gươm. Năm 1883, Pháp đóng ở chùa, làm trụ sở cơ quan hậu cần quân đội viễn chinh. Chùa bị tàn phá, đến khi làm con đường quanh hồ là tan nát hết. Trong chùa có cảnh âm phủ (thập điện Diêm vương), quỷ sứ hành tội kẻ ác, nên người Pháp gọi chùa Báo Ân là chùa Khổ Hình (Pagode des sup-plices).

Bác sĩ quân đội Pháp Hocquard theo quân viễn chinh sang bình định Bắc Kỳ (1884-1886) đã miêu tả chùa Báo Ân như sau:

“Từ xa, chùa này đã khiến người ta chú ý vì nhiều chuông, cổng và tháp. Trong một gian lớn, giữa những cột sơn son thếp vàng rất đẹp, có những hàng tượng xếp đến hai trăm pho: tượng thánh, thần nam nữ (đạo Phật). Giữa chính điện, ở vị trí long trọng, ngự vị Phật Ấn Độ ngồi xếp bằng tròn cao 1,5m, thếp vàng từ đầu đến chân. Phật nhìn xuống lòng bàn tay phải đặt trên đầu gối. Hai đồ đệ thân cận, một già một trẻ đứng hầu hai bên. Chung quanh nhóm tượng trung tâm này, có rất nhiều tượng đặt trên những bệ khác nhau ở hai bên hành lang như những thính giả chăm chú nghe kinh. Giữa những vị thần phật ấy, có những viên quan mặc phẩm phục, tay cầm lư hương hay cầm hốt, những vị tu khổ hạnh đang thiền tọa, tuy chưa đắc đạo nhưng đã có phép thu phục được thú vật hoang dã: hổ và trâu quỳ dưới chân. Tượng chính điển hình cho khuôn mẫu tượng Ấn Độ qua quần áo và tóc. Vị Phật Bắc Kỳ giống y như Phật tôi đã thấy ở Tích Lan và Singapore. Những tượng phụ thì khác, mang phong cách Trung Quốc... Ngôi chùa này đã tan hoang...”. (Hocquard - Một chiến dịch ở Bắc Kỳ - Paris, 1892).

Chiếm xong Hà Nội và Bắc Kỳ, các cơ quan cai trị Pháp tạm đóng ở Đồn Thủy đợi xây dựng mới.

Trong bộ Hà Nội, nửa đầu thế kỷ XX, nhà Hà Nội học bậc thầy Nguyễn Văn Uẩn cho biết sự hình thành của phía dưới khu bờ đông hồ Hoàn Kiếm (phía nhà Bưu điện). Theo quy hoạch, khu này được chia thành hai ô. Ô trên xây tòa Đốc lý (nay là Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội), kho bạc và câu lạc bộ Union (Đoàn kết).

Ô dưới xây Bưu điện (đất chùa Báo Ân) và phủ Thống sứ, vươn tới phố Tràng Tiền. Giữa hai ô là vườn hoa Pôn Be (Paul Bert), sau là vườn hoa Chí Linh, Paul Bert là tên Tổng trú sứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Ông là một nhà khoa học nổi tiếng về những công trình sinh lý học, là chính khách từng làm Thượng thư Bộ Giáo dục. Ông sang Việt Nam với tâm địa tốt, nhưng theo quan niệm thực dân thời đó, coi thực dân là để khai hóa các dân tộc lạc hậu.

Đến Việt Nam vài năm thì ông mất ở Hà Nội (năm 1886). Tượng Paul Bert gửi từ Pháp sang thay thế cho tượng thần Tự do. Trong khi chờ đợi đá vùng Jura là nơi sinh Paul Bert để làm bệ, thì hai pho tượng đặt nằm trên bãi cỏ cạnh nhau. Dân Hà Nội làm ca dao giễu “Ông Paul Bert lấy bà Đầm xòe...”.

Tượng Paul Bert đứng xòe tay che cho một người An Nam bé nhỏ ngồi dưới chân, khiến người Việt Nam nào thời đó cũng thấy tủi nhục. Tượng Đầm Xoè được di đến ngã tư Cửa Nam. Đây là bản thu nhỏ tượng thần Tự do khổng lồ ở Mỹ, tác phẩm của nghệ sĩ Pháp Bartholdi, mẫu tượng thần Tự do là quà của Pháp tặng Mỹ. Nhưng đưa sang Việt Nam có chuyện mỉa mai là chúng đã chém đầu mấy nhà yêu nước thuộc phong trào Cần Vương dưới chân bức tượng. Cuối vườn hoa có Nhà Kèn là nơi đội kèn nhà binh hòa nhạc cho tây đầm nghe vào các chiều Chủ nhật...

Phố Sách Hà Nội và chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai

Phố Sách Hà Nội và chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai

Ngày 21/4, Ban Quản lý Phố Sách Hà Nội sẽ khai mạc sự kiện 'Sách - Cho bạn, cho tôi' với sự tham gia hưởng ...

Hà Nội lọt danh sách những điểm đến kỳ nghỉ Đông tốt nhất năm 2023

Hà Nội lọt danh sách những điểm đến kỳ nghỉ Đông tốt nhất năm 2023

US News & World Report - một công ty truyền thông của Mỹ, vừa đưa ra bảng xếp hạng Những điểm đến kỳ nghỉ mùa ...

