Có rất nhiều các vật dụng đã ra đời để phục vụ nhu cầu của con người, phục vụ cho cả gia đình và cuộc sống. Một trong những chất liệu có thể sản xuất những sản phẩm có ích đó không thể không kể đến vải Polyester. Vậy vải Polyester là gì? Sau đây hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu kĩ hơn nhé.

I. Vải polyester là gì?

Hinh anh vai polyester la gi 1

  • Tên vải: Polyester
  • Tên gọi khác: Polyethylene terephthalate, PET, sợi nhỏ
  • Thành phần vải: Polyme có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch hoặc các nguồn hữu cơ
  • Các biến thể số lượng sợi vải có thể có: 200-1000
  • Độ thoáng khí: Thấp
  • Khả năng hút ẩm: Thấp
  • Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
  • Khả năng co giãn: Trung bình
  • Dễ bị vón cục: Trung bình
  • Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Hoa Kỳ
  • Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
  • Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh, ấm hoặc nóng
  • Thường được sử dụng: Áo sơ mi, quần dài, áo hoodie, váy, áo khoác, đồ lót, tất, chăn, mũ, ga trải giường, dây thừng, vải bọc,..

1. Khái niệm

Vải polyester (hay vải Poly) là loại vải tổng hợp được tạo từ phản ứng hoá học giữa alcohol và acid. Đây là một trong những loại vải được sử dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Và nó được ứng dụng trong rất nhiều ngành khác nhau.

Về mặt hóa học, polyester là một polyme chủ yếu bao gồm các hợp chất trong nhóm chức este.

Được gọi là vải polyester bởi nó được làm từ sợi polyester. Về cơ bản thì polyester là một loại nhựa.

2. Đặc điểm

  • Vải polyester giữ được hình dáng tốt
  • Sợi polyester rất dễ nhuộm nên loại vải này có màu sắc phong phú và đa dạng.
  • Vải poly rất nhanh khô
  • Ít thấm nước và có trọng lượng nhẹ
  • Không nhăn và không co giãn
  • Sợi vải bền và ít bị mài mòn.

3. Nguồn gốc ra đời

  • Năm 1926: Vải polyester được tổng hợp lần đầu tiên bởi WH Carothers ở Anh với tên gọi Terylene.
  • Năm 1941: Các nhà hoá học người Anh John Rex Whinfield và Jame Tennant Dickson đã tiếp tục phát triển loại vải này tốt hơn. Những cố gắng ấy đã thu hút được sự quan tâm của những nhà đầu tư Mỹ.
  • Dupont Corporation là công ty đầu tiên phát triển loại sợi polyester để phục vụ cho tiêu dùng. Loại sợi này đã được dùng để sản xuất dù, vật liệu chiến tranh và những vật dụng phục vụ cho quân sự trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau chiến tranh, không những DuPont mà có rất nhiều công ty khác đã tìm thấy được thêm thị trường để tiêu thụ cho loại sợi này. Từ đó sợi polyester ngày càng được thông dụng hơn.

4. Các loại vải polyester

  • Ethylene Polyester: Là loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó còn có tên gọi khác là PET được viết từ Polyethylene Terephthalate. Ngoài ra, từ PET cũng được gọi thay cho từ polyester mặc dù còn nhiều loại polyester khác.
  • PCDT polyester: Là loại vải được đánh giá có tính đàn hồi cao thường được sử dụng để làm rèm cửa…PCDT polyester là từ viết tắt của poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate.
  • Polyester gốc thực vật: Đây là loại vải có khả năng phân huỷ sinh học. Có chi phí sản xuất cao nhưng lại không bền như PET hay PCDT.

5. Cách nhận biết vải polyester

Cách nhận biết nhanh nhất đó là bạn hãy thử đốt miếng vải. Khi vải gặp nhiệt độ cao sẽ có hiện tượng nóng chảy, ngọn lửa cháy không nhanh như vải sợi tự nhiên. Có khói đen, mùi hôi khó chịu và tro bị vón cục sau khi lửa tắt.

Hinh anh vai polyester la gi 2

II. Quá trình sản xuất vải polyester

1. Tạo monomer – polyme

Để tạo ra một monomer người ra ta sẽ bắt đầu một phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Monomer này tiếp tục được phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme.

2. Tạo sợi polyester

Polyester sẽ được đưa lên bồn chứa để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó được tinh thể hoá một phần ở nhiệt độ 120 độ C.

Trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, polyester sẽ được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C.

Polyester nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong không khí.

3. Kéo sợi

Sợi polyester sẽ được kéo căng để tạo độ bền và dai. Kích thước của nó có thể thay đổi gấp trăm lần so với chiều dài ban đầu. Đây là bước liên kết các sợi đơn với nhau.

