Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lại bố cục bản mẫu, bỏ tham số thừa (đã mặc định) (via JWB)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5
 
(Không hiển thị 7 phiên bản của 4 người dùng ở giữa)
Dòng 8: Dòng 8:
| vĩ phút = 36
| vĩ phút = 36
| vĩ giây = 9
| vĩ giây = 9
| hướng vĩ độ = N
| kinh phút = 2
| kinh phút = 2
| kinh giây = 39
| kinh giây = 39
| hướng kinh độ = E
| diện tích = 8,31 km²<ref name=MS/>
| diện tích = 8,31 km²<ref name=MS/>
| dân số = 11487 người<ref name=MS/>
| dân số = 11487 người<ref name=MS/>
Dòng 15: Dòng 17:
| mật độ dân số = 1382 người/km²
| mật độ dân số = 1382 người/km²
| dân tộc =
| dân tộc =
| quốc gia = {{VIE}}
| vùng = [[Đồng bằng sông Hồng]]
| vùng =
| tỉnh = [[Hà Nam]]
| tỉnh = [[Hà Nam]]
| huyện = [[Lý Nhân]]
| huyện = [[Lý Nhân]]
Dòng 25: Dòng 28:
'''Nguyên Lý''' là một [[Xã (Việt Nam)|xã]] thuộc [[huyện (Việt Nam)|huyện]] [[Lý Nhân]], [[Tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]] [[Hà Nam]], [[Việt Nam]].
'''Nguyên Lý''' là một [[Xã (Việt Nam)|xã]] thuộc [[huyện (Việt Nam)|huyện]] [[Lý Nhân]], [[Tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]] [[Hà Nam]], [[Việt Nam]].


Xã Nguyên Lý có diện tích 8,31&nbsp;km², dân số năm 1999 là 11487 người,<ref name=MS>{{Chú thích web | url =http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31-12)2-MSDVHCVN.xls | tiêu đề =Mã số đơn vị hành chính Việt Nam | ngày truy cập =ngày 10 tháng 4 năm 2012 | nhà xuất bản =Bộ Thông tin & Truyền thông | archive-date =2013-03-24 | archive-url =https://web.archive.org/web/20130324095035/http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20%2831-12%292-MSDVHCVN.xls | url-status=dead }}</ref> mật độ dân số đạt 1382 người/km².
Xã Nguyên Lý có diện tích 8,31&nbsp;km², dân số năm 1999 là 11487 người,<ref name=MS>{{Chú thích web | url =http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31-12)2-MSDVHCVN.xls | tiêu đề =Mã số đơn vị hành chính Việt Nam | ngày truy cập =ngày 10 tháng 4 năm 2012 | nhà xuất bản =Bộ Thông tin & Truyền thông | archive-date =2013-03-24 | archive-url =https://web.archive.org/web/20130324095035/http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20%2831-12%292-MSDVHCVN.xls | url-status =dead }}</ref> mật độ dân số đạt 1382 người/km².