120 năm Cầu Long Biên: Tài sản vô giá của người Hà Nội

120 năm Cầu Long Biên: Tài sản vô giá của người Hà Nội

Cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới vào thời điểm khánh thành và là cây cầu ...

Ký ức 12 ngày đêm của người Hà Nội

Ký ức 12 ngày đêm của người Hà Nội

Cách đây tròn 50 năm, liên tục trong 12 ngày đêm (từ 18-30/12/1972), cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng ...

Ẩm thực Hà thành: Thổn thức với những món quà mộc mạc, dân dã

Ẩm thực Hà thành: Thổn thức với những món quà mộc mạc, dân dã

Nhắc đến Hà Nội, không thể không nói đến ẩm thực. Nơi đây đã ghi dấu ấn trong lòng bao du khách bởi những món ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Biden thực hiện ngày khoan hồng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Biden thực hiện ngày khoan hồng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Khoảng 1.500 tù nhân tội phi bạo lực và 39 người bị kết án về các tội phi bạo lực ở Mỹ được Tổng thống Joe Biden giảm án và ...
Sống 'phông bạt' ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời

Sống 'phông bạt' ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời

Lối sống phông bạt ảnh hướng sâu sắc đến tâm lý với sự phát triển bản thân của người trẻ nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời.
Diễn viên Tăng Thanh Hà 'tay trong tay' với ông xã trên phố

Diễn viên Tăng Thanh Hà 'tay trong tay' với ông xã trên phố

Hình ảnh diễn viên Tăng Thanh Hà và ông xã tay trong tay dạo phố được nhiều người khen tình cảm, lãng mạn.
Điểm tin thế giới sáng 13/12: Malaysia ra mắt Văn phòng AI, Tổng thống Brazil xuất huyết não, 'visa vàng' của New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 13/12: Malaysia ra mắt Văn phòng AI, Tổng thống Brazil xuất huyết não, 'visa vàng' của New Zealand

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 13/12.
Malaysia vừa trải qua 'khoảnh khắc lịch sử' trong hành trình chuyển đổi số

Malaysia vừa trải qua 'khoảnh khắc lịch sử' trong hành trình chuyển đổi số

Chính phủ Malaysia công bố quan hệ Đối tác chiến lược với công ty đã triển khai các dự án trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và AI ...
Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng 'dậy sóng', Trung Quốc truyền năng lượng đẩy thuyền, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?

Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng 'dậy sóng', Trung Quốc truyền năng lượng đẩy thuyền, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?

Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng lại được 'truyền năng lượng', cú hích đẩy giá của Trung Quốc, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?
Đại biểu quốc tế hào hứng tham quan, trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, Hội An

Đại biểu quốc tế hào hứng tham quan, trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, Hội An

Làng rau Trà Quế được UN Tourism vinh danh là ‘Làng du lịch tốt nhất năm 2024’, nơi du khách tận hưởng không gian đồng quê yên ả và cuộc sống bình dị.
Du lịch bền vững - xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Du lịch bền vững - xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Ở Việt Nam, du lịch bền vững có những tiềm năng rất nổi bật để thúc đẩy phát triển.
Tết Nguyên đán 2025: Một số chặng bay nội địa ‘cháy vé’ hạng phổ thông

Tết Nguyên đán 2025: Một số chặng bay nội địa ‘cháy vé’ hạng phổ thông

Trong bối cảnh nhu cầu đi lại cao dịp Tết Nguyên đán 2025, người dân nên sớm đặt vé bay để có mức giá phù hợp và chủ động lựa chọn lịch trình.
Ngắm cảnh sắc nguyên sơ, mát lành của thác Dạt Dài, Gia Lai

Ngắm cảnh sắc nguyên sơ, mát lành của thác Dạt Dài, Gia Lai

Những dòng chảy mát lành từ trên thác Dạt Dài (Gia Lai) đổ xuống hình thành nên hồ nước trong vắt, in bóng mây trời, núi đồi, tạo nét độc đáo riêng.
Du lịch Cà Mau từng ngày vươn xa

Du lịch Cà Mau từng ngày vươn xa

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, Cà Mau đã và đang nâng cao vị thế du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo.
Khung cảnh choáng ngợp bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp

Khung cảnh choáng ngợp bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp

Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những biểu tượng lâu đời nổi tiếng nhất của Pháp, đã mở cửa trở lại sau 5 năm đóng cửa phục dựng do vụ cháy năm 2019.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh' đã tái hiện nét đẹp văn hóa thời nhà Trần - một triều đại giàu bản sắc trong lịch sử Việt Nam.
Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Một tấm khiên được làm bằng gỗ và da có niên đại khoảng năm 250 sau Công nguyên là một trong số ít những hiện vật thời La Mã hoàn chỉnh từng được tìm thấy.
Lễ hội Thingyan ở Myanmar và Lễ hội Eid ở Nigeria là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lễ hội Thingyan ở Myanmar và Lễ hội Eid ở Nigeria là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Việc UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội đảm bảo việc bảo tồn và truyền lại giá trị văn hóa này cho các thế hệ tương lai.
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng rượu sake nổi tiếng như sushi

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng rượu sake nổi tiếng như sushi

Việc UNESCO công nhận phương pháp sản xuất rượu sake truyền thống sẽ đem lại niềm hy vọng mới cho ngành công nghiệp này.
Điểm danh những di sản UNESCO công nhận tại Việt Nam

Điểm danh những di sản UNESCO công nhận tại Việt Nam

Việt Nam có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?
Phiên bản di động