Vương miện Thánh Edward
Vương miện Thánh Edward (tiếng Anh: St Edward's Crown) là vật phẩm cũng như thánh vật quan trọng nhất của Hệ thống các vương miện của Vương quốc Anh.[2] Vương miện được đặt theo tên của Thánh Edward Người Tuyên xưng Đức tin. Kể từ thế kỷ XIII, theo truyền thống của Vương thất Anh, các phiên bản của vương miện này đã được sử dụng để đội lên đầu cho các quốc vương Anh tại lễ đăng quang.
Vương miện Thánh Edward | |
---|---|
Heraldic depictions | |
Chi tiết | |
Quốc gia | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Được làm | 1661 (Phiên bản hiện tại) |
Chủ sở hữu | Vua Charles III.[1] |
Cân nặng | 2,23 kg (4,9 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
Arches | 2 |
Nguyên liệu | Vàng 22-carat |
Người tiền nhiệm | Vương miện Tudor (trong huy hiệu) |
Vương miện ban đầu là một thánh tích được lưu giữ tại Tu viện Westminster, nơi chôn cất của Thánh Edward, cho đến khi vương miện bị bán hoặc bị nấu chảy khi Quốc hội bãi bỏ chế độ quân chủ vào năm 1649, trong cuộc Nội chiến Anh.
Phiên bản hiện tại của Vương miện Thánh Edward được làm cho Charles II của Anh vào năm 1661. Nó bằng vàng nguyên khối, cao 30 cm (12 in), nặng 2,23 kg (4,9 lb) và được trang trí bằng 444 viên đá quý và bán quý. Vương miện có trọng lượng và hình dáng tổng thể tương tự như nguyên bản, nhưng vòm của nó được thiết kế theo kiểu Baroque.
Sau năm 1689, Vương miện này không được sử dụng để trao trong lễ đăng cơ trong suốt hơn 200 năm. Vào năm 1911, truyền thống mới được phục hồi bởi Vua George V, và tất cả các vị quân chủ tiếp theo (ngoại trừ Vua Edward VIII) đã được đội Vương miện Thánh Edward lên đầu trong ngày đăng cơ. Hình ảnh cách điệu của chiếc vương miện này được sử dụng trên quốc huy, huy hiệu, biểu trưng và nhiều phù hiệu khác trong các Vương quốc Thịnh vượng chung để tượng trưng cho quyền lực hoàng gia của Nữ vương Elizabeth II.
Sau khi kết thúc lễ đăng quang, Vương miện Thánh Edward được trưng bày công khai trong Nhà ngọc (Jewel House) tại Tháp Luân Đôn. Có nghĩa là, các vị quân chủ Anh chỉ được đội Vương miện Thánh Edward duy nhất một lần trong đời vào ngày họ đăng cơ, sau đó, trong các buổi lễ trọng đại của vương quốc họ sẽ dùng chiếc Vương miện Nhà nước Đế chế.
Mô tả
sửaVương miện Thánh Edward được làm bằng vàng 22 carat,[3] với chu vi 66 cm (26 in),[4] cao 30 cm (12 in) và nặng 2,23 kg (4,9 lb). Nó có bốn fleurs-de-lis và bốn Thập tự giá, hỗ trợ hai vòm được nhúng trên đỉnh bằng một monde và Thậ tự giá, các vòm và monde biểu thị một Vương miện hoàng gia. Nắp nhung màu tím của nó được cắt bằng ermine.[5] Trên vương miện được trang bí bằng 444 viên đá quý và đá bán quý, bao gồm 345 viên Beryl cắt hoa hồng, 37 viên Topaz trắng, 27 viên Tourmalin, 12 viên hồng ngọc, 7 viên thạch anh tím, 6 viên Saphir, 2 viên Jargoon , 1 viên Granat, 1 viên Spinel và 1 viên carbuncle.[6]
Sử dụng
sửaMặc dù nó được coi là vương miện đăng quang chính thức, nhưng chỉ có sáu vị quân chủ Anh được trao Vương miện Thánh Edward kể từ sau khi vật phẩm này được phục hồi: Charles II (1661), James II (1685), William III (1689), George V (1911), George VI (1937) và Elizabeth II (1953). Nữ vương Mary II và Nữ vương Anne được đội vương miện kim cương nhỏ của riêng họ; George I, George II, George III và William IV với Vương miện Nhà nước George I; George IV với chiếc vương miện mới bằng kim cương được thiết kế riêng cho lễ đăng cơ của ông; và Nữ vương Victoria và Edward VII đã không sử dụng Vương miện Thánh Edward vì trọng lượng của nó và thay vào đó họ sử dụng phiên bản 1838 nhẹ hơn của Vương miện Nhà nước Đế chế. Khi không được sử dụng trong lễ đăng cơ, Vương miện Thánh Edward được đặt trên bàn trong lễ đăng quang; tuy nhiên, nó hoàn toàn không có trong lễ đăng cơ của Nữ hoàng Victoria.[7]
Sử dụng trong huy hiệu
sửaVương miện Thánh Edward được sử dụng rộng rãi như một biểu tượng trong các huy hiệu của Vương quốc Anh, được kết hợp vào vô số các biểu tượng và phù hiệu. Vì Vương quốc Anh là một quốc gia quân chủ lập hiến với chính phủ chịu trách nhiệm, vương miện cũng có thể tượng trưng cho "chủ quyền (hoặc quyền hạn) của quốc vương". Nó có thể được tìm thấy trong Royal Cypher; Vương gia huy Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; Huy hiệu Hoàng gia Anh; và các huy hiệu của lực lượng cảnh sát của Anh và xứ Wales, Cảnh sát biển của Nữ hoàng, Lục quân Anh, Thủy quân lục chiến Hoàng gia, Không quân Hoàng gia Anh và HM Revenue and Customs. Nó cũng tạo thành biểu tượng của Royal Mail, dịch vụ bưu chính của Vương quốc Anh.[8] (Ở Scotland, Vương miện Scotland có thể xuất hiện thay cho Vương miện Thánh Edward).
