#1 Hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre cho trẻ đón trung thu

Cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre

Lồng đèn kéo quân bằng tre hoàn toàn có thể tự làm bằng tay, thay vì phải bỏ ra một số ngân sách để mua về. Cùng tham khảo cách làm lồng đèn nổi tiếng nhưng cũng rất quen thuộc sau đây. 

Lồng đèn là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày tết trung thu. Đây được xem là món quà đồ chơi mang nét đặc trưng riêng. Cứ mỗi dịp tết trung thu về, lồng đèn là một sản phẩm được nhiều người quan tâm không kể trẻ em với nhiều mẫu mã, hình dáng và màu sắc sinh động. Lồng đèn kéo quân là một sản phẩm tương tự như thế. 

#1 Hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre cho trẻ đón trung thu
#1 Hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre cho trẻ đón trung thu

Ý nghĩa của lồng đèn kéo quân

Đèn kéo quân bằng tre được xem như một món đồ truyền thống đã có từ rất lâu đời và được truyền từ ông cha ta đến nay. Những chiếc lồng đèn trung thu nói chung và lồng đèn kéo quân bằng tre là một món quà vô cùng ý nghĩa không chỉ dành cho các bạn nhỏ mà người lớn cũng rất thích kiểu lồng đèn này. 

Lồng đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, đây là một loại đồ chơi bằng giấy trong dịp tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đèn có đặc điểm chính là khi thắp nến thì những hình ảnh bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như hình thư múa rối bóng và di chuyển xoay tròn theo một chiều liên tục mà không dừng lại. 

cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre
cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre

Lồng đèn kéo quân với mục đích đầu tiên là để giáo dục cho trẻ em biết về lịch sử, cũng như cổ võ lòng yêu nước, nên những hình ảnh trên lồng đèn thường mang nhiều ý nghĩa về làng nước, quân lính xung trận. Về sau, người ta thường làm nhiều đề tài khác nhau trên lồng đèn như cảnh tứ linh nhảy múa, vinh quy bái tổ, làm ruộng, chăn trâu… hoặc các bức tranh mang yếu tố giải trí hiện đại. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lồng đèn kéo quân

Đèn kéo quân được thiết kế theo kiểu bên trong trong bên ngoài vuông. Bốn mặt bên ngoài của lồng đèn được dán giấy bóng kính hoặc giấy trắng mỏng như bốn màn ảnh. Ở bên truong được thiết kế rất tỉ mỉ gồm có:

Chính giữa sẽ có một cái trục thẳng đứng được làm từ một thanh tre thẳng được vót tròn, chốt với hai đầu chọn làm bằng kim loại. Trục ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào kích thước của lồng đèn. Chiều cao của lồng đèn có thể từ vài chục cm cho đến nhiều mét. 

Xem thêm:  Những thực phẩm tốt cho mùa hè để giải nhiệt cho cơ thể tốt nhất

Ở xung quanh trục đèn, những vòng trụ giấy được dán những nội dung như trên, các cảnh vật được sắp xếp theo nhiều tầng được gọi là tầng đèn. Để tạo ra nhiều hình phong phú, người ta phải phải và cắt dán từ bốn đến năm tầng hình ảnh khác nhau. 

Do trục đèn trơn và các hình nhẹ nên khi ta đốt nến, hoặc đốt lửa bên trong thì không khí nóng sẽ bị giãn nở và tăng thể tích, từ đó khí nóng nhẹ sẽ được bay lên và chạm vào vòng trụ khiến cho lồng đèn bắt đầu quay. 

Luồng không khí bên ngoài sẽ nặng hơn luồng vào nên được tiếp tục đốt nóng, bay lên và làm nên hiện tượng đối lưu ở trong không khí, từ đó làm cho đèn cứ xoay khi chúng ta tạo ra khi nóng.

Những lồng đèn có đèn màu trắng sẽ như một tấm màn chiếu với những hình ảnh ở bên trong. Nếu trên trục quay bạn gắn một con ngựa mà đỏ thì ở trên mặt giấy trắng sẽ hiện hình một con ngựa đỏ, một người mặc án xanh, đỏ, vàng tím cũng sẽ hiển thị rõ ràng nhất. 

