Đại dịch Vũ Hán: Rơi vào bẫy tin giả của Trung Quốc là điều nguy hiểm nhưng có thể đề phòng

06/05/20, 11:56 Thế giới

Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) đã lan rộng ra khắp thế giới và có diễn biến ngày càng phức tạp. Nhà nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc Yaqiu Wang đã lên tiếng cảnh báo bẫy tin giả và hành vi thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong công tác ứng phó dịch bệnh, theo Human Right Watch

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đeo khẩu trang tuần ta ở Bắc Kinh ngày 1/5/2020. (Ảnh qua AP)

Khi đại dịch Vũ Hán tiếp tục gieo rắc nỗi đau khắp toàn cầu, các cuộc tranh luận về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho hậu quả khiến dịch bệnh mất kiểm soát lại tiếp tục được đưa ra. Trong một động thái nhằm thay đổi trách nhiệm trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ cắt tài trợ của Mỹ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời cho rằng cơ quan này “luôn dựa vào Trung Quốc để đưa ra đánh giá tình hình và thúc đẩy tuyên truyền thông tin sai lệch cho Trung Quốc.”

Nhưng sự thật là tất cả các bên – bao gồm chính phủ Hoa Kỳ, WHO, các nhà báo, các quan chức y tế công cộng và những người khác – đều nên tìm hiểu rõ tình hình dịch bệnh hơn là chỉ biết tin vào tuyên bố của chính quyền Trung Quốc, kể cả việc Bắc Kinh bác bỏ thông tin virus lây truyền từ người sang người khi dịch bệnh mới bùng phát, hoặc các báo cáo về số ca nhiễm và số người chết. Trong hệ thống độc tài, độc đảng của Trung Quốc, việc các quan chức đàn áp thông tin và thao túng dữ liệu để tuyên truyền hoặc nhằm mục đích thăng tiến sự nghiệp vốn không phải là chuyện mới mẻ và chắc chắn chuyện này sẽ không thay đổi chỉ trong một sớm một chiều.

Hồ sơ kiểm duyệt và thao túng thông tin trong suốt các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng luôn được các cơ quan nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Hệ thống này đã được tiến hành soạn thảo rất kỹ lưỡng. Chúng tôi sẽ phải làm nhiều thứ hơn để nhìn xa hơn các con số chính thức mà Trung Quốc báo cáo, dựa vào thông tin có thể tin tưởng và tập trung vào điều quan trọng nhất: kìm hãm và loại bỏ đại dịch toàn cầu gây chết người.

Hành vi che đậy, thái độ thờ ơ và sự ì ạch

Trong hai thập kỷ qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ghi nhận kỹ lưỡng hành vi kiểm duyệt và làm sai lệch thông tin của chính phủ Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Một nhân viên chính phủ ở miền nam Trung Quốc nói với tôi rằng cô ấy rất ít tin tưởng vào độ chính xác của nhiệt kế kỹ thuật số, cô và các đồng nghiệp của mình đã được hướng dẫn sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt của người dân địa phương tại các trạm kiểm soát. “Chúng tôi không nghĩ rằng chúng thực sự hiệu quả. Nó chỉ là để phô trương phòng trường hợp các quan chức trung ương đến các thanh tra”, cô nói.

Trong những năm 2000, hàng loạt các vụ ngộ độc chì đã được báo cáo khi Trung Quốc nhanh chóng được biết đến như là “công xưởng của thế giới”. Trong một báo cáo năm 2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận rằng các quan chức chính phủ ở các tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm công nghiệp cao đã ra lệnh hạn chế quyền truy cập vào thử nghiệm chì, cố tình thu hồi hoặc làm sai lệch kết quả xét nghiệm và từ chối điều trị cho trẻ em. Thành viên gia đình và nhà báo tìm kiếm thông tin về vấn đề này đã bị đe dọa và quấy rầy.

