Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Tuquyet2457/nháp”
(Một sửa đổi ở giữa của cùng người dùng) | |||
Dòng 43: | Dòng 43: | ||
Ngay từ thời còn là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bế Kiến Quốc đã đoạt giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ năm 1969.<ref name=":3">{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/be-kien-quoc-tho-co-gia-tri-la-tho-nang-cao-tam-hon-1875820.html|tiêu đề=Bế Kiến Quốc: 'Thơ có giá trị là thơ nâng cao tâm hồn'|ngày=02-12-30|website=vnexpress.net|url-status=live|ngày truy cập=2024-12-13}}</ref> |
Ngay từ thời còn là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bế Kiến Quốc đã đoạt giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ năm 1969.<ref name=":3">{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/be-kien-quoc-tho-co-gia-tri-la-tho-nang-cao-tam-hon-1875820.html|tiêu đề=Bế Kiến Quốc: 'Thơ có giá trị là thơ nâng cao tâm hồn'|ngày=02-12-30|website=vnexpress.net|url-status=live|ngày truy cập=2024-12-13}}</ref> |
||
''Những dòng sông'' (thơ, in chung, 1979); ''Chú ngựa mã sao'' (truyện thơ thiếu nhi, 1979) ''Dòng suối thần kỳ'' (truyện thơ thiếu nhi, 1984); ''Cuối rễ đầu cành'' (thơ, 1994); ''Mãi mãi ngày đầu tiên'' (thơ, 2002); ''Đất hứa'' (thơ 2003). |
|||
⚫ | |||
⚫ | {{pull quote|''Theo tôi, thơ có giá trị là thơ phải nâng cao tâm hồn con người. Những nhà thơ thành công là những nhà thơ nói được tiếng nói của thời đại, của đất nước, chứ không phải nhà thơ có kỹ thuật cao. Và, điều quan trọng là thơ phải luôn luôn hướng về phần sáng của cuộc đời.''|tác giả= nhà thơ '''Bế Kiến Quốc '''- <ref name=":3" /> |width=95% |
||
⚫ | |||
Ngoài thơ ca, Bế Kiến Quốc cũng có rất nhiều đóng góp trong lĩnh vực báo chí, văn xuôi và phê bình.<ref name=":0" /> |
Ngoài thơ ca, Bế Kiến Quốc cũng có rất nhiều đóng góp trong lĩnh vực báo chí, văn xuôi và phê bình.<ref name=":0" /> |
||
Dòng 53: | Dòng 50: | ||
“Điệu lý qua cầu” ra đời năm 1984, là một trong nhiều bài thơ được thi sĩ viết tặng một cô sinh viên trường Sư phạm buổi đầu đến với văn chương, kém vợ anh chừng 12 tuổi, khi anh dự trại sáng tác ở Đồng Tháp. Theo nhà thơ Đỗ Bạch Mai, phu nhân Bế Kiến Quốc, khi phổ biến ca khúc dưới tên mới “Ngẫu hứng lý qua cầu”, nhạc sỹ Trần Tiến.<ref name=":2" /> |
“Điệu lý qua cầu” ra đời năm 1984, là một trong nhiều bài thơ được thi sĩ viết tặng một cô sinh viên trường Sư phạm buổi đầu đến với văn chương, kém vợ anh chừng 12 tuổi, khi anh dự trại sáng tác ở Đồng Tháp. Theo nhà thơ Đỗ Bạch Mai, phu nhân Bế Kiến Quốc, khi phổ biến ca khúc dưới tên mới “Ngẫu hứng lý qua cầu”, nhạc sỹ Trần Tiến.<ref name=":2" /> |
||
⚫ | |||
⚫ | {{pull quote|''Theo tôi, thơ có giá trị là thơ phải nâng cao tâm hồn con người. Những nhà thơ thành công là những nhà thơ nói được tiếng nói của thời đại, của đất nước, chứ không phải nhà thơ có kỹ thuật cao. Và, điều quan trọng là thơ phải luôn luôn hướng về phần sáng của cuộc đời.''|tác giả= nhà thơ '''Bế Kiến Quốc '''- <ref name=":3" /> |width=95% |
||
⚫ | |||