Nếu bạn dán giấy màu, các hình sẽ nhạt màu hơn hoặc có màu đen thẫm. Một cây đèn kéo quân là một màn trình diễn rối bóng tự động mà không cần người điều chỉnh. 

Hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân bằng tre 

Đèn kéo quân gồm có 3 phần khác nhau nên cũng cần chia ra nhiều giai đoạn, tuy nhiên cách làm không quá phức tạp và cầu kỳ. Để làm được lồng đèn này, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau: Kéo, bút chì, thước, hồ dán, băng keo 2 mặt, compa, đồ bấm ghim, dao rọc giấy, bìa cứng màu (48x20cm), giấy bóng kính (40x14cm), giấy decal, giấy dó, giấy trang trí, cúc bấm, nan tre, giá đỡ nến, dây kém. 

Bước 1: Làm khung đèn

Vót tròn 6 thanh nan tre có chiều dài 30cm và 6 nan khác với chiều dài là 20cm. Bạn cần vót nan tre càng nhẵn nhụi thì đèn kéo quân lại càng đẹp. Buộc các nan tre đó lại với nhau thành khung đèn. Sử dụng dây kẽm buộc thật chặt các mối giữ. 

làm khung và đáy lồng đèn kéo quân
làm khung và đáy lồng đèn kéo quân
làm khung và đáy lồng đèn kéo quân
lồng đèn kéo quân bằng tre

Bước 2: Làm chao cho đèn quay

Hãy cắt giấy bìa thành 1 hình tròn có đường kính 18cm. sử dụng bút chì để chia các miếng giấy đó thành nhiều phần bằng nhau rồi dùng kéo cắt. Tiếp đến, bạn cắt thêm 1 miếng bìa có chiều rộng là 3cm, với chiều dài bằng với chu vi của hình cầu. Dán 2 miếng đó lại với nhau để có thể tạo thành cách quạt hút gió. Sử dụng cúc bấm để làm giữa tâm với trục quay. 

Cắt 2 vòng tròn có đường kính khoảng 17cm, ở đây bạn cũng có thể tạo ra những hình dáng hoạt tiết trang trí dính trên hình tròn và sử dụng các họa tiết theo sở thích. Những hình ảnh này sẽ chuyển động khi đèn bắt đầu quay. 

Xem thêm:  Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Bò Huế Để Kinh Doanh Có Lãi
cách lắp đèn lồng kéo quân

Tiến hành ghép 3 hình tròn lại và kết nối bằng chỉ cùng với băng keo. Các sợi chỉ phải có độ dài luôn bằng nhau kèm theo vị trí dán phải cách phần quạt một kích thước tương xứng để không bị lệch khi quay. 

Bước 3: Cột chong chóng vào khung của đèn

Sử dụng một chiếc đinh có kích thước nhỏ để bắt đầu cố định phần chong chóng với điểm chính giữa của phần khung đèn. Không nên siết quá chặt vì điều này sẽ làm cho đèn không thể quay được nữa. 

Bước 4: Trang trí lồng đèn kéo quân

Để trang trí lồng đèn kéo quân, bạn nên tiến hành dán giấy vào khung đèn,hãy dán khéo léo nhất để đèn luôn được đẹp mắt. Ở bên dưới đáy lồng đèn, hãy dán một miếng bìa cứng, sau đó hãy gắn trục xoay và giá đỡ rồi cho nến vào giá đỡ ở bên dưới. 

cách lắp đèn lồng kéo quân

Bước 5: Hoàn chỉnh đèn kéo quân

Sau khi đã hoàn thiện toàn bộ những bước làm lồng đèn kéo quân, hãy thắ nến trong khoảng 1 phút, để giúp cho không khí ở bên trong đèn được ấm lên rồi mới cho lồng quay vào. Sử dụng tay làm trớn để cánh quạt và lồng quạt được xoay đều. 

Nếu đèn lồng không thể quay thì di chuyển cây nến ra sát ở phía bên ngoài để tạo sức nóng cho cánh quạt quay. Có thể dùng cây nến lớn hơn, hoặc sử dụng 2 cây nến để 2 phần đầu có thể tăng thêm sức nóng. Hãy kê chân đèn cao hơn để việc đối lưu không khí trở nên dễ dàng hơn. 

Như vậy chiếc lồng kéo quân của bạn để hoàn thành rồi đấy, Bạn có thể làm theo lồng đèn với những kích thước hoặc những hình ảnh hiển thị bên ngoài mà bạn muốn. Lồng đèn kéo quân có thể sử dụng để trang trí cho nhà cửa, làm đồ chơi cho các bé trong đêm trung thu thêm không khí rộn ràng nhé. 

Lý do vì sao chúng ta nên tự tay làm lồng đèn kéo quân

Chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có thể đón một ngày lễ trung thu ý nghĩa và lồng đèn cũng là một sản phẩm rất quan trọng góp phần tạo nên dịp tết trung thu vui vẻ. Đây không chỉ là một việc làm thể hiện sự quan tâm của những người làm cha mẹ, mà từ lâu những chiếc lồng đèn kéo quân đã xuất hiện làm cho các bạn nhỏ và người lớn cực kỳ yêu thích. 

Với nguyên lý hoạt động đơn giản, chuyển động hay sẽ tạo được một ấn tượng riêng. Hiện nay, bạn có thể mua lồng đèn ở bất cứ đâu, tuy nhiên việc làm bằng tay chính mình sẽ có ý nghĩa nhiều hơn. Đây cũng là dịp để cả gia đình ngồi bên nhau để vừa tạo ra chiếc đèn vừa tâm sự những câu chuyện thú vị. 

Ngoài ra, việc làm thủ công sẽ giúp cho các bé học được nhiều điều như sự tỉ mỉ khéo léo, học được thêm những ý nghĩa và tăng tính sáng tạo trong các hình ảnh được thể hiện trong các hình được cắt vẽ trong lồng đèn kéo quân. 

Xem thêm:  Cúng đất đai dương trạch là gì? Hướng dẫn cách cúng

Sự tích và nguồn gốc của đèn kéo quân 

Ngày xưa, khi gần đến ngày Tết trung thu thì theo lệnh của vua, dân chúng bắt đầu thi nhau tạo ra những chiếc đèn kỳ lạ nhất để làm cho vua vui và hài lòng để được nhận thưởng. Lúc ấy, có một anh chàng nông dân nghèo có tên là Lục Đức đang mồ côi cha và đang sống hiếu thảo với mẹ. 

Một hôm nằm mơ, Lục Đức đã thấy một vị thần hiện ra và nói: Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà người đang nghèo nhưng vẫn đối xử hiếu thảo với mẹ, vậy ta sẽ chỉ cho ngươi cách làm một chiếc đèn để dâng lên cho Vua. 

Hôm sau theo lời dặn của vị Thần, Lục Đức đã cùng mẹ lấy những thân cây trúc trắng cùng giấy màu để làm lồng đèn. Thời gian trôi qua, khi đèn đã làm xong thì rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng rất vui mừng cùng mẹ mang chiếc đèn vào kinh thành để dâng đến Vua. Khi nhà vua xem thì rất đỗi ngạc nhiên vì có nhiều màu sắc chuyển động nên rất hài lòng.

Khi nhà vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức đã tâu rằng: Thưa bệ hạ, thân cây trúc ở bên trong đèn là biểu hiện của trục khôn, cái chong chóng quay có sáu mặt tượng trưng cho sáu cá tính của con người, vui – buồn – giận – ghét – thương – hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn tượng trưng cho con người cũng có đắn đo. 

Chong chóng quay luôn luôn cũng nhờ có ánh đèn soi sáng, như con người tốt lành cũng nhờ đến đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện những cá tính của con người. Sau đó vua cho truyền lệnh đem đèn cho dân chúng xem. 

Khi đốt lên làm quay chong chóng, hình ảnh hiện lên với 6 màu sắc khác nhau rực rỡ, hình ảnh của vua quan, người và ngựa luôn nối đuôi nhau. Tất cả có những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Sau đó vua đã ban thưởng cho Lục Đức cùng mẹ rất hậu vĩnh và phong làm Vạn Hộ Hầu. 

Từ đó, cữ mỗi khi đến tết trung thu thì người ta lại nhớ đến sự tích hiếu thảo của Lục Đúc. Dân chúng bắt đầu đua bắt xem và bắt chước làm theo chiếc đèn rực rỡ này. Từ đó, lồng đèn này được đặt tên là lồng đèn kéo quân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.