Đặc điểm bất thường trên cơ thể đều biểu hiện rằng cơ thể mình đang gặp vấn đề nhất định. Điển hình là qua móng tay. Nếu chịu khó quan sát sự thay đổi của nó, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh lý cần chữa trị kịp thời. Về màu sắc, hình dáng,… Hôm nay, Enail mang tới cho bạn một tình trạng móng tay đặc biệt: móng tay lõm hình thìa. Để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cơ chế sinh bệnh này, đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn chưa biết: Nên và không nên cắt móng tay vào ngày nào để gia tăng may mắn?
Như thế nào là móng tay lõm hình thìa?
Theo Amy Derrick, móng tay lõm hình thìa (móng tay muỗng) là một dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.
Móng tay lõm hình thìa là hiện tượng được miêu tả giống với tên gọi của nó. Phần giữa móng bị lõm xuống, khiến cho phần xung quanh của 2 móng bị vênh lên, nhìn trông như một chiếc thìa.
Hình dạng đặc biệt nên nước có thể được giữ lại trên móng. Về cơ chế hình thành, chưa được xác định rõ ràng. Nhiều dự đoán suy cho sự mềm của giường và chất nền của móng tay.
Tình trạng dẫn đến việc móng trở nên mỏng manh hơn, nhạt màu, dễ gãy và nứt. Đôi lúc, phần ngoài của móng còn tách ra khỏi giường móng và đi kèm theo sự mệt mỏi. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn mang tới sự đau đớn cho người mắc phải. Ngoài ra, móng chân vẫn có thể mắc phải căn bệnh trên nhé!
Móng tay lõm ở chính giữa và hai bên móng vênh lên. Nguồn: Internet
Như thế nào là móng tay lõm hình thìa? Nguồn: Internet
Nguyên nhân hình thành bệnh
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm, Enail sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguồn gốc hình thành căn bệnh này.
Đầu tiên, móng tay lõm hình thìa xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu hụt chất sắt hoặc bị thiếu máu. Vì nghiên cứu chỉ ra những người mắc bệnh này có lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.
Ngoài ra vẫn còn một lí do khác. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ kết quả chấn thương do hóa trị hoặc xạ trị ung thư. Khi hóa, xạ trị, tiếp xúc với dung môi chứa dầu, các dung dịch tẩy rửa nguy hiểm dẫn đến cơ thể suy yếu. Giảm khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Lưu ý đặc biệt với các bạn là thợ cắt tóc, vì đòi hỏi công việc của bạn tiếp xúc với hóa chất nhiều.
Một lí do khác nữa được đưa ra là do yếu tố di truyền và tác động của môi trường. Khoảng 47% người già và người lao động chân tay mắc phải tình trạng này. Đồng thời, căn bệnh này thường gặp ở các trẻ em nông thôn hơn là trẻ em thành thị. Bởi lẽ, trẻ em nông thôn đối mặt với nhiều rủi ro hơn do thường xuyên đi chân đất hoặc ngâm chân trong đất.
Móng tay lõm hình thìa là biểu hiện của bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, bệnh về tim mạch, thiếu hụt protein, bệnh vẩy nến hoặc rối loạn tuyến giáp, … Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận, đừng lơ là khi gặp tình trạng này nhé!
Phương pháp điều trị móng tay lõm hình thìa
Để có thể phát hiện sớm và điều trị nhanh khỏi, cần rèn thói quen thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Khi nhận diện được triệu chứng, bạn cần tìm đến các Bệnh Viện da liễu để gặp bác sĩ. Từ đó, phát hiện được nguyên nhân gây bệnh sớm để giải quyết triệt để vấn đề.
Với nguyên nhân do thiếu máu hoặc thiếu sắt, bạn cần cải thiện chế độ dinh dưỡng. Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày hơn. Trong đó có thể kể đến như: các loại thịt đỏ, thịt bò, hải sản, hoặc là đậu Hà Lan. Đặc biệt là các bạn nữ nên lưu ý vì qua thời gian hành kinh, lượng sắt bị mất đi khá nhiều, dẫn tới dễ bị mắc phải móng tay lõm hình thìa hơn.
Bổ sung sắt qua các thực phẩm. Nguồn: Internet
Thuốc sắt. Nguồn: Internet
Để giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt từ thức ăn, bổ sung vitamin C qua thuốc hoặc các loại thực phẩm chứa thành phần trên.
Thực phẩm chứa Vitamin C. Nguồn: Internet
Nếu nguyên nhân bạn mắc phải là do cơ thể không hấp thụ được vitamin B12. Giải pháp cho bạn là uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy, việc phát hiện sớm để tìm phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng để giải quyết tình trạng này.
Thực phẩm chứa vitamin B12. Nguồn: Internet
Vitamin B12. Nguồn: Internet
Cách chăm sóc móng tay lõm hình thìa
Người mắc phải bệnh này cần chăm sóc kỹ cho móng tay của mình. Bệnh nhân nên giữ móng tay thô thoáng và vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Vì đây là phần móng vô cùng dễ gãy, nứt nên vô cùng kiêng kị thói quen cắn móng tay.
Bên cạnh đó, giữ móng tay ngắn và thoa kem dưỡng móng sau khi tắm. Giúp giữ ẩm và chữa lành tình trạng trên. Đặc biệt, khi tiếp xúc với hóa chất và dung môi dầu, bạn nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp nhé!
Qua các thông tin mà Enail đã cung cấp ở trên, Enail hi vọng rằng các bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về bệnh móng tay lõm hình thìa này. Phòng bệnh quan trọng hơn là chữa bệnh. Vì vậy, các bạn nên chăm sóc móng tay thật kỹ để giảm thiểu khả năng mắc phải các tình trạng bệnh lý như trên nhé! Đừng quên theo dõi Enail để đón chờ nhiều bài viết thú vị hơn về nail nha!