<ins>[GIỚI THIỆU QUA VỀ XÃ NGUYÊN LÝ]</ins>

<ins> </ins>

<ins>Xã Nguyên Lý nằm ở phía đông bắc huyện Lý Nhân. Phía bắc giáp xã Chuyên Ngoại (huyện Duy Tiên). Phía nam giáp xã Đức Lý. Phía đông giáp sông Hồng và xã Đạo Lý. Phía tây giáp xã Công Lý, Chính Lý. Diện tích tự nhiên là 806,97ha, chiều dọc dài nhất của xã là 3,7km, chiều ngang rộng nhất 3,5km. Dân số đến năm 2010 là 12.136 người. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Thời Bắc thuộc, các làng, xã nằm trong địa du hành chính của xã Nguyên Lý ngày nay thuộc huyện Chu Diên, quận Vũ Bình, bộ Giao Chỉ. Đến thời Trần thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô. Đầu thời Lê, thuộc phủ Lỵ Nhân. Năm 1466, nằm trong Sơn Nam thừa tuyên. Cuối thế kỷ xv, thuộc Sơn Nam thượng lộ. Dưới thời Tây Sơn, nằm trong Sơn Nam thượng. Năm 1831, thuộc tỉnh Hà Nội. Từ ngày 20-10-1890, thuộc tỉnh Hà Nam. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, các xã thuộc Nguyên Lý nằm trong tổng Trần Xá. Bao gồm 6 xã nhỏ: Nga Thượng, Nga Khê, Chi Long, Thư Lâu, Trần Xá thuộc tổng Trần Xá và xã Mão Cầu thuộc tổng Ngu Nhuế. Chi Long, rồi Nga Thuợng, Nga Khê là trung tâm của huyện lỵ, phủ Lý Nhân. Xã Trần Xá có 4 thôn là Đồng Phú (hay còn gọi là Đồng Bãi), Phúc Hải, Trịnh Hạ, Trịnh Thượng. xa Thư Lâu nhất thôn là Thư Lâu. Xã Nga Thượng gồm khu Đông Thượng và Trang Nga Khê. Xã Nga Khê nhất thôn là Nga Khê. Xã Chi Long gồm 5 thôn là Hoàng Thượng(nay là Long Đứcc), Hoàng Hạ, Trúc Bắc và Đồng Sung (nay là Long Hưng) và Hóa Đài</ins>

<ins> </ins>

<ins>Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã quyết định xóa bỏ hành chính của chính quyền thực dân phong kiến trước đây, thay vào đó là đơn vị hành chính do chính quyền của nhân dân quản lý. Năm 1946, xã Nga Thượng và xã Nga Khê hợp nhất thành xã Liên Nga. Địa bàn Nguyên Lý thời gian này gồm 6 xã:  Liên Nga, Chi Long, Trần Xá,  Mão Cầu và Đồng Phú. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. do yêu cầu của nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quyết định điều chỉnh địa giới hành chính cấp cơ sở với quy mô lớn hơn. Theo đó, tháng 1/1948, 6 xã Liên Nga, Chi Long, Thư Lâu, Trần Xá, Mão Cầu, Đồng Phú hợp nhất thành xã Nguyên Lý.</ins>

<ins> </ins>

<ins>Hòa bình lập lại ở miền Bắc, để thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, tháng 11/1955 xã Nguyên Lý tách thành xã Nguyên Lý và Hòa Lý. Xã Hòa Lý gồm Trần Xá, Đồng Phú, Mão Cầu; xã Nguyên Lý gồm Liên Nga, Chi Long và Thư Lâu. Xóm vạn chài Long Hồng trước thuộc xã Đức Thông được sáp nhập về Nguyên Lý năm 1963. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Đến đầu năm 1971, hai xã Nguyên Lý, Hòa Lý hợp nhất thành xã Nguyên Lý và tồn tại cho đến ngày nay. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Xã Nguyên Lý hiện nay gồm 6 thôn, 20 xóm: Liên Nga (gồm Nga Thượng, Liên Đức, Nga Khê), Hải Long (Hải Long 1, Hải Long 2, Long Lâu), Thư Lâu (xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4) , Trần Xá (xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4), Mão Cầu (xóm 1 + 5, xóm 2, xóm 4).</ins>

<ins> </ins>

<ins>Căn cứ vào gia phả các dòng họ, thần phả các đình chùa và các dấu tích còn để lại thì đây là vùng đất có cư dân sinh sống, lập nghiệp từ lâu đời. Nhân dân sống tụ cư theo huyết thống từng dòng họ hoặc tụ cư theo nghề. Những địa danh đầu tiên như Trần Xá, Nga Khê là do từng ông tổ các dòng họ lập lên. Khi các dòng họ đã phát triển chia thành các phe giáp, rồi hình thành nên tổ chức làng xã, các cư dân trong cộng đồng làng xã đã cố kết với nhau rồi dần dần tạo nên làng xóm đông vui. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nghề nông là nghề chính của nhân dân. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất trồng lúa và rau màu. Ban đầu người nông dân canh tác theo chiều nước lên xuống, dần dần tích lũy được kinh nghiệm, định ra được lịch thời vụ, chủ yếu là cấy lúa chiêm , năng suất thấp. Ngày nay , nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân dân đưa các giống lúa năng suất cao , cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Ngoài làm nông nghiệp, nhân dân còn làm một số ngành nghề. Nghề thủ công truyền thống như dệt lụa Nga Khê, dệt vải và kên mành diu Chi Long đã từng được ưa chuộng và là nguồn sống chính của nhân dân, nhưng nay không có điều kiện để phát triển. Bánh đa nem từ các làng nghề Mão Cầu, Đồng Phú nay phát triển sang một số thôn trong xã. Hiện nay, toàn xã có 13 xóm làm nghề tráng bánh đa, trong đó có 3 xóm được công nhận làng nghề truyền thống, gồm: xóm 1 5, xóm 2 Mão Cầu và xóm 1 Trần Xá. Bánh đa nem làng Chều không chỉ tiêu thụ trong vùng mà còn được tiêu thu ở nhiều thành phố lớn trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra còn có một số nghề như mật mía, rèn, nề, mộc, say sát, vận tải. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Trước đây dịch vụ, buôn bản nhỏ đã thu hút một lực lượng lao động không nhỏ, đặc biệt là ở Nga Khê, Chi Long. Nguyên Lý gần thị xã Hưng Yên, lại gần hệ thống sông Hồng, tàu thuyền xuôi ngược nên cũng rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Chợ Chều là một trong những chợ lớn của huyện, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong vùng. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Và giao thông đường bộ, xưa kia chỉ có một con đường Long Xuyên từ đê xuống chợ Cầu Không. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển hạ tầng nông thôn, đến nay xã có hàng chục km đường giao thông liên thôn, liên xóm. Đường xóm và giao thông đồng ruộng đang từng bước được bê tông kiên cố, đáp ứng yêu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nguyên Lý có 12 ngôi đình, 6 chùa và 2 nhà thờ. Dựa trên các di tích lịch sử văn hóa nhân dân có đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời, phong phú. Đình làng là nơi thờ thành hoàng, tổ chức tế tự, lễ hội của nhân dân. Các lễ hội thường được tổ chức vào đầu năm âm lịch. Nhân dân làm lễ tạ ơn thành hoàng làng, các vị thần, thần linh và cầu mong