Đảo Sinh Tồn
Thực thể địa lý tranh chấp Đảo Sinh Tồn | |
---|---|
Ảnh chụp vệ tinh của đảo Sinh Tồn | |
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 9°53′7″B 114°19′47″Đ / 9,88528°B 114,32972°Đ |
Diện tích | 18.56 ha |
Chiều dài | 400 m |
Chiều rộng | 220 m |
Quản lý | |
Quốc gia quản lý | Việt Nam |
Tỉnh | Khánh Hòa |
Huyện | Trường Sa |
Xã | Sinh Tồn |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Tọa độ | 9°53′7,7″B 114°19′41,4″Đ / 9,88333°B 114,31667°Đ |
---|---|
Năm khởi xây | 2012 |
Vật liệu xây thân | bê-tông |
