Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Huy Thông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 102: Dòng 102:
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
* {{cite web|url=https://viettimes.vn/vi-kien-truc-su-dang-sau-tien-trinh-binh-thuong-hoa-post134119.html|title=Vị “kiến trúc sư” đằng sau tiến trình bình thường hóa|date=July 12, 2020|work=Viettimes}}
* {{cite web|url=https://viettimes.vn/vi-kien-truc-su-dang-sau-tien-trinh-binh-thuong-hoa-post134119.html|title=Vị “kiến trúc sư” đằng sau tiến trình bình thường hóa|date=July 12, 2020|work=Viettimes}}
* {{cite web|url=http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-tri-xa-hoi/dai-su-ha-huy-thong-vu-khung-bo-11-9-cuoc-khung-hoang-quoc-t.html|title=Đại sứ Hà Huy Thông: Vụ khủng bố 11/9, cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất đầu thế kỷ 21|date=September 11, 2021|publisher=Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam}}
* {{cite web|url=https://baoquocte.vn/quan-he-viet-my-tu-di-san-chien-tranh-den-duong-cao-toc-239979.html#google_vignette|title=Đại sứ Hà Huy Thông: Vụ khủng bố 11/9, cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất đầu thế kỷ 21|date=August 28, 2021|publisher=Bộ Ngoại giao Việt Nam}}
* {{Cite web|url=https://danviet.vn/quan-he-viet-my-the-hien-tam-nhin-chien-luoc-cua-nhieu-the-he-lanh-dao-20200711163307571.htm|title=Quan hệ Việt – Mỹ thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhiều thế hệ lãnh đạo|work=Dân Việt|date=July 11, 2020}}
* {{Cite web|url=https://danviet.vn/quan-he-viet-my-the-hien-tam-nhin-chien-luoc-cua-nhieu-the-he-lanh-dao-20200711163307571.htm|title=Quan hệ Việt – Mỹ thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhiều thế hệ lãnh đạo|work=Dân Việt|date=July 11, 2020}}
* {{Chú thích web|url=https://baoquocte.vn/khi-nha-ngoai-giao-lam-nghe-nghi-sy-145605.html|tiêu đề=Khi nhà ngoại giao làm ‘nghề nghị sỹ’|website=Báo Thế giới và Việt Nam|ngôn ngữ=vi|date=May 19, 2021}}
* {{Chú thích web|url=https://baoquocte.vn/khi-nha-ngoai-giao-lam-nghe-nghi-sy-145605.html|tiêu đề=Khi nhà ngoại giao làm ‘nghề nghị sỹ’|website=Báo Thế giới và Việt Nam|ngôn ngữ=vi|date=May 19, 2021}}

Phiên bản lúc 14:49, ngày 26 tháng 10 năm 2024

Hà Huy Thông
Chức vụ
Phó Đại sứ Việt Nam
tại Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ1995 – 1997
Đại sứ Việt Nam tại Hoa KỳLê Văn Bàng (Đại biện lâm thời)
Tiền nhiệmkhông có
Vị tríWashington, D.C.
Vụ trưởng Vụ Tây Á – châu Phi
Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ2002 – 2006
Phó Vụ trưởngNguyễn Danh Sáo
Tiền nhiệmNguyễn Quang Khai
Kế nhiệmĐinh Xuân Lưu
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam
tại Hà Lan
Nhiệm kỳ2006 – 2010
Tiền nhiệmĐinh Thị Minh Huyền
Kế nhiệmHuỳnh Minh Chính
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Chủ nhiệmTrần Văn Hằng
Tiền nhiệmkhông có
Kế nhiệmVũ Hải Hà, Nguyễn Sỹ Cương, Nguyễn Mạnh Tiến
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Tiền nhiệmPhan Xuân Dũng, Đồng Hữu Mạo
Kế nhiệmĐặng Ngọc Nghĩa, Nguyễn Chí Tài
Vị tríHuyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông
Thông tin cá nhân
Sinh12 tháng 6, 1957 (67 tuổi)
Hà Nội
Nơi ởQuận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nghề nghiệpNhà ngoại giao, Chính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
9 tháng 2 năm 1983[1]
ChaHà Huy Tâm
Họ hàngHà Huy Tập
Học vấnThạc sỹ quản lý công; Cử nhân Ngoại giao, Quản lý hành chính cao cấp; Cao cấp lý luận chính trị
Alma materTrường Đại học Ngoại giao, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Harvard
Quê quánXã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1983 – 1985

Hà Huy Thông (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1957) là nhà ngoại giaochính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan (2006–2010), Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Năm 2011, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong hàm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.[2]

Hà Huy Thông theo học tại Trường Đại học Ngoại giao khóa X (1975–1980). Sau khi tốt nghiệp, ông công tác tại Bộ Ngoại giao, sau đó theo học tại Đại học Quốc gia SingaporeĐại học Harvard, trải qua nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Ngoai giao về các vấn đề liên quan tới Hoa KỳLiên Hợp Quốc. Hà Huy Thông được coi là một trong những "kiến trúc sư" trong quá trình Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam thông qua con đường ngoại giao và luật pháp.[3][4]

Sau khi rời Bộ Ngoại giao, Hà Huy Thông là Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011–2016) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế,[5] đồng thời giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, kiêm đồng Chủ tịch Nhóm đối thoại (kênh 2) giữa Việt Nam – Hoa Kỳ về Chất độc da cam. Hà Huy Thông cũng là một trong những đại biểu tham gia tích cực xây dựng và góp ý cho Luật Thủ đô.[6][7]

Từ năm 2013, Hà Huy Thông tham gia một số tổ chức thuộc Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và hiện là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hà Lan.[8][9] Ông là tác giả của nhiều bài nghiên cứu, tham luận và tư liệu giảng dạy cho Học viện Ngoại giao, đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc.

Tiểu sử

Hà Huy Thông sinh ngày 12 tháng 6 năm 1957 tại Hà Nội,[10] nguyên quán xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Hà Huy Tâm, chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao và là cháu gọi chú với cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Ông có một người em trai là Hà Huy Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia.[11]

Hà Huy Thông theo học tại Trường Đại học Ngoại giao khóa X (1975–1980), Cử nhân Ngoại giao, Quản lý hành chính cao cấp. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại Bộ Ngoại giao và từng được làm phiên dịch cho sĩ quan tình báo cao cấp của Hoa Kỳ khi tới Việt Nam vào tháng 9 năm 1982.[12] Sau đó, ông có thời gian ngắn thực hiện nghĩa vụ quân sự (1983–1985). Ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công tại Đại học Quốc gia Singapore,[13] rồi quay về Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề liên quan tới Hoa KỳLiên Hợp Quốc.

Sự nghiệp ngoại giao

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Từ năm 1987 tới 1990, Hà Huy Thông được bổ nhiệm Tuỳ viên Báo chí tại Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc tại New York.[3][14] Hà Huy Thông là một trong những cán bộ cao cấp tham dự cuộc đàm phán đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về Bình thường hóa quan hệ ngoại giao diễn ra vào tháng 6 năm 1990 giữa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker,[15] sau đó là cuộc đàm phán vào tháng 11 năm 1991 tại New York giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Richard Solomon.[3][16]

Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton dỡ bỏ cấm vận và lập quan hệ với Việt Nam ở cấp Cơ quan liên lạc vào đầu năm 1994, Hà Huy Thông được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn tiền trạm mở Cơ quan liên lạc tại Washington D.C.[14][15][16] Công việc hoàn thành vào tháng 2 năm 1995, và Cơ quan liên lạc của Việt Nam tại Washington D.C. chính thức trở thành Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 8.[14][17][18] Tháng 10 cùng năm, Hà Huy Thông tham gia tháp tùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc — nguyên thủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầu tiên có buổi gặp chính thức với Tổng thống Hoa Kỳ.[19]

Trong giai đoạn 1995–1997, Hà Huy Thông trở thành Tham tán, rồi Tham tán Công sứ – Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đầu năm 1997, ông từng có giai đoạn ngắn là Đại biện lâm thời, khi Đại sứ Lê Văn Bàng về nước hoàn tất các thủ tục bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ.[16] Tháng 5 năm 1997, hai nước lần đầu tiên trao đổi Đại sứ kể từ sau chiến tranh.[20] Sau đó, Hà Huy Thông tiếp tục là Trưởng đoàn tiền trạm mở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào cuối năm 1997.[14][20]

Sau khi trở về nước, Hà Huy Thông công tác tại Bộ Ngoại giao trong các hoạt động liên quan tới Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc. Trong quá trình theo học Thạc sĩ Quản lý công tại Đại học Harvard (2000–2001),[3] ông đóng góp tích cực công tác đón tiếp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2000. Hà Huy Thông là một trong những cán bộ cao cấp tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2013.[21][22] Năm 2015, ông cũng tham gia đoàn tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới thăm Hoa Kỳ.[23]

Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan

Trong giai đoạn 2002–2006, Hà Huy Thông là Vụ trưởng Vụ Tây Á – châu Phi của Bộ Ngoại giao.[24] Ông là một trong những cán bộ cao cấp tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Algérie, MarocNam Phi vào tháng 4 năm 2004. Đây là chuyến thăm châu Phi đầu tiên sau 30 năm của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam kể từ năm 1974. Sau đó vào năm 2005, ông tiếp tục tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm châu Phi.[24]

Tháng 6 năm 2006, Hà Huy Thông được bổ nhiệm là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Hà Lan.[25][26][27][28] Ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2010.[29][30]

Đại biểu quốc hội

Năm 2011, Hà Huy Thông kết thúc hoạt động tại Bộ Ngoại giao. Tháng 7 cùng năm,[31] ông trở thành đại biểu Quốc hội, đại diện cho huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế), nhiệm kỳ 2011–2016. Ông kiêm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội,[32] và đồng Chủ tịch Nhóm đối thoại (kênh 2) giữa Việt Nam – Hoa Kỳ về Chất độc da cam[33] và Ủy viên Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (VPDF).[6]

Trong vai trò đại biểu quốc hội, Hà Huy Thông tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ,[34] đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa hai quốc gia.[35] Ông cũng thường xuyên tham dự các hội nghị và diễn đàn liên quan tới các vấn đề Liên Hợp Quốc.[36][37]

Hà Huy Thông là một trong những đại biểu tham gia tích cực trong quá trình sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam, cụ thể trong vấn đề bỏ hạn đăng ký giữ quốc tịch.[38] Ông cũng từng đóng góp ý kiến cho sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ,[39] Luật Thống kê,[40] và nhiều vấn đề luật pháp khác.[41][42][43][44] Đặc biệt, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại các đô thị hàng đầu thế giới, ông thường xuyên đóng góp xây dựng và chia sẻ góc nhìn trong quá trình về quy hoạch và phát triển bền vững để hoàn thiện Luật Thủ đô.[45][46]

Dù làm ngoại giao hay làm nghị sỹ thì đều phải nắm vững và thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

— Hà Huy Thông, 2021, Thế giới và Việt Nam[47]

Sau khi nghỉ hưu năm 2016, Hà Huy Thông tiếp tục giảng dạy tại Học viện Ngoại giao, đồng thời tiếp tục có những bài viết liên quan tới quan hệ ngoại giao Việt Nam với Hoa Kỳ[48][49][50][51] và với Liên Hợp Quốc,[49] phát triển bền vững[52][53][54] và tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam.[55][56] Ông tham gia Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO) và giữ chức Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Hà Lan.[57][58][59]

Tháng 1 năm 2020, ông được trao tặng Huân chương Tự do hạng III từ Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lào Eskavang Vonvachit.[60]

Tham khảo

  1. ^ “Danh sách 13 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ “Đại sứ Hà Huy Thông: 'Đô thị hoá bền vững' từ tâm sự của ông John Kerry 30 năm trước”. Ban Chỉ đạo Trung ương về Công tác Thông tin đối ngoại. 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b c d “Vị "kiến trúc sư" đằng sau tiến trình bình thường hóa”. Viettimes. 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Runckel, Christopher (10 tháng 6 năm 2015). “Thứ trưởng Lê Mai và những vị "mafia Cuba". Tuổi trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII — ông Hà Huy Thông”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ a b “Để Hà Nội phát triển bền vững, đáng sống và xứng tầm đại diện quốc tế”. Đại biểu Nhân dân. 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “Qui hoạch không gian: Đột phá để Thủ đô phát triển bền vững”. Pháp luật & Xã hội. 10 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ “Ngoại giao nhân dân đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Hà Lan”. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam. 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hà Lan”. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ “Quan hệ Việt-Mỹ: Từ di sản chiến tranh đến... đường cao tốc”. Ủy ban về người nước ngoài ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ “Ảnh hưởng của truyền thống quê hương, dòng tộc, gia đình đến sự hình thành nhân cách, lý tưởng của đồng chí Tổng Bí thư Hà Huy Tập”. Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. 7 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ “Việt - Mỹ và hành trình trở thành bạn hữu”. VietnamNet. 7 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ “Đại sứ Hà Huy Thông: Vụ khủng bố 11/9, cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất đầu thế kỷ 21”. Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam. 11 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ a b c d “Quan hệ Việt – Mỹ thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhiều thế hệ lãnh đạo”. Dân Việt. 11 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ a b “Món quà đặc biệt và sự nể phục của người Mỹ với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch”. Báo Quốc tế. 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ a b c “Việt - Mỹ: Cơ hội lớn để tiến xa và thực chất hơn”. VietnamNet. 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ “Từ câu chuyện 20 năm trước, tha thiết với tương lai”. Đại biểu Nhân dân. 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ “Cựu đại sứ Lê Văn Bàng: Người mang thông điệp hòa bình”. Công an Nhân dân. 8 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  19. ^ “Đại tướng Lê Đức Anh với quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ASEAN”. Đài tiếng nói Việt Nam. 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  20. ^ a b “Đại tướng Lê Đức Anh và việc bình thường hóa quan hệ với các nước lớn”. Báo Tin tức. 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  21. ^ “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ”. Bộ Nội vụ. 24 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  22. ^ “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ”. Nhân dân. 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  23. ^ “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ”. Phú Yên. 30 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  24. ^ a b “Nhìn lại 20 năm thực hiện 4 phương hướng ưu tiên mở rộng hợp tác Việt Nam-châu Phi”. Ban chỉ đạo Đối ngoại Trung ương. 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  25. ^ “Đoàn cán bộ cấp cao thành phố tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng và quản lý đê biển”. Pháp luật. 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  26. ^ “Đại học Hà Lan đưa chủ đề Việt Nam vào giảng dạy”. Vietnamplus+. 7 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  27. ^ “Bà con Việt kiều tại Hà Lan ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại trong cơn bão số 9 ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ”. Báo Chính phủ. 20 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  28. ^ “Việt Nam tham gia lễ hội Tong Tong ở Hà Lan”. Yên Bái. 27 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  29. ^ “Chủ tịch nước bổ nhiệm 21 Đại sứ và Tổng lãnh sự Việt Nam”. Dân trí. 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  30. ^ “Nữ hoàng Hà Lan đánh giá cao thành tựu của Việt Nam”. Đảng Cộng sản. 1 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  31. ^ “Quốc hội thông qua cơ cấu nhân sự”. Yên Bái. 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  32. ^ “Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đón, tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Chile Sebastián Piñera Echenique và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam”. Tạp chí Cộng sản. 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  33. ^ “Mỹ bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc da cam/điôxin”. Đảng Cộng sản. 20 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  34. ^ “Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hà Huy Thông: Vinh dự và trách nhiệm”. Quân đội Nhân dân. 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  35. ^ “Tán thành việc đàm phán và trao đổi công hàm Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Quốc hội. 21 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.
  36. ^ “Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hà Huy Thông trả lời phỏng vấn TTXVN về nội dung nghị sự của IPU-132”. Dân tộc & Miền núi. 26 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  37. ^ “Đại hội đồng IPU sẽ lần đầu tiên thông qua nghị quyết về nước”. Vietnamplus+. 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  38. ^ “Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII: Kiến nghị bỏ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam”. Báo Tin tức. 17 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  39. ^ "Thủ tướng nên giải trình trước dân về nợ xấu, nợ công". VnEconomy. 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  40. ^ “Thảo luận về dự án Luật Thống kê sửa đổi”. Báo Tin tức. 22 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  41. ^ “Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị lấy phiếu tín nhiệm ở hai mức”. Quân đội Nhân dân. 13 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  42. ^ “Công tác giảm nghèo - cần đổi mới phương thức và cách làm”. Nhân dân. 3 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  43. ^ “Phát biểu và đáp từ đều được cân nhắc”. Pháp luật. 4 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  44. ^ “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền: Những kiến nghị mang tính chiến lược”. Pháp luật. 17 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  45. ^ “Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển bền vững và là biểu tượng đại diện quốc gia”. Quốc hội. 7 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  46. ^ “Hội nghị Báo cáo viên phía Bắc tháng 4/2015”. Ban Tuyên giáo Trung ương. 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  47. ^ “Khi nhà ngoại giao làm 'nghề nghị sỹ'. Báo Thế giới và Việt Nam. 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2024.
  48. ^ “Bác Hồ và cuộc gặp gỡ đặc biệt cách đây hơn nửa thế kỷ...”. Bộ Ngoại giao Việt Nam. 9 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  49. ^ a b “Nhân dân Việt – Mỹ thụ hưởng nhiều nhất từ việc hai nước nâng cấp quan hệ đối tác”. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam. 11 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
  50. ^ “Đại sứ kể về tầm nhìn của ông McCain trong quan hệ Việt - Mỹ”. VnExpress. 11 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  51. ^ “Việt Nam cần có đồng minh để có thể buộc Trung Quốc chơi đúng luật”. Kinh tế & Dự báo. 15 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  52. ^ “Đại sứ Hà Huy Thông: 'Đô thị hoá bền vững' từ tâm sự của ông John Kerry 30 năm trước”. Ban chỉ đạo Đối ngoại Trung ương. 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  53. ^ “Để Hà Nội phát triển bền vững, đáng sống và xứng tầm đại diện quốc tế”. Đại biểu Nhân dân. 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  54. ^ “Phát triển bền vững trong thế giới hiện đại”. Đại biểu Nhân dân. 10 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  55. ^ Hà Huy Thông (31 tháng 3 năm 2014). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của người đảng viên”. Xây dựng Đảng. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  56. ^ Hà Huy Thông (16 tháng 8 năm 2016). “Thực hiện chữ "Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ”. Xây dựng Đảng. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  57. ^ “Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”. Đài tiếng nói Việt Nam. 14 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  58. ^ “Ấn tượng về Hà Lan và nỗi trăn trở để hai cánh chim hữu nghị "bay" không mỏi”. Thời đại. 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  59. ^ “Ngoại giao nhân dân đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Hà Lan”. Thời đại. 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  60. ^ “Trao Huân, Huy chương của Nhà nước Lào cho tập thể, cá nhân của Quốc hội Việt Nam”. Tuyên Quang. 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.

Liên kết ngoài