Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Hinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n M'Đrăk --> M'Drắk (via JWB)
Task 3: Sửa lỗi chung (GeneralFixes2) (#TASK3QUEUE)
 
Dòng 37: Dòng 37:
[[Thể loại:Sông tại Đắk Lắk|Hinh]]
[[Thể loại:Sông tại Đắk Lắk|Hinh]]
[[Thể loại:Sông tại Phú Yên|Hinh]]
[[Thể loại:Sông tại Phú Yên|Hinh]]
[[Thể loại:Sông của Việt Nam]]


[[en:Sông Hinh District]]
[[en:Sông Hinh District]]

Bản mới nhất lúc 22:11, ngày 13 tháng 9 năm 2024

Sông Hinh
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnĐỉnh núi Chư H'Mu, tỉnh Đắk Lắk
Cửa sôngSông Đà Rằng ở xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Độ dài88 km
Diện tích lưu vực1.040 km²

Sông Hinh là một phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của sông Đà Rằng (sông Ba). Sông chảy qua huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk và huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên [1][2].

Sông này dài 88 km và có diện tích lưu vực là 1.040 km². Đầu nguồn của sông là đỉnh núi Chư H'Mu (cao 2.051 m) ở huyện M'Drắk, phía Tây tỉnh Đăk Lăk. Cửa sông, nơi hội lưu với sông Đà Rằng, ở phía xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đoạn thương lưu có hướng chảy cơ bản là Tây Nam - Đông Bắc. Đoạn hạ lưu, từ vĩ độ 12°50′ đến cửa sông, có hướng chảy cơ bản là Bắc-Nam.

Công trình thủy điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên sông Hinh, tại địa phận xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có công trình thủy điện sông Hinh công suất 70 MW và điện năng sản xuất là 370 KWh/năm.

Lâm tặc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo Tuổi trẻ viết vào tháng 10 năm 2011, hơn 26.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Hinh ở vùng giáp ranh giữa Phú Yên - Đắk Lắk đang có nguy cơ bị xóa sổ. Lâm tặc thuê trâu vận chuyển gỗ. Mỗi con trâu một lần kéo được một khúc gỗ cỡ 30x30cm; cả xã Sông Hinh có trên 200 con trâu thì trong đó hơn 100 con chuyên kéo gỗ lậu. Gỗ được trâu kéo ra khỏi rừng tập kết ở các triền suối rồi được bán cho các trùm buôn gỗ. Ông Trần Ngọc Thuân - chủ tịch UBND xã Sông Hinh - cho biết: "Tình hình phá rừng ở đây đã phức tạp, việc các ngành chức năng tỉnh Phú Yên cấp phép hoạt động cho hai xưởng chế biến gỗ gần bìa rừng càng làm tình hình phức tạp hơn" [3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-49-74B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Tan nát rừng đầu nguồn Sông Hinh, tuoitre, 08/10/2011

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]