một năm mới mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no, hạnh phúc. Nét đẹp về truyền thống văn hóa từ xa xưa đã thấm sâu trong lòng mỗi người dân. Vào các dịp hội làng, thanh minh, giỗ chạp, người dân Nguyên Lý dù sống ở đâu cũng hướng về cội nguồn, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Ghi nhớ công lao của các vị thành hoàng, các vị thần, thần linh, nhân dân Chi Long thờ 9 vị thần. Trong đó, 2 vị Cương Nghị thần cả và Phấn Hùng thần cả trước đây được thờ ở đình thôn Trúc Bắc. Theo thần phả còn lưu giữ được thì ngài Cương Nghị húy là Đa, ngài Phấn Hùng có tên húy là Si, là anh em sinh đôi, có công giúp Trưng Trắc đánh giặc Tô Định. Ngài Đa được phong chức Thống chế kiêm thuỷ đạo Đại tướng quân. Ngài Si được phong chức Tiền phong dũng nghị tướng quân và đều được phong thực ấp ở huyện Nam Xang. Khi 2 ngài hoá, được nhân dân phụng thờ, tế lễ vào ngày 1 tháng 2 ngày sinh, ngày 2 tháng 9 ngày khánh hạ. Ngoài ra, 3 năm/lần thôn Trúc Bắc có lệ tế giao hiếu vào ngày mồng 8 tháng giêng. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Đình chung cùa 2 thôn Hoàng Thượng và Hoàng Hạ thờ 3 vị nhân thần là Quý Minh, Đông Hải, Linh ứng Ngự Phương. Hàng năm, tế lễ các thần vào dịp tết Nguyên đán, ngày 5 tháng 2: Thượng điền ; ngày 6 tháng 9: Hạ điền. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Đình chung của 2 thôn Đồng Sung và Hoá Đài thờ 3 vị nhân thần là Linh Quang Đông Hải, Anh Linh thần cả, Chiêu Cảm thần cả ở thế kỷ thứ XV, Tế lễ vào dịp lễ Kỳ phúc: 20 tháng giêng; ngày hoá của đức Đông Hải: 20 tháng 8. Miếu thôn Chi Long thờ Thần tiên Quốc vương Nữ trung Công chúa- ngài là nhân thần. Các thôn của Chi Long còn có lệ giao hiếu với thôn Phúc Hải của Trần Xá. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân Nga Khê thờ 2 vị thần là Hoàng Tuy Kỳ và Tây Nương Thị. Hoàng Tuy Kỳ là con nhà danh y ở Hải Dương, rất giỏi nghề làm thuốc và có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý Huệ Tông, được phong chức Y viện đại thần chữa bệnh cho các đại thần trong triều. Khi nhà Trần thay nhà Lý trị vì đẩt nước, ông từ quan về quê. Khi ấy, ngài đã ngoài 50 tuổi mà chưa có con trai nên mới than rằng “Phong lưu phú quý cũng không làm gì, sao bằng tìm nơi đẩt tốt để ở, chốn nào chả là xuân phong”. Khi ngài đến xã Nga Khê, huyện Nam Xang, thấy sơn thuỷ hữu tình, liền trú lại. 5 -6năm liền, trong làng có người đau ốm đều được ngài cho thuốc, ai nghèo đói được ngài giúp tiền gạo, gặp khi đói kém được ngài phát chẩn. Vì vậy, dân làng ai cũng mến, đều tôn ngài là cha mẹ và xin thờ làm thần khi hoá. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Ngài cho dân 2 hốt hoàng kim và 300 quan tiền kẽm để tậu đất, làm 2 nơi thờ cúng: một nơi thờ ngài và một nơi thờ đức Tây nương. Ngài hiến thánh vào triều Lê. Khi vua Lê Thải Tổ khai quốc đi qua đóng quân ở đình Nam thần, nửa đêm 2 ngài về báo mộng xin theo đánh trận.</ins>

<ins> </ins>

<ins>Khi thiên hạ thái bình, vua nhớ lại giấc mộng ở đình Nga Khê nên gia tặng cho đức nam thần là Tuy Kỳ Đại vương, nữ thần là Tây phi Hoàng hậu. Thờ ngài bằng long bào, có áo long cổn, mũ và hia. Trong năm, cúng tế ngài vào các ngày: đêm giao thừa, ngày 30 tháng 3 ngày 2 ngài hoá, 25 tháng 5 ngày sinh của đức nam thần, ngày 10 tháng 1 ngày sinh của đức nữ thần, ngày 10 tháng 10 tiết cơm mới ngày cầu phúc 20 tháng chạp. Dân xã kiêng dùng, mặc sắc vàng, tía, khi nói tránh tên húy của ngài: chữ Tuy đọc chệch là Toa, chữ Kỳ đọc chệch là Cờ, chữ Tây đọc chệch là Tê. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân Nga Thượng thờ 1 vị thần là: Kỳ Lang, tức Chiêu Công (sinh ngày 3 tháng giêng năm Đinh Hợi, mất ngày 10 tháng 5); Hùng Công, húy là Hùng, thường gọi là Mộc Miên tiên sinh; ông là Nhất giáp Đại vương, húy là Nghị Công; ông là Nhị giáp Đại vương, húy là Linh Công; ông là Tam giáp Đại vương, húy là Dự Công. Ba ông đều sinh ngày 10 tháng 6 năm Giáp Tý, mất cùng ngày 10 tháng 10. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Về Kỳ Lang, tức Chiêu Công, Nghị Công, Linh Công, Dụ Công thần phả đình Nga Thượng ghi: Kỳ Lang có cha là Trương Tuyên, người Ái Châu, lập nghiệp ở khu Đông Thượng, trang Nga Khê, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, đạo Nam Sơn vào cuối thời Lý (Nam Đế), đầu thời Lê (Lê Hoàn). Ông Trương Tuyên tinh thông nghề thuốc, đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con, nên thường làm nhiều điều thiện để cầu phúc. Một đêm, ông nằm mơ thấy một ông già bế lại cho 1 đứa trẻ, bảo rằng: Nhà ngươi có âm chất tốt, đấng hoàng thiên cho người con trai này để nối nghiệp, sau lại có danh tiếng nữa. Quả nhiên, sau đó vợ ông có thai sinh một con trai, đặt tên là Chiêu Công, hiệu là Kỳ Lang. Bấy giờ, bạn ông Tuyên là Lê Quang ở Hải Dương sinh 1 lần được 3 người con, có trí dũng hơn người tên là Nghị, Linh, Dụ. Khi cha mất, ba người con được ông Tuyên đưa về nuôi. Một hôm, có ông thầy đi qua bảo rằng: bốn người con ấy, tuy 3 người khác bọc nhưng sau này có tài giúp nước. Cuối triều Lê, vận nước có biến, 4 ông đứng dậy chiêu tập quân trong xứ, trong 10 ngày được hàng ngàn binh sĩ, chia khu Đông Thượng làm 3 giáp, lập 3 đồn. Chiêu Công là ông Cả đương cảnh đại vương; Nghị Công ở Nhất giáp đồn xưng hiệu là Ông Cả Nhất giáp Đại vương; Linh Công ở Nhị giáp đồn hiệu là Ông Cả Nhị giáp Đại vương; Dụ Công ở Tam giáp đồn hiệu là Ông Cả Tam giáp Đại vương. Ba ông đưa quân về Đằng Châu dẹp Phạm Phòng Ất làm phản nhưng chưa thành, phải lui về phòng thủ.</ins>

<ins> </ins>

<ins>Thời ấy, ở phủ Khoái Châu có Hùng Công - 42 tuổi, thông hiểu binh pháp, được ca ngợi là Thánh đồng, có hiu là Mộc Miên. Nghe tiếng Mộc Miên, 4 ông đến rước về đồn, tôn làm sư phụ rồi lập cung cạnh cây mộc miên của chùa Đông Thượng, đưa quân đi dẹp xong Phạm Phòng Ất, tiếp đó tham gia góp phần cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân. Ngày ban thưởng, 5 ông đều được phong tước Đại vương, rồi quay lại khu Đông Thượng làm 1 sở hội đồng, xin miễn thuế khóa cho dân. Bảy năm sau, Chiêu Công từ trần (ngày 10 thảng 5), được vua phong là Tư chúa già, mỹ tự Chiêu Công. Hùng Công hóa ngày 25 tháng chạp, được phong là Phấn hùng Đại vương. Ba ông còn lại được vua Đinh triệu vào cung giúp việc, được 3 năm thì cùng hóa ngày 10 tháng 10. Vua gia tặng cho 3 ông lần lượt là Cương Nghị, Anh Linh và Hiển Dụ, xuống chiếu cho dân khu Đông Thượng làm miếu thờ. Đức vua có bài thơ ghi nhận công lao của 3 ngài: </ins>

<ins> </ins>

<ins>Đồng sinh, đồng hóa, hựu đồng nguyên</ins>

<ins> </ins>

<ins>Chân thị trần ai thế thượng tiên</ins>

<ins> </ins>

<ins>Quốc dĩ binh hề Ngô dĩ tảo</ins>

<ins> </ins>

<ins>Công thần giai dĩ thượng triều thiên.</ins>

<ins> </ins>

<ins>Tạm dịch là: </ins>

<ins> </ins>

<ins>Cùng sinh, cùng hóa lại cùng nguồn</ins>

<ins> </ins>

<ins>Đích thị thần tiên giữa cõi trần</ins>

<ins> </ins>

<ins>Nước đã yên bình, Ngô đã dẹp</ins>

<ins> </ins>

<ins>Cùng về chầu trực đức Hồng quân. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân Nga Thượng còn thờ 2 vị thánh Cả và thánh Hai là hai anh em ruột-họCao người châu Bố Chính.</ins>

<ins> </ins>

<ins>Khi 18 tuổi thì cha mẹ mất, đã đưa nhau đến đạo Sơn Nam phủ Lý Nhân, huyện Nam Xang, xã Nga Khê khu Đông Thượng theo học Phạm tiên sinh Được vài năm cả hai đã thông thạo ngũ kinh ,tứ thư ,binh pháp ,võ nghệ. Lúc này ở Tuyên Quang , Hưng Hóa có tướng giặc là Thạch An gây rối, 2 anh em vào bệ kiến phương án đánh giặc, được Vua khen có thực tài và phong làm Đô thống , thống lĩnh tiền quân đi dẹp giặc và lập công lớn. Ông Cả được phong làm Phổ hệ quả đoán đại vương, ông Hai là Phù vận tán trị đại vương. Sau đó , hai ông trở lại Nga Khê báo đáp thầy dạy và mất ở đó. Vua thương tiếc truyền chỉ cho xã Nga Khê lập miếu thờ. Hàng năm, cúng tế vào ngày sinh và ngày hóa của các ngài. Xã có lệ kiêng 7 chữ tên húy của các ngài là Chiêu, Hùng, Dụ, Nghị, Linh, Cả , Hai. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân Thư Lâu thờ 10 vị nhân thần: Thời Lê, có Hành Nhân quê ở xã Đại Lão, tham gia đánh giặc ở Hưng Yên, ngày 11 tháng giêng về qua làng Thư Lâu thì hóa và rất linh thiêng, được nhân dân lập miếu thờ. Yên Khang - học hành đỗ đạt được cử làm tri huyện, sau về làng Thượng Khu dạy học, sửa đình, làm chùa, làm nhiều việc công ích giúp dân, được dân tin yêu, ngài hóa ngày 28 tháng 8. Cùng với Hành Nhân, Yên Khang, còn có chàng Lại, Cửa chùa được thờ ở đình Thượng Khu. Các vị nhân thần Đông Hải, Tây Hải, Ngọc nữ Hồng nương, Sao Sát... được thờ ở đình Hạ Khu. Trần Hưng Đạo Đại vượng được thờ ở miếu Thư Hương. Đức Bà được thờ ở miếu Đằng Sau của Thư Lâu. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân thôn Đồng Phú thờ 3 vị thần là Lê Triều Nhị giáp Tiến sĩ Thái Bảo Nam Quận công là người họ Trần, húy là Quang Bảo, hiệu là Tốn Trai tiên sinh. Thứ 2 là Đô đốc Bàn Quận Công tôn thần. Thứ 3 là Liễu Kiều Công chúa tôn thần. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Dưới thời Lê Trung Hưng có Thái Bảo Bàn Quận Công là cháu 4 đời của Tốn Trai - Trần Quang Bảo (cha Thái Bảo là Đô đốc Nghiêm quận công). Thái Bảo từ khi mới sinh đã có tướng lạ: hai tai chấm vai, hai tay dài quá gối, thao lược quản thể, sức mạnh hơn đời, có tài phò vuaa giúp đời. Gặp lúc vận nước thay đổi, lúc đầu ông làm quan với nhà Mạc, là phò mã tước Quận công. Sau thấy chính sự nhà Mạc không xứng để phò tá nên từ chức về ở ẩn, tưởng rằng sẽ suốt đời lấy đèn sách làm vui. Bấy giờ nhà Lê nhà Mạc chiến tranh không nghỉ. Ông bất đắc dĩ phải theo sứ nhà Lê về triều, chiêu tập quân trung nghĩa được mươi vạn, chiến thuyền được mươi nghìn giúp nhà Lê mở vận, trở thành công thần của nhà Lê. Sau đó, ông cầm quân dẹp bọn sơn khấu, về đến địa phận huyện Yên Thế -  Bắc Ninh bị gia tướng là Vân Kiều làm phản sát hại ngày 6 tháng 2. Vua Lê thương tiếc người bề tôi trung nghĩa, phong tặng tước Vương, ban quan quách đưa về quê mai táng, cúng tế để biểu dương nghĩa cả. Ngoài ra, phàm những nơi chịu ơn ông lúc sinh thời đều được ban chuẩn thờ phụng. Từ đó, anh linh hiển hiện, cầu mưa, cầu tạnh đều được linh ứng, các triều đại đều có tước phong để ghi nhớ công lao của ông. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Bàn Quận công có con gái tên là Liễu Kiều, thường gọi là Liễu Kiều công chúa. Bấy giờ, công chúa có 2 bà cô vào cung hầu Trịnh Thành Tổ. Thấy công chúa đoan trang tú lệ, dung mạo khác thường, bà có đem vào cung nuôi. Khi 2 cung tần qua đời, Trịnh Thành Tổ thấy công chúa là bậc quốc sắc, chim sa cá lặn, bèn tuyển vào vương phủ, thường gọi là Ngọc Loan tiểu thư, được yêu chiều trong cung. Công chúa mất sớm, không có con, được phong là Đệ nhất cung tần, được thờ cùng các thần trong đền của bản ấp, các triều đại ban tặng nhiều sắc phong. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân thôn Phúc Hải thờ Đông Hải Đại vương - người xứ Hải Dương; 2 anh em Dương Đình Đại vương - húy là Trần Đình và Hiểu Tâm Đại vương - húy là Trần Hiểu, người thôn Phúc Hải, xã Trần Xá, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân. Ba ông đỗ đạt cùng một kỳ thi và đều là danh tướng cuối triều Lý, đầu triều Trần, sau khi mất đều được nhân dân lập miếu tôn thờ. Đào Nương là phu nhân của Đoàn Thượng cũng được nhân dân tôn thờ tại miếu. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân thôn Trịnh Hạ thờ Đông Hải Đại vương và Đại Tô Công chúa. Đông Hải họ Đoàn, húy là Thượng, người Hồng Thị, Hồng Châu, nay thuộc Hải Dương, có tư chất thông minh, văn chương tinh thông sâu sắc, có thể hiểu thấu đáo học thuyết Khổng Mạnh, lại tinh thông tam lược lục thao của binh pháp Tôn Ngô, được vua Lý Cao Tông trọng dụng, phong chức Trung Lang, sau làm Bộ trưởng đạo Sơn Nam. Ngài thường tuần du trong hạt, phủ dụ dân chúng. Một hôm đi tuần đến thôn Trịnh Hạ, huyện Nam Xang, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho dựng hành cung để nghỉ ngơi, truyền trong dân chúng rằng: Khu ta tuy nhỏ nhưng là nơi có lễ nghĩa, vì thế ta dựng hành cung để nghỉ ngơi. Từ đó, ngài thường ban phát tiền bạc cho dân, giúp đỡ người nghèo khó. Khi ngài tử trận, triều đình có chiếu ban cho dân nơi có cung đồn thì đến kinh đô rước thần hiệu Đại vương, lập miếu ở hành cung để thờ. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Đại Tô Công chúa, húy là Nuôi, người thôn Trịnh Hạ, sinh ngày 10 tháng chín, mồ côi cha mẹ từ năm lên 6 tuổi. Khi chị em Trưng Trắc dựng cờ khởi nghĩa, đi khắp nơi chiêu mộ hiền tài hai bà về đến thôn Trịnh Hạ, gặp Tô Nương, thấy nàng có dung mạo khác thường, liền đem về nuôi, dạy cho binh pháp. Sẵn có tư chất thông minh, nên Tô Nương sớm thông mọi binh thư, cung tên cũng rất tinh tường, cùng muôn dân giúp Trưng Trắc đánh giặc Tô Định. Trưng Trắc lên ngôi, phong Tô Nương làm Đại Nuôi Công chúa. Quân thần hòa hợp, thiên hạ thái bình, vạn dân âu ca tháng ngày no đủ, bốn biển ngưỡng mộ cảnh tượng thái hòa. Tô Nương xin trở về quê cũ - thôn Trịnh Hạ, vui dạy dân việc nông tang, hưng lợi trừ hại. Bà dâng biểu lên vua xin miễn tô thuế, lao dịch cho dân Trịnh Hạ để lấy tiền xây dựng nơi thờ cúng. Bà lại mua thêm 6 khoảnh ruộng, 3 thừa ao lấy hoa lợi để đèn hương về sau khi bà mẩt. Dân Trịnh Hạ chịu ơn, tôn xưng bà là Phật vua bà. Khi Mã Viện mang quân sang đánh nước ta, Tô Nương được phong làm tướng tiên phong đánh giặc. Trong trận cùng Trưng Vương quyết chiến với địch tại Cẩm Khê, bà bị sát hại - hôm đó là ngày 5 tháng 2. Sau này, dân các nơi tướng quân Trưng Vương từng ở, từng chiến đấu đều được lập miếu thờ. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân thôn Trịnh Thượng thờ 9 vị thần: Bàn Quận Công, Đông Bàng Đại vương, Đô Thiên tấu Đại vương, Thập bát long thần Già lam Chân tề tôn thần, Trần Hưng Đạo Đại vương, Liễu Hạnh, Từ Tiên và Đệ Nhị cung tần Từ Nhân, Thổ thần, Thổ thần thôn Trịnh Thượng khu Minh Lương. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Nhân dân chủ yếu theo đạo Phật (chiếm 73,4% dân số ). Đạo Công giáo tập trung ở Đồng Phú, Long Lâu và Thư Lâu, một số thôn khác có nhà thờ họ lẻ. Nhân dân lương giáo luôn tương trợ, gắn kết trong cộng đồng dân cư cùng xây dựng quê hương. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Về truyền thống hiếu học: Dưới triều Lê Thánh Tông, năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), Trần Bảo người xã Trần Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, làm quan đến chức Thượng thư bộ Công, hàm Thiếu Bảo, tước Quận Công. Khi ông mất được dân làng tôn thờ. Ông chính là vị thần được thờ ở thôn Đồng Phú: Trần Quang Bảo. Đầu thế kỷ XX đã có 5 người đỗ tú tài và một vài vị nhất, nhị trường. Truyền thống hiếu học, khoa bảng của cha ông ngày càng được phát huy, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo. Đảng bộ xã Nguyên Lý luôn chăm lo cho sự nghiệp trồng người. Từng dòng họ, từng làng xóm quan tâm chăm lo , coi đây là tài sản vô cùng quý báu. Nhiều dòng họ xây dựng được quỹ khuyến học , động viên khen thưởng con cháu có thành tích cao trong học tập. Nhiều người là cán bộ chủ chốt trong các cơ quan của Trung Ương và địa phương, nhiều sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang. </ins>

<ins> </ins>

<ins>Cùng với sự phát triển của lịch sử, Đảng bộ và nhân dân xã Nguyên Lý luôn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. </ins>


==Chú thích==
==Chú thích==
{{tham khảo|30em}}
{{tham khảo|2}}


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Bản mới nhất lúc 22:38, ngày 6 tháng 8 năm 2023

Nguyên Lý
Xã Nguyên Lý
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhHà Nam
HuyệnLý Nhân
Thành lập1977[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°36′9″B 106°2′39″Đ / 20,6025°B 106,04417°Đ / 20.60250; 106.04417
Nguyên Lý trên bản đồ Việt Nam
Nguyên Lý
Nguyên Lý
Vị trí xã Nguyên Lý trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,31 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng11487 người[2]
Mật độ1382 người/km²
Khác
Mã hành chính13570[2]

Nguyên Lý là một thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Xã Nguyên Lý có diện tích 8,31 km², dân số năm 1999 là 11487 người,[2] mật độ dân số đạt 1382 người/km².

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 618/1977/QĐ-VP18
  2. ^ a b c d “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]