4. Hoàn thiện

Các sợi được kéo căng sau đó sẽ được cuốn vào ống sợi lớn và mang đi để dệt thành vải. Cuối cùng vải sẽ được nhuộm màu để phục vụ cho từng mục đích khác nhau.

Quy trinh san xuat vai polyester

III. Ưu và nhược điểm của vải polyester

1. Ưu điểm

  • Dễ dàng vệ sinh: Chất vải polyester rất ít bám bụi nên không phải vệ sinh thường xuyên.
  • Ít nhăn: loại vải này rất ít nhăn và co dãn nên không phải thường xuyên ủi.
  • Giá thành rẻ: Là chất liệu được làm nguyên liệu tổng hợp và được sản xuất chủ yếu bằng máy móc nên giá thành của phải polyester khá rẻ. Phù hợp với đa số người tiêu dùng.
  • Vải có nhiều màu sắc đẹp: Các sợi polyester trong quá trình dệt được kết hợp với một số hoá chất khác nên vải rất dễ bám màu nhuộm, tạo sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm.
  • Độ bền cao: Đây là loại vải được đánh giá có độ bền cao. Sản phẩm sau một thời gian dài sử dụng không bị giãn hay bào mòn.
  • Khả năng chống nước tốt: Chất polyme có khả năng chống nước rất cao. Vì vậy nó đã được ứng dụng trong việc sản xuất các loại áo khoác đi mưa, các loại dù hay lều bạt.
  • Nhanh khô: không hấp thụ độ ẩm nên loại vải này cũng nhanh khô hơn.

2. Nhược điểm

  • Chất liệu vải 100% vật liệu tổng hợp: từ sản phẩm dầu mỏ và hóa chất khác.
  • Không thoáng khí: khả năng thoáng khí kém hơn nhiều so với vải cotton.
  • Có thể dị ứng: có thể đối với người có làn da nhạy cảm và mẩn cảm.
  • Không chịu được nhiệt độ cao.
  • Khả năng hút ẩm thấp: Vì khả năng này thấp nên người sử dụng sản phẩm sẽ cảm thấy nóng nực, khó chịu.
  • Tác động xấu đến môi trường: Đây là loại vải có khả năng phân huỷ thấp nên môi trường sẽ dễ bị ô nhiễm. Không những vậy nó còn có tác động xấu đến sức khoẻ của con người.

IV. Lưu ý sử dụng và bảo quản vải polyester

  • Kiểm tra nhãn quần áo: nhà sản xuất sẽ cung cấp cách giặt đúng cách để sản phẩm bền đẹp.
  • Không ủi thường xuyên: Không cần phải ủi thường xuyên vì loại vải này có thể chống lại nếp nhăn.
  • Nhiệt độ nước giặt: vải poly bạn nên giặt với nước ấm là tốt nhất. Mặc dù nhiệt độ nước giặt đối với loại vải này không quá khắt khe, nhưng để vải được giặt sạch và có tuổi thọ cao thì bạn nên giặt áo quần với nước ấm nhé.
  • Tránh nhiệt độ cao: Khi phơi vải polyester, không nên phơi quá lâu dưới trời nắng gắt. Việc làm này sẽ khiến vải bị phai màu. Bên cạnh đó, áo quần cũng chỉ nên ủi với nhiệt độ thấp, tốt nhất là sử dụng bàn là hơi nước.

IV. Ứng dụng và cách bảo quản vải Polyester

90F40F3E 0E4B 4955 B401 214ED9555AFA

1. Sản xuất trang phục

Với những tính năng vốn có thì vải polyester được sử dụng để sản xuất các loại áo quần như:

  • Áo khoác
  • Đồ bơi lội
  • Áo thun nam
  • Đồ công sở
  • Đầm váy dạ hội
  • Áo vest
  • Quần dài
  • Áo hoodie

2. Nội thất

Vải polyester được sử dụng rất nhiều để làm các vật dụng trang trí nội thất bởi nó có ưu điểm ít bám bụi, màu sắc phong phú. Các sản phẩm được làm từ vải polyester gồm:

  • Vỏ chăn
  • Vỏ đệm
  • Vỏ gối
  • Rèm cửa
  • Tấm trải sofa
  • Tấm lót sàn nhà

3. Các vật dụng khác

Vải polyester còn là chất liệu để sản xuất các vật dụng khác như:

  • Áo mưa
  • Vải bạt
  • Lều cắm trại
  • Vật liệu cách điện
  • Dây thừng
  • Balo chống nước
  • Khẩu trang

Vải Polyester mặc dù không thân thiện với môi trường nhưng đó là một trong những loại vải phục vụ tối đa những lợi ích của con người và cuộc sống. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ nắm rõ nhiều kiến thức hơn về loại vải đặc biệt này. Chúc các bạn sức khoẻ và thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *