Bạn có thể bật tính năng sao lưu để tự động lưu ảnh và video vào Tài khoản Google của mình. Nhờ vậy, bạn có thể truy cập vào ảnh và video đã lưu trên bất kỳ thiết bị nào mà bạn đăng nhập, nhưng chỉ có bạn mới tìm thấy những bức ảnh và video đó, trừ phi bạn chọn chia sẻ chúng. Bạn chỉ có thể sao lưu ảnh và video vào một Tài khoản Google tại một thời điểm. Tìm hiểu cách khắc phục các sự cố sao lưu.
Trước khi bạn bắt đầu
Quan trọng: Bộ nhớ trong Tài khoản Google của bạn được dùng chung cho nhiều sản phẩm như Google Photos, Google Drive và Gmail. Nếu đã sử dụng hết bộ nhớ, bạn có thể mua thêm bộ nhớ hoặc dọn dẹp không gian lưu trữ.
- Kết nối Internet ổn định.
- Những kích thước tệp có thể sao lưu:
- Ảnh có kích thước tối đa 200 MB hoặc 200 MP.
- Video có kích thước tối đa 10 GB.
- Kích thước của ảnh và video phải lớn hơn 256 x 256.
- Những loại tệp có thể sao lưu:
- Ảnh: tệp .jpg, .heic, .png, .webp, .gif, .avif và hầu hết các tệp RAW.
- Video: tệp .mpg, .mod, .mmv, .tod, .wmv, .asf, .avi, .divx, .mov, .m4v, .3gp, .3g2, .mp4, .m2t, .m2ts, .mts và .mkv.
- Những định dạng tệp có thể sao lưu:
- Video HDR 10-bit.
- Bức ảnh hoàn hảo (chỉ có trên Pixel).
- Video chuyển động chậm.
- Video có chiều sâu.
- Ảnh chuyển động.
- Ảnh động (khi bạn tải lên bằng ứng dụng Google Photos trên iPhone hoặc iPad).
Nếu bạn tìm cách sao lưu một loại tệp không nằm trong danh sách này, thì tệp đó có thể không tương thích với Google Photos.
EOS-1D X Mark III, EOS-1D X Mark II, EOS-1D X, EOS-1Ds Mark III, EOS-1Ds Mark II, EOS-1D Mark IV, EOS-1D Mark III, EOS-1D Mark II, EOS-1D C, EOS-1D Mark II N, EOS 5D Mark IV, EOS 5D Mark III, EOS 5D Mark II, EOS 5D, EOS 5Ds, EOS 5Ds R, EOS R5, EOS 6D Mark II, EOS 6D, EOS R6, EOS R, EOS Ra, EOS RP, EOS 7D Mark II, EOS 7D, EOS 90D, EOS 80D, EOS 70D, EOS 60D, EOS 60Da, EOS 50D, EOS 40D, EOS 30D, EOS 20D, EOS 20Da, EOS 9000D (EOS 77D), EOS 8000D (EOS REBEL T6S/EOS 760D), EOS Kiss X10i (EOS REBEL T8i/EOS 850D), EOS Kiss X9i (EOS REBEL T7i/EOS 800D), EOS Kiss X8i (EOS REBEL T6i/EOS 750D), EOS Kiss X7i (EOS REBEL T5i/EOS 700D), EOS Kiss X6i (EOS REBEL T4i/EOS 650D), EOS Kiss X10 (EOS REBEL SL3/EOS 250D/EOS 200D II), EOS Kiss X9 (EOS REBEL SL2/EOS 200D), EOS Kiss X7 (EOS REBEL SL1/EOS 100D), EOS Kiss X5 (EOS REBEL T3i/EOS 600D), EOS Kiss X4 (EOS REBEL T2i/EOS 550D), EOS Kiss X3 (EOS REBEL T1i/EOS 500D), EOS Kiss X2 (EOS DIGITAL REBEL XSi/EOS 450D), EOS Kiss X90 (EOS REBEL T7/EOS 2000D/EOS 1500D), EOS Kiss X80 (EOS REBEL T6/EOS 1300D), EOS Kiss X70 (EOS REBEL T5/EOS 1200D), EOS Kiss X50 (EOS REBEL T3/EOS 1100D), EOS Kiss F (EOS DIGITAL REBEL XS/EOS 1000D), EOS Kiss Digital X (EOS DIGITAL REBEL XTi/EOS 400D DIGITAL), EOS Kiss Digital N (EOS DIGITAL REBEL XT/EOS 350D DIGITAL), EOS Kiss M (EOS M50), EOS M6 Mark II, EOS M6, EOS M5, EOS M3, EOS M2, EOS M, EOS M10, EOS M200, EOS M100, PowerShot G9 X Mark II, PowerShot G9 X, PowerShot G7 X Mark III, PowerShot G7 X Mark II, PowerShot G7 X, PowerShot G5 X Mark II, PowerShot G5 X, PowerShot G3 X, PowerShot G1 X Mark III, PowerShot G1 X Mark II, PowerShot G1 X, PowerShot G16, PowerShot G15, PowerShot G12, PowerShot G11, PowerShot G10, PowerShot S120, PowerShot S110, PowerShot S100, PowerShot S95, PowerShot S90, PowerShot SX70 HS, PowerShot SX60 HS, PowerShot SX50 HS, PowerShot SX1 IS
X100
1AW1, 1J1, 1J2, 1J3, 1J4, 1S1, 1S2, 1V1, 1V2, 1V3, D3, D3X, D4, D4S, D40, D40X, D50, D60, D70, D70s, D80, D90, D200, D300, D300s, D600, D610, D700, D750, D800, D800E, D810, D3000, D3100, D3200, D3300, D5000, D5100, D5200, D5300, D5500, D7000, D7100, D7200, Df
Coolpix: A, P7800
E-M1, E-M5, E-M10, E-P1, E-P2, E-P3, E-P5, E-PL3, E-PL5, E-PL7, OM-D E-M5 Mark II
CM1, FZ300, G70, GF1, GF3, GF5, GF7, GH3, GH4, GM1, GM5, GX1, GX8, LX5, LX7, LX100
A7, A7R, A7S, A7 Mark II, A55, A58, A65, A77, A77 Mark II, A99, A700, A3000, A5000, A5100, A6000, QX1, NEX-5, NEX-5N, NEX-5R, NEX-6, NEX-7, NEX-C3, NEX-F3, RX1, RX1R, RX10, RX10 Mark II, RX100, RX100 Mark II, RX100 Mark III, RX100 Mark IV
Hầu hết các định dạng .dng
Bật hoặc tắt tính năng sao lưu
Quan trọng: Việc sao lưu có thể mất một lúc mới hoàn tất, tuỳ thuộc vào kết nối Internet, kích thước của tệp mà bạn tải lên và các điều kiện khác.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Nhấn vào biểu tượng Cài đặt Photos Sao lưu.
- Bật hoặc tắt tính năng Sao lưu.
Kiểm tra xem bước sao lưu đã hoàn tất hay chưa
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Tiến trình sao lưu được đo lường theo số lượng mục còn lại cần tải lên.
- Khi các mục nội dung của bạn được sao lưu xong, bạn sẽ thấy trạng thái "Đã sao lưu xong".
- Nếu trạng thái sao lưu là đang tắt, bạn sẽ thấy trạng thái "Tính năng sao lưu đang tắt".
Mẹo: Tìm hiểu cách khắc phục các sự cố khi sao lưu.
Sao lưu ảnh và video theo cách thủ công
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Nhấn và giữ ảnh hoặc video để chọn nội dung bạn muốn sao lưu.
- Ở dưới cùng, hãy chọn biểu tượng Sao lưu .
Mẹo: Tìm hiểu thêm về lợi ích của tính năng sao lưu.
Kiểm tra trạng thái sao lưu của ảnh hoặc video
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Chọn một ảnh hoặc video.
- Chọn biểu tượng Tuỳ chọn khác .
- Di chuyển đến mục "Chi tiết".
- Nếu ảnh đã được sao lưu, trạng thái sao lưu và kích thước ảnh sẽ xuất hiện bên dưới mục Đã sao lưu .
- Mẹo: Bạn có thể thay đổi chất lượng sao lưu bất cứ lúc nào. Tìm hiểu cách chọn chất lượng sao lưu cho ảnh và video.
Thay đổi chế độ sao lưu
Sao lưu vào một tài khoản khác- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Nhấn vào biểu tượng Cài đặt Photos Sao lưu.
- Trong phần "Tài khoản và bộ nhớ", hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Chọn Tài khoản Google nơi bạn muốn sao lưu nội dung.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Nhấn vào biểu tượng Cài đặt Photos Sao lưu.
- Trong phần "Cài đặt", hãy nhấn vào Sao lưu thư mục trên thiết bị.
- Chọn các thư mục bạn muốn sao lưu.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Chọn biểu tượng Cài đặt Photos Sao lưu Mức sử dụng dữ liệu di động.
- Bạn có thể:
- Chọn giới hạn hằng ngày đối với lượng dữ liệu mà Google Photos có thể dùng để tự động sao lưu ảnh và video.
- Tắt chế độ Sao lưu video qua dữ liệu.
- Tắt chế độ Sao lưu trong khi chuyển vùng.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn.
- Nhấn vào biểu tượng Cài đặt Photos Sao lưu Mức sử dụng dữ liệu di động.
- Bật chế độ Sao lưu trong khi chuyển vùng.
- Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy mở ứng dụng Google Photos .
- Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ hoặc tên viết tắt của bạn Cài đặt Photos .
- Nhấn vào Sao lưu Mức sử dụng dữ liệu di động Khi không có Wi-Fi.
- Nhấn vào Chỉ sử dụng dữ liệu di động không bị hạn chế khi dữ liệu không được tính vào gói dữ liệu.
- Mở ứng dụng Cài đặt của thiết bị.
- Ở trên cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Tìm kiếm .
- Tìm kiếm bằng từ khóa
tối ưu hóa mức sử dụng pin
,mức sử dụng pin
hoặctối ưu hóa pin.
- Nhấn vào Tối ưu hóa pin.
- Nhấn vào Tất cả ứng dụng Photos Không tối ưu hóa Xong.
Tắt tính năng tối ưu hóa pin trên các thiết bị Android khác
- Trên màn hình chính, hãy chạm và giữ ứng dụng Photos .
- Nhấn vào biểu tượng Thông tin .
- Trong phần "Quản lý mức sử dụng pin", hãy chọn Không hạn chế.
Tìm hiểu những điều sẽ xảy ra khi bạn sao lưu ảnh
Nếu bạn đã bật tính năng sao lưu:
- Lưu giữ mọi kỷ niệm: Tất cả ảnh bạn chụp bằng một thiết bị đã bật tính năng sao lưu đều sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn.
Nếu bạn đã sao lưu nội dung theo cách thủ công hoặc tự động:
- Tự động đồng bộ hoá: Bạn có thể xem tất cả ảnh mình chụp cùng các chi tiết chỉnh sửa bạn thực hiện trên ảnh ở mọi thiết bị bạn đã đăng nhập. Ảnh mà bạn chỉnh sửa và lưu trên điện thoại cũng sẽ xuất hiện trên Google Photos.
- Tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả: Khi bật tính năng Nhóm khuôn mặt, bạn có thể tìm ảnh theo những người có mặt trong ảnh. Bạn cũng có thể tìm theo địa điểm và sự vật trong ảnh mà không cần gắn thẻ.
- Tự động sáng tạo nội dung: Google Photos tự động tạo các video khoảnh khắc nổi bật, ảnh ghép, ảnh động và ảnh toàn cảnh để giúp ảnh của bạn trở nên sống động.