Lịch sử
sửaNguồn gốc
sửaEdward Người Tuyên xưng Đức tin đã đội vương miện của mình tại Lễ Phục sinh, Whitsun và Giáng sinh.[9] Năm 1161, ông được phong thánh và những đồ vật gắn liền với triều đại của ông đã trở thành thánh tích. Các thầy tu tại nơi chôn cất ông ở Tu viện Westminster tuyên bố rằng Thánh Edward đã yêu cầu vương miện của ông sẽ được trao cho các vị quân chủ Anh trong lễ đăng cơ của họ.[10] Mặc dù tuyên bố này có khả năng là một hành động tự quảng cáo từ phía tu viện, và một số thần khí có lẽ đã được lấy từ mộ của Edward khi ông được cải táng lại ở đó, nhưng tuyên bố này đã được chấp nhận như một thông lệ đối với hoàng gia Anh,[10][11] Một chiếc vương miện được gọi là Vương miện Thánh Edward lần đầu tiên được ghi nhận là đã được sử dụng cho lễ đăng quang của Henry III của Anh vào năm 1220, và nó có vẻ giống với chiếc vương miện mà Thánh Edward đã từng đội.[12]
Thánh tích
sửaVương miện Thánh Edward hiếm khi rời khỏi Tu viện Westminster. Khi Richard II buộc phải thoái vị vào năm 1399, ông đã mang vương miện đến Tháp Luân Đôn, nơi ông trao nó một cách tượng trưng cho người kế nhiệm tiếp theo là vua Henry IV, kèm theo lời nói: "Tôi xin giới thiệu và trao cho ngài chiếc vương miện mà tôi đã được trao với quyền trở thành vua của Anh và tất cả các quyền phụ thuộc vào nó".[13]
Vương miện được sử dụng vào năm 1533 để trao vương miện cho người vợ thứ hai của Vua Henry VIII, Anne Boleyn, điều chưa từng có đối với một vương hậu.[14] Vào thời Tudor, có ba vương miện sẽ được đặt trên đầu của các vị vua trong lễ đăng quang: Vương miện Thánh Edward, Vương miện nhà nước và một "Rich crown" được làm đặc biệt cho tân vương hoặc hoàng hậu.[15] Sau cuộc Cải cách Anh, Giáo hội mới của Anh lên án việc tôn kính các thánh tích thời trung cổ, và bắt đầu từ lễ đăng quang của Vua Edward VI vào năm 1547, tầm quan trọng của mối liên hệ giữa chiếc vương miện với Edward Người Tuyên xưng Đức tin đã bị hạ thấp.[16]
Trong Nội chiến Anh, Oliver Cromwell đã xem Vương miệng Thánh Edward là biểu tượng của "sự thống trị đáng ghê tởm của các vị vua" nên nó đa bị Nghị viện nung chảy.[17] Vương miện được mô tả trong kho tài sản của Vua Charles I là "Vương miện làm bằng dây vàng của Vua Alfred với những viên đá nhẹ và hai chiếc chuông nhỏ", nặng 79,5 ounce (2,25 kg), trị giá 3 bảng Anh mỗi ounce, tổng giá trị 248 bảng Anh 10s 0d.[18] Một dòng chữ trên nắp hộp của nó, được dịch từ tiếng La Tinh, có nội dung: "Đây là chiếc vương miện chính của hai người, được trao vương miện cho các vị vua Alfred, Edward và những người khác". Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh niên đại của nó có từ triều đại của Alfred, và vương miện luôn được gọi là Vương miện Thánh Edward (hoặc Vương miện của Thánh Edward) theo thứ tự phục vụ trong lễ đăng quang.[19]
Khôi phục
sửaChế độ quân chủ được khôi phục vào năm 1660 và để chuẩn bị cho lễ đăng quang của Vua Charles II, người đang sống lưu vong ở nước ngoài, một chiếc Vương miện Thánh Edward mới đã được làm bởi Thợ kim hoàn Hoàng gia, Robert Vyner.[5] Nó được tạo kiểu gần giống với vương miện thời trung cổ, với phần đế bằng vàng nặng và các cụm đá bán quý, nhưng các mái vòm lại mang phong cách Baroque.[20] Vào cuối thế kỷ XX, người ta cho rằng sẽ kết hợp vàng từ Vương miện ban đầu của Vương miện Thánh Edward, vì chúng có trọng lượng gần như giống hệt nhau và không có hóa đơn nào được sản xuất cho các vật liệu vào năm 1661. Một chiếc vương miện cũng được trưng bày tại nhà mồ của Oliver Cromwell, Bảo hộ công của nước Anh từ năm 1653 đến năm 1658. Về sức nặng của bằng chứng này, nhà văn kiêm nhà sử học Martin Holmes, trong một bài báo năm 1959 cho Archaeologia, đã kết luận rằng vào thời kỳ Chuyển tiếp Vương miện Thánh Edward sau khi nồi nấu chảy đã được cất giữ lại và sau đó đã dùng để làm một chiếc vương miện mới trong thời kỳ chế độ quân chủ được khôi phục.[21]
Từ thế kỷ XX đến nay
sửaĐọc thêm
sửaTham khảo
sửaChú thích
sửaNguồn
sửa- ^ “Crown Jewels”. Parliamentary Debates (Hansard). 211. United Kingdom: House of Commons. 16 tháng 7 năm 1992. col. 944W. Lưu trữ 2019-01-07 tại Wayback Machine
- ^ The Royal Household. “The Crown Jewels”. The Official Website of the British Monarchy. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2015.
- ^ Kathryn Jones (17 tháng 12 năm 2014). “Royal Gold: Reflections of Power” (Podcast). Royal Collection Trust. 13:03 phút. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2018.
- ^ Twining, p. 168.
- ^ a b “St. Edward's Crown”. Royal Collection Trust. Inventory no. 31700.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênrose29
- ^ Mears, et al., p. 23.
- ^ Moncreiffe, and Pottinger, pp. 38-46.
- ^ H.R. Luard biên tập (1858). Life of St Edward the Confessor. Longman. tr. 215, 273, 281.
- ^ a b Keay, pp. 18–20.
- ^ Rose, p. 13.
- ^ Ronald Lightbown in Blair, vol. 1. pp. 257–353.
- ^ Steane, p. 34.
- ^ Alice Hunt (2008). The Drama of Coronation: Medieval Ceremony in Early Modern England. Cambridge University Press. tr. 93. ISBN 978-1-139-47466-5.
- ^ Arnold, pp. 731–732.
- ^ Ronald Lightbown in MacGregor, p. 257.
- ^ Brian Barker (1976). When the Queen was Crowned. Routledge & Kegan Paul. tr. 80. ISBN 978-0-7100-8397-5.
- ^ Twining, p. 132.
- ^ Holmes, p. 216.
- ^ Holmes, pp. 213–223.
- ^ Barclay, pp. 149–170.
Thư mục
sửa- Arnold, Janet (1978). “The 'Coronation' Portrait of Queen Elizabeth I”. Burlington Magazine. 120 (908): 726–739+741. JSTOR 879390.
- Barclay, Andrew (2008). “The 1661 St Edward's Crown – Refurbished, Recycled or Replaced?”. The Court Historian. 13 (2): 149–170. doi:10.1179/cou.2008.13.2.002.
- Blair, Claude biên tập (1998). The Crown Jewels: The History of the Coronation Regalia ... The Stationery Office. ISBN 978-0-11-701359-9.
- Dixon-Smith, Sally; Edwards, Sebastian; Kilby, Sarah; Murphy, Clare; Souden, David; Spooner, Jane; Worsley, Lucy (2010). The Crown Jewels: Souvenir Guidebook. Historic Royal Palaces. ISBN 978-1-873993-13-2.
- Holmes, Martin (1959). “New Light on St. Edward's Crown”. Archaeologia. 97: 213–223. doi:10.1017/S0261340900010006.
- Keay, Anna (2011). The Crown Jewels. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-51575-4.
- MacGregor, Arthur biên tập (1989). The Late King's Goods: Collections, Possessions and Patronage of Charles I ... Alistair McAlpine. ISBN 978-0-19-920171-6.
- Mears, Kenneth J.; Thurley, Simon; Murphy, Claire (1994). The Crown Jewels. Historic Royal Palaces. ASIN B000HHY1ZQ.
- Moncreiffe, Iain; Pottinger, Don (1953). Simple Heraldry Cheerfully Illustrated. Thomas Nelson and Sons Ltd.
- Rose, Tessa (1992). The Coronation Ceremony and the Crown Jewels. HM Stationery Office. ISBN 978-0-117-01361-2.
- Steane, John (2003). The Archaeology of the Medieval English Monarchy. Routledge. ISBN 978-1-134-64159-8.
- Twining, Edward Francis (1960). A History of the Crown Jewels of Europe. B. T. Batsford. ASIN B00283LZA6.
Liên kết ngoài
sửa- “St Edward's Crown”. Royal Collection Trust. Inventory no. 31700.
- The Crown Jewels at the royal family website