Năm 2012, ông được truy tặng [[Giải thưởng Nhà nước (Việt Nam)|Giải thưởng Nhà nước]] về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: ''Cuối rễ đầu cành (tập thơ); Mãi mãi ngày đầu tiên (tập thơ); Đất hứa (tập thơ).<ref name="bvhttdl2012">{{Chú thích thông cáo báo chí|publisher=Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch|date=2012-05-15|url=http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/tintuc-sukien/quyet-dinh-cua-chu-tich-nuoc-ve-viec-tang-cac-danh-hieu-vinh-du-nha-nuoc.html|title=Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước|access-date=2024-12-12|archive-date=2012-11-03|archive-url=https://web.archive.org/web/20121103170745/http://bvhttdl.gov.vn/vn/tintuc-sukien/quyet-dinh-cua-chu-tich-nuoc-ve-viec-tang-cac-danh-hieu-vinh-du-nha-nuoc.html}}</ref>'' |
Năm 2012, ông được truy tặng [[Giải thưởng Nhà nước (Việt Nam)|Giải thưởng Nhà nước]] về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: ''Cuối rễ đầu cành (tập thơ); Mãi mãi ngày đầu tiên (tập thơ); Đất hứa (tập thơ).<ref name="bvhttdl2012">{{Chú thích thông cáo báo chí|publisher=Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch|date=2012-05-15|url=http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/tintuc-sukien/quyet-dinh-cua-chu-tich-nuoc-ve-viec-tang-cac-danh-hieu-vinh-du-nha-nuoc.html|title=Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước|access-date=2024-12-12|archive-date=2012-11-03|archive-url=https://web.archive.org/web/20121103170745/http://bvhttdl.gov.vn/vn/tintuc-sukien/quyet-dinh-cua-chu-tich-nuoc-ve-viec-tang-cac-danh-hieu-vinh-du-nha-nuoc.html}}</ref>'' |
Bản mới nhất lúc 15:07, ngày 13 tháng 12 năm 2024
TuQuyet thảo luận • đóng góp 07:11, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)
Bế Kiến Quốc | |
---|---|
Tên khác | Đặng Thái Minh, Ngọc Chung Tử, Trường Đặng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 19 tháng 5, 1949 |
Nơi sinh | Nam Định |
Quê hương | Hà Nội |
Mất | |
Ngày mất | 25 tháng 6, 2002 | (53 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội |
Nơi cư trú | Hà Nội |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhà thơ |
Gia đình | |
Vợ | Đỗ Bạch Mai |
Đào tạo | Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội |
Lĩnh vực | văn học |
Sự nghiệp văn học | |
Thể loại | thơ |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Danh sách |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Bế Kiến Quốc (1949 - 2002) là nhà thơ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bế Kiến Quốc (Đặng Thái Minh, Ngọc Chung Tử, Trường Đặng) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1949 tại Nam Định, quê quán tại Hà Nội.
Bế Kiến Quốc học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp vào năm 1970. Ông đã dự Lớp bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam (1972), tham gia khoá cao cấp rút gọn của Học viện Văn học Gorki (1988). Ông từng làm công tác phong trào ở Ty văn hoá Hà Tây (1970 - 1977); làm trưởng ban thơ, rồi thư ký toà soạn Tuần báo Văn nghệ (1977 - 2000); sau đó làm Tổng biên tập báo Người Hà Nội đến khi qua đời.[1]
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1981.
Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 2002 tại Hà Nội do căn bệnh ung thư phổi.[1]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay từ thời còn là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bế Kiến Quốc đã đoạt giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ năm 1969.[2]
Những dòng sông (thơ, in chung, 1979); Chú ngựa mã sao (truyện thơ thiếu nhi, 1979) Dòng suối thần kỳ (truyện thơ thiếu nhi, 1984); Cuối rễ đầu cành (thơ, 1994); Mãi mãi ngày đầu tiên (thơ, 2002); Đất hứa (thơ 2003).
