Bước tới nội dung

Trần Quang Cơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 16:54, ngày 4 tháng 7 năm 2014. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trần Quang Cơ (1920–) nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, phục vụ trong ngành ngoại giao 44 năm cho tới khi ông về hưu năm 1997.[1][2].

Tiểu sử

Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân dân, từng giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Từ năm 1954 ông làm việc cho Bộ Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (54–97). 1964 Cơ làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥòa tại Indonesia. 1966 ông trở lại Hà Nội, là thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam. 1976 phụ trách đàm phán quan hệ Bắc Mỹ rồi chuyển sang Âu Châu trước khi đi làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982 cho tới 1986[3]. Nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn nhận xét, ông là một người lịch lãm, hiểu biết, và sâu sắc. Ông được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1986.

Trong suốt 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc.

Tháng hai 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 2001, ông cho ra hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến.

Nhận xét

  • Về quan hệ ngoại giao: Trước năm 1986, Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. "Mình càng ít bạn thì họ càng bắt nạt, thế thôi. Cũng giống như trẻ con ngoài phố ấy."
  • Khi được hỏi về quan hệ Việt-Trung vào đầu năm 2009: "Tôi thấy quan hệ hiện giờ... tạm được."

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Hồi ức và suy nghĩ của cán bộ xã hội chủ nghĩa, Truyền thông, truy cập ngày 04.07.2014
  2. ^ Chiến cuộc ngoại giao, BBC, truy cập ngày 04.07.2014
  3. ^ Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tuanvietnam, truy cập ngày 04.07.2014