Trong đợt bùng phát Hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS) vào năm 2003, chính quyền Bắc Kinh từ đầu đã đánh giá thấp tỷ lệ nhiễm bệnh và tuyên bố sai rằng dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả. Việc che đậy thông đã góp phần đáng kể vào sự lây lan của dịch bệnh. Trái ngược với lời khen ngợi hiện tại của WHO đối với công tác ứng phó dịch Covid-19 của chính phủ Trung Quốc, các quan chức của WHO tại thời điểm đó liên tục bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh đã không báo cáo kịp thời và thiếu minh bạch.

Nhân viên nhà tang lễ chuẩn bị đưa thi thể một người tử vong bị nghi nhiễm nCoV khỏi chung cư ở Vũ Hán ngày 2/2/2020. (Ảnh qua China Topics)

Trong một báo cáo vào năm 2005, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu chi tiết về hành vi quấy rối của các nhà hoạt động vì AIDS và việc Bắc Kinh đàn áp thông tin cho thấy dịch AIDS tại Trung Quốc bùng phát chủ yếu là do các chương trình truyền máu đổi lấy tiền do chính phủ tài trợ đã không đảm bảo an toàn. Nhiều người ở Trung Quốc kiếm tiền nhanh chóng bằng cách bán máu cho các trạm mua máu và một vài người trong số đó không hề biết mình đang mang virus HIV. Năm 2004, các nhà chức trách ở Hà Nam, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm đó, cho biết có 25.036 người nhiễm HIV trong tỉnh, nhưng các bác sĩ và các nhà hoạt động địa phương, dựa trên lĩnh vực nghiên cứu của họ ở các làng bị ảnh hưởng, ước tính có ít nhất một triệu người bị nhiễm bệnh.

Vào mùa hè năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã cấm các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin vụ việc các trẻ sơ sinh bị ngộ độc bởi công thức sữa bột có độc tố trong hơn 1 tháng- dẫn đến ít nhất 6 trẻ tử vong và khoảng 300.000 trẻ bị bệnh. Cuối cùng, mối quan tâm kinh tế đã khiến các nhà chức trách Trung Quốc buông bỏ các hạn chế truyền thông. Zhao Lianhai, cha của một nạn nhân bị nhiễm độc sữa, sau đó đã bị kết án tù hai năm rưỡi vì phơi bày sự thất bại của chính phủ trong việc hỗ trợ nạn nhân trẻ em.

Năm 2018, chính quyền các cấp trên cả nước đã sách nhiễu, giam giữ và bức hại các nhà báo, các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư và gia đình nạn nhân vì đã phơi bày các vấn đề về vaccine bị lỗi liên tục của Trung Quốc. Các bài báo và bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội chỉ trích chính phủ thất bại trong việc điều tiết thị trường vaccine đúng cách đều bị kiểm duyệt chặt chẽ.

Giá trị của thông tin chính xác

Chắc chắn việc đảm bảo thông tin chính xác về số ca nhiễm Covid-19 và số người chết là chuyện không hề dễ dàng Một số chính phủ thừa nhận đây là một thách thức khiến đại dịch toàn cầu trở nên khó kiểm soát hơn. Nhưng ở Trung Quốc, các cuộc điều tra dịch bệnh của các nhà khoa học, các nhà báo và công dân tiếp tục bị đàn áp, giống như họ đã từng làm trong nhiều thập kỷ trước.

Sự thờ ơ và tính ì ạch lan tràn khắp Trung Quốc rộng lớn cản trở các báo cáo chính xác và việc phát hiện đầy đủ các trường hợp nhiễm Covid-19. Đáng lẽ lịch sử che đậy thông tin của đất nước này phải được cảnh báo cho bất kỳ ai đọc tin tức chính thức của chính quyền Trung Quốc về virus, đơn giản là vì nó không đáng tin.

Có câu nói: Lừa được tôi một lần thì người phải xấu hổ là bạn; lừa tôi được 2 lần thì người xấu hổ là tôi. Hy vọng trong thời gian tới sẽ không còn ai bị lừa bởi thông tin sai lệch do chính phủ Trung Quốc đưa ra.

Tác giả: Yaqiu Wang

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.

Thiện Thành (Theo Human Right Watch)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x