Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

THIÊN NHÃN CỦA ĐẠO CAO-ĐÀI



THIÊN NHÃN CỦA ĐẠO CAO-ĐÀI

Việc đầu tiên của người tu Đạo Cao-Đài là phải tìm hiểu ý nghĩa thờ Thiên-Nhãn.

  

Trích Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đàn cơ ngay 25-02-1926
Thầy dạy: “... chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh tượng “con mắt” mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đĩnh.
Nhãn thị chủ tâm                 
Lưỡng quan chủ tể                          
Quan thị Thần                             
Thần thị Thiên                             
Thiên giả ngã dã!”                          
Tạm dịch:
          Con mắt là chủ cái lòng,                          (Nhãn  thị chủ tâm)
Cũng là Ông chủ biết trong thấy ngoài.            (Lưỡng quan chủ tể)
          Nghe,  thấy, biết: THẦN  không hai,      (Quan thị Thần)
THẦN là Trời đó, có ngoài người đâu.             (Thần thị Thiên)
          Xét xem mọi lẽ cao sâu,                           (Thiên giả ngã dã!)
Trời–Ta hiệp nhất, Pháp mầu công phu.
Kinh Thánh dạy:
Dieu voit tout :             Trời thấy tất cả
Dieu entand tout:         Trời nghe tất cả.
Dieu connait tout:        Trời biết tất cả




    Thánh Giáo:           “Xét coi nội quả Càn–Khôn,
Có ai qua được CHÍ-TÔNTHẦY.” 




Tiên tri của Đạo Cao Đài:
      “Địa cầu sáu tám (68) gập ghình,
Bước qua sáu bảy (67) như hình Trời nghiêng.
     Chừng đến đó một thiên còn một,
     Trong bảy ngày chẳng thốt lời chi.
Đó là nhựt nguyệt ngưng đi,
Không hơi mà thở, vậy thì chính Thiên.
     Con của Phật, Phật liền cứu chữa,
     Con của Tiên, ba bữa sống liền,
          Con Ma chật đất muôn thiên,
Con Trời trở lại người hiền cứu dân.”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét