Bước tới nội dung

Mạch nước phun

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do TuanminhBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 10:46, ngày 29 tháng 9 năm 2015 (Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:24.7770000). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Mạch nước phun Strokkur, Iceland
Hơi nước phun lên từ mạch nước phun Castle làm xuất hiện các hiệu ứng phụ như cầu vồnggiải Alexander trong Vườn quốc gia Yellowstone.
Video mạch nước phun

Mạch nước phun (tiếng Anh: geyser) là mạch nước (spring) phun nước nóng và hơi nước từ lòng đất vào bầu không khí theo chu kỳ hoặc nhiễu loạn và thường phun lên theo phương thẳng đứng.[1]

Sự hình thành các mạch nước phun là do những điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, và vì vậy mạch nước phun cũng rất hiếm gặp trên Trái Đất[1]. Nói chung những nơi có mạch nước phun nằm gần những vùng có núi lửa hoạt động,[2] và hiện tượng mạch nước phun liên quan đến magma[2]. Nói chung khi nước bề mặt thấm xuống lòng đất trung bình khoảng 2.000 mét thì nó sẽ tiếp xúc với đá nóng. Kết quả là xảy ra sự sôi nước áp lực tạo ra hiệu ứng mạch nước phun chứa nước nóng và hơi nước phun lên mặt đất.

Có khoảng một nghìn mạch nước phun tồn tại trên thế giới, gần một nửa nằm ở vườn quốc gia Yellowstone, Wyoming, Hoa Kỳ. Sự hoạt động phun trào của mạch nước phun có thể giảm dần thậm chí ngừng hẳn do các khoáng vật lắng đọng ở mạch phun theo thời gian, hoặc mạch nước phun thay đổi chức năng thành mạch nước nóng, bị ảnh hưởng của động đất và sự can thiệp của con người.[3]

Sự phun trào thành tia, thường coi như những mạch nước phun, đã được quan sát thấy ở một số vệ tinh thuộc các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời. Do áp suất của bầu khí quyển các vệ tinh thấp, những phun trào này chỉ chứa hơi mà không có chất lỏng; có thể quan sát thấy chúng dễ dàng do hơi phun ra có lẫn các hạt bụi và băng. Tia hơi nước đã được quan sát gần cực nam của vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, trong khi sự phun trào nitrogen đã được phát hiện thấy trên vệ tinh Triton của Sao Hải Vương. Cũng có những dấu hiệu của phun trào cacbon điôxít ở mũ băng cực nam của Sao Hỏa. Trong hai trường hợp sau, thay vì nguyên nhân do năng lượng địa nhiệt, những phun trào này dường như dựa trên nhiệt lượng Mặt Trời thông quan hiệu ứng nhà kính trạng thái rắn.

Tham khảo

  1. ^ a b What is a Geyser?
  2. ^ a b About-Geysers
  3. ^ Bryan, T.S. 1995

Đọc thêm

  • Bryan, T. Scott (1995). The geysers of Yellowstone. Niwot, Colorado: University Press of Colorado. ISBN 0-87081-365-X
  • Glennon, J.A., Pfaff, R.M. (2003). The extraordinary thermal activity of El Tatio Geyser Field, Antofagasta Region, Chile, Geyser Observation and Study Association (GOSA) Transactions, vol 8. pp. 31–78.
  • Glennon, J.A. (2005). Carbon Dioxide-Driven, Cold Water Geysers, University of California, Santa Barbara. Originally posted ngày 12 tháng 2 năm 2004, last update ngày 6 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2007.
  • Glennon, J.A. (2007). About Geysers, University of California, Santa Barbara. Originally posted January 1995, updated ngày 4 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2007.
  • Glennon, J.A., Pfaff, R.M. (2005). The operation and geography of carbon-dioxide-driven, cold-water geysers, GOSA Transactions, vol. 9, pp. 184–192.
  • Kelly W.D., Wood C.L. (1993). Tidal interaction: A possible explanation for geysers and other fluid phenomena in the Neptune-Triton system, in Lunar and Planetary Inst., Twenty-Fourth Lunar and Planetary Science Conference. Part 2: 789-790.
  • Rinehart, J.S. (1980) Geysers and Geothermal Energy. Springer-Verlag, 223 p.
  • Schreier, Carl (2003). Yellowstone's geysers, hot springs and fumaroles (Field guide) (2nd ed.). Homestead Pub. ISBN 0-943972-09-4
  • Soderblom L.A., Becker T.L., Kieffer S.W., Brown R.H., Hansen C.J., Johnson T.V. (1990). Triton's geyser-like plumes — Discovery and basic characterization. Science 250: 410-415.
  • Allen, E.T. and Day, A.L. (1935) Hot Springs of the Yellowstone National Park, Publ. 466. Carnegie Institute of Washington, Washington, D.C., 525 p.
  • Barth, T.F.W. (1950) Volcanic Geology: Hot Springs and Geysers of Iceland, Publ. 587. Carnegie Institute of Washington, Washington, D.C., 174 p.
  • Rhinehart, J.S. (1972) Fluctuations in geyser activity caused by variations in earth tidal forces, barometric pressure, and tectonic stresses. Jour. Geophys. Res. 77, 342-350.
  • Rhinehart, J.S. (1972) 18.6-year tide regulates geyser activity. Science 177, 346-347.
  • Rhinehart, J.S. (1980) Geysers and Geothermal Energy. Springer-Verlag, 223 p.
  • Silver, Paul G. and Valette-Silver, Nathalie J. (1992) Detection of Hydrothermal Precursors to Large Northern California Earthquakes. Science 257, 1363-1368.
  • White, D.E. (1967) Some principles of geyser activity mainly from Steamboat, Nevada. Amer. Jour. Sci. 265, 641-684.
  • M.K. Bhat. Cellulases and related enzymes in biotechnology. Biotechnology Advances. 2000, 18, 355-383.
  • Haki, G.D.; Rakshit, S.K. Developments in industrially important thermostable enzymes: a review. Bioresource Review. 2003, 89, 17-34.
  • Vielle, C.; Zeikus, G.J. Hyperthermophilic Enzymes: Sources, Uses, and Molecular Mechanisms for Thermostability. Microbiology and Molecular Biology Reviews. 2001, 65(1), 1-34.
  • Schiraldi, C.; De Rosa,M. The production of biocatalysts and biomolecules from extremophiles. Trends in Biotechnology. 2002, 20(12), 515-521.
  • Hreggvidsson, G.O.; Kaiste, E.; Holst, O.; Eggertsson, G.; Palsdottier, A.; Kristjansson, J.K. An Extremely Thermostable Cellulase from the Thermophilic Eubacterium Rhodothermus marinus. Applied and Environmental Microbiology. 1996, 62(8), 3047-3049.
  • Crennell, S.J.; Hreggvidsson, G.O.; Karisson, E.N. The Structure of Rhodothermus marinus Cel12A, A Highly Thermostable Family 12 Endoglucanase, at 1.8Å Resolution. J. Mol. Biol. 2002, 320, 883-897.
  • Hirvonen, M.; Papageorgiou, A.C. Crystal Structure of a Family 45 Endoglucanases from Melanocarpus albomyces: Mechanist Implications Based on the Free and Cellobiose-bound Forms. J. Mol. Biol. 2003, 329, 403-410.
  • Iogen doubles EcoEthanol Capacity. ngày 28 tháng 4 năm 2003. (accessed May 17, 2003).
  • Pelach, M.A.; Pastor, F.J.; Puig, J.; Vilaseca, F.; Mutje, P. Enzymic deinking of old newspapers with cellulase. Process Biochemistry. 2003, 38, 1063-1067.
  • Dienes, D.; Egyhazi, A.; Reczey, K. Treatment of recycled fiber with Trichoderma cellulases. Industrial Crops and Products. 2004, article in press.
  • Csiszar, E.; Losonczi, A. Szakacs, G. Rusznak, I.; Bezur, L.; Reicher, J. Enzymes and chelating agent in cotton pretreatment. Journal of Biotechnology. 2001, 89, 271-279.
  • Ryback and L.J.P. Muffler, ed., Geothermal Systems: Principles and Case Histories (New York: John Wiley & Sons, 1981), 26.
  • Harsh K. Gupta, Geothermal Resources: An Energy Alternative (Amsterdam: Elsevier Scientific Publishing, 1980), 186.
  • The Earth Explored: Geothermal Energy, 19857 videocassette.
  • Brimner, Larry Dane. Geysers. New York: Children's Press, 2000.
  • Downs, Sandra. Earth's Fiery Fury. Brookfield, CT: Twenty-First Century Books, 2000.
  • Gallant, Roy A. Geysers: When Earth Roars. New York: Scholastic Library Publishing, 1997.

Liên kết ngoài