Ngoài thơ ca, Bế Kiến Quốc cũng có rất nhiều đóng góp trong lĩnh vực báo chí, văn xuôi và phê bình.[1]
Trong Tiếng Việt 2, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo, nhà thơ Bế Kiến Quốc có bài Ngày hôm qua đâu rồi. Ngay từ những năm cuối thế kỷ trước, thơ viết cho thiếu nhi của Bế Kiến Quốc đã được tuyển vào sách giáo khoa tiểu học, như bài Bài hát trồng cây trongTiếng Việt 3, tập 1, (NXB Giáo dục, 1997):[3]
“Điệu lý qua cầu” ra đời năm 1984, là một trong nhiều bài thơ được thi sĩ viết tặng một cô sinh viên trường Sư phạm buổi đầu đến với văn chương, kém vợ anh chừng 12 tuổi, khi anh dự trại sáng tác ở Đồng Tháp. Theo nhà thơ Đỗ Bạch Mai, phu nhân Bế Kiến Quốc, khi phổ biến ca khúc dưới tên mới “Ngẫu hứng lý qua cầu”, nhạc sỹ Trần Tiến.[4]
Tuy thành đạt sớm, nhưng Bế Kiến Quốc vẫn là người khiêm nhường, lặng lẽ. Anh tự bạch:
“ | Theo tôi, thơ có giá trị là thơ phải nâng cao tâm hồn con người. Những nhà thơ thành công là những nhà thơ nói được tiếng nói của thời đại, của đất nước, chứ không phải nhà thơ có kỹ thuật cao. Và, điều quan trọng là thơ phải luôn luôn hướng về phần sáng của cuộc đời. | ” |
— nhà thơ Bế Kiến Quốc - [2] |
Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Cuối rễ đầu cành (tập thơ); Mãi mãi ngày đầu tiên (tập thơ); Đất hứa (tập thơ).[5]
Tác phẩm chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Những dòng sông (thơ, in chung, 1979)
- Chú ngựa mã sao (truyện thơ thiếu nhi, 1979)
- Dòng suối thần kỳ (truyện thơ thiếu nhi, 1984)
- Cuối rễ đầu cành (thơ, 1994)
- Mãi mãi ngày đầu tiên (thơ, 2002)
- Đất hứa (thơ 2003).
Nguồn: [6]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Giải thưởng văn học [6]
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ (1969),
- Giải thưởng cuộc vận động viết về thương binh liệt sĩ (1973),
- Giải thưởng cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi (1979, 1985),
- Giải thưởng cuộc thi viết về tài trí Việt Nam của tạp chí Thế giới mới (1995-1996),
- Giải thưởng cuộc thi ký của báo Sài Gòn giải phóng (1985) và cuộc thi ký của Đài Tiếng nói Việt Nam (1986),
- Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2002).
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Vợ Bế Kiến Quốc là nhà thơ Đỗ Bạch Mai, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1997
Hiếm có nhà thơ nào yêu vợ mình như Bế Kiến Quốc. Trong thời gian có 10 tháng trước khi làm lễ cưới (từ tháng 7/1975 - 5/1976), Bế Kiến Quốc đã viết tặng cho "nàng thơ" Đỗ Bạch Mai tổng cộng 116 bài thơ. Sau khi Bế Kiến Quốc qua đời, 116 bài thơ này đã được in trong tập thơ "Đất hứa" và có lẽ anh đã lập kỷ lục guinness về thơ tình viết cho người yêu. Không chỉ có vậy, trong 27 năm chung sống với nhau, Bế Kiến Quốc còn viết tặng vợ nhiều bài thơ nữa.[7]
Di sản thơ ca của Bế Kiến Quốc ước khoảng 500 bài, một phần không nhỏ trong số đó đã dành tặng vợ[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nhà thơ Bế Kiến Quốc qua đời”. vnexpress.net. 26 tháng 6 năm 2002. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b “Bế Kiến Quốc: 'Thơ có giá trị là thơ nâng cao tâm hồn'”. vnexpress.net. 30 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.
- ^ Trần Quốc Toàn (28 tháng 12 năm 2022). “Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Đỗ Bạch Mai - Bế Kiến Quốc: Một cặp đôi giáo khoa thư”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b Nông Hồng Diệu (5 tháng 4 năm 2017). “Nâng niu thơ chồng viết cho người khác”. baoquankhu7.vn. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b “Nhà thơ Bế Kiến Quốc (1949-2002)”. baotangvanhoc.vn. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.
- ^ Nguyễn Việt Chiến (7 tháng 2 năm 2019). “Nhà thơ Bế Kiến Quốc, người lập kỷ lục thơ tình tặng vợ nhiều nhất Việt Nam”. www.nguoiduatin.vn. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2024.