Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (140)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Tâm Diệu
Mới nhất
A-Z
Z-A
Y Theo Nghĩa Không Y Theo Văn Tự Ngôn Ngữ
14/11/2024
3:40 CH
Pháp theo tiếng Bắc Phạn (Sanskrit) là Dharma, tiếng Nam Phạn (Pali) là Dhamma, là một danh từ rất rộng nghĩa. Nó bao trùm và chứa đựng tất cả. Một trong những nghĩa của Dharma là chân lý, là pháp, tức tự tính của vạn vật. Mọi sự vật trên đời này đều là Pháp, vì mọi vật đều phải tuân theo luật tự nhiên của chính nó và dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được tự tánh bản chất và tùy theo hoàn cảnh để hòa hợp nhưng không thay đổi bản chất. Tất cả kinh điển của Phật nói ra được gọi là Pháp, với mục đích chỉ dạy chúng sinh theo đó mà tu hành sẽ được giác ngộ, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Người Phật Tử Mỹ Gốc Việt Trước Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ
02/11/2024
4:26 CH
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?
Vấn Đề Ăn Chay | Cư Sĩ Tâm Diệu Thuyết Trình Tại Phật Học Đường Vạn Hạnh Chùa Quốc Tế Online
24/08/2024
3:54 SA
Nội dung của buổi thuyết trình ngày hôm nay của chúng tôi gồm có ba phần: (1) ăn chay qua lăng kính khoa học tức quan niệm về ăn chay của người Tây phương, (2) ăn chay trong đạo Phật, và (3) trả lời những thắc mắc liên quan đến vấn đề ăn chay. Trước khi đi vào ba đề mục chính, chúng tôi xin nói sơ qua về từ ngữ “ăn chay”.
Chúc Thư Của Một Cư Sĩ Phật Tử Gửi Con Cháu (Song ngữ Vietnamese-English)
08/03/2024
5:00 SA
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Từ duyên mà có, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Mười năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường ngắn trong chuỗi thời gian dài vô tận. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi. Cuộc đời là vô thường, do lẽ đó các con và các cháu hãy đừng buồn khổ.
Phật Pháp Trong Đời Sống | Live The Buddhist Teachings (Sách Song Ngữ Việt-Anh)
11/04/2024
4:13 SA
Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phật chánh tín, còn góp phần định hướng lối sống đạo đức, thiền định và trí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo. Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhận và đồng hóa đạo Phật với những tín ngưỡng và tôn giáo khác
Phật Pháp Căn Bản (Tâm Diệu biên soạn-Giọng đọc Thùy Thu-Nguyên Giác Thực hiện video)
06/01/2024
4:47 SA
Incorporating Meditation Into Physical Exercise/ứng Dụng Thiền Vào Việc Tập Luyện Thể Dục (Song ngữ Vietnamese-English)
23/12/2023
3:39 SA
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Đại học University of Wisconsin, Madison ở Hoa Kỳ, người lớn ngồi thiền hoặc tập các bài tập thể dục thông thường như đi bộ nhanh, trong hai tháng sẽ ít bị bệnh cảm lạnh hơn so với những người không làm gì.
Did The Buddha Preach The Dharma, Or Did He Not Preach The Dharma? (Song ngữ Vietnamese-English)
22/12/2023
4:12 SA
Trong các thuật ngữ của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
The Concept Of Liberation In Buddhism And Brahmanism - Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Bà La Môn Giáo
20/12/2023
5:11 SA
Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở vể với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu. Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo.
A Monastic, a Temple Priest, or a Ritual Master (Song ngữ Vietnamese-English)
14/12/2023
3:44 SA
Thuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một. Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa. Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác?
Quay lại