Bố cục cây xanh trong sân vườn của người Việt Nam tương đối tự do, linh động theo điều kiện của mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thuỷ cho nơi cư trú.Ở các công trình cảnh quan lớn, thảm cỏ xanh mượt được xem là nền công viên rừng có tác dụng phù trợ nâng đỡ cho các công trình kiến trúc như nhà cửa, đường xá, núi non khiến cho cảnh vật hài hoà như một vật thể hữu cơ.
Thảm cỏ là không gian xanh tầng thấp có vai trò tạo cảnh quan rất quan trọng, đáp ứng cả mục đích thưởng ngoạn lẫn yêu cầu sử dụng của chủ thể trong kiến trúc cảnh quan, .
Có hai hình thức bố cục thảm cỏ nhân tạo trong kiến trúc cảnh quan:
– Hình thức tự do
– Hình thức kỷ hà( cân xứng)
Tùy theo vị trí, diện tích, cấu tạo và mục đích sử dụng của mỗi công trình cảnh quan mà người thiết kế chọn lựa cách bố cục thảm cỏ xanh phù hợp. Thông thường ở loại hình thảm cỏ theo thức cân xứng, cỏ được cắt xén, tỉa thường xuyên để giữ độ cao theo thiết kế ban đầu. Đối với thảm cỏ tạo theo hình thức tự do thì yêu cầu thảm cỏ phải trải rộng trong một khoảng không gian lớn. Trên thảm cỏ người ta có thể bố trí trồng cây nhằm đạt ý đồ phong cảnh như trồng thêm một số cây bụi có hoa lá cây có nhiều màu sắc, các tiểu cảnh non bộ hoặc có thể trồng một số cây bụi có yêu cầu cắt xén, uốn tỉa cành tạo dáng, tạo khối được phối trí trên thảm cỏ. Thảm cỏ luôn luôn được xem là nền của công trình kiền trúc có tác dụng tôn lên vẻ đẹp của không gian kiến trúc bên trên.
Trong thảm cỏ người ta chia thành hai loại: Thảm cỏ đóng và thảm cỏ mở.
Thảm cỏ đóng là thảm cỏ có trồng các khóm cây bụi, cây bóng mát, giả sơn… chiếm đến 2/3 diên tích thảm cỏ .
Thảm cỏ mở là thảm cỏ chứa đựng một không gian thoáng đạt không có cây trồng và kiến trúc vật thể bên trên hoặc có nhưng tỉ lệ chỉ chiếm không quá ¼ diên tích thảm cỏ.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cỏ có thể taọ thành thảm, tuy nhiên cảnh quan nhân tạo thường chỉ sử dụng một số loại cỏ sau:
– Cỏ lá tre ( Apluda Varia)
– Cỏ gừng ( Panicum Repens)
– Cỏ bạch chỉ ( Angelica anomala)
– Cỏ tóc tiên ( Ophiopogon)
– Cỏ Bermuda (Bermuda grass)
– Cỏ nhung (Zoysia tenifolia)
Chăm sóc bảo dưỡng các thảm cỏ trong các công trình đô thị là một khâu quan trong của công tác quản lý cây xanh. Hiện nay cỏ được trồng chủ yếu trên đất và trên cát do đó các yêu cầu kỹ thuật đối với mỗi loại giá thể trồng là khác nhau. Đối với cỏ trồng trên đất cần chú ý các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Đất : Đất tiêu chuẩn để trồng thảm cỏ phải tơi xốp màu mỡ, không bị nhiễm mặn nhiễm phèn, không bị ngập úng
+ Nước : Nước rất cần thiết đối với tất cả các loại cây trồng nói chung và đối với cỏ nói riêng.Tuỳ theo các loại đất khác nhau, tuỳ theo từng thời tiết của các vùng miền khác nhau mà lượng nước cần cho các loại cỏ là khác nhau nhưng phải đảm bảo lượng nước sau khi tưới nước thấm đạt đến độ sâu 10cm tính từ mặt đất xuống, thời gian tưới 2-3 ngày tưới 1 lần. Nước phải đảm bảo yêu cầu là nước ngọt, nước sạch không mang các mầm bệnh, không nên lấy nước từ các ao hồ kênh rạch để tưới cỏ vì ở nước này mang rất nhiều mầm bệnh gây hại cho cỏ. Phải có hệ thống thoát nước mặt và nước ngầm cho sân cỏ tránh ngập úng khi mưa to.
+ Phân bón: Để đảm bảo cho cỏ sinh trưởng tốt, lá cỏ thường xanh thì thường xuyên phải bón phân. Phân bón có 2 loại : phân vô cơ và phân hữu cơ
+ Ánh nắng: hầu hết các loại cỏ cần được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng.
+ Công tác xén tỉa: Để duy trì 1 thảm cỏ xanh và bền đẹp thì công việc xén tỉa rất cần thiết và được thực hiện đúng kỹ thuật. Cắt xén cỏ thường xuyên có 2 tác dụng : duy trì chiều cao của cỏ thảm cỏ, đảm bảo bãi cỏ được bằng phẳng; loại bỏ cỏ chết để thảm cỏ luôn xanh tốt. Thời gian cắt xén cỏ tuỳ thuộc theo thời tiết từng mùa, từng loại cỏ. Trong mùa sinh trưởng đối với những loại cỏ mọc nhanh thời gian cắt khoảng10-15 ngày cần cắt xén một lần, trong mùa sinh trưởng chậm có thể 20- 45 ngày cắt một lần. Chiều cao của thảm cỏ tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, ví dụ thảm cỏ sân golf chiều cao cỏ 1-2 cm, cỏ trên sân bóng đá chiều cao 2-3 cm, cỏ công viên dường dạo cao 3-4cm
Sau khi cắt xén song phải làm sạch mặt cỏ để mầm cỏ nảy tốt.
+ Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh, phục hồi thảm cỏ: Rất cần thiết và thường được tiến hành định kỳ, do thời gian sử dụng thảm cỏ rất dài, thảm có phải chịu nhiều tác động của con người và động vật làm cho thảm cỏ kém sinh trưởng, chết, đất bị chai lại, thường tập trung ở những chỗ đi lại nhiều .
Sưu tầm – CÔNG TY TNHH CÔNG VIÊN CÂY XANH SA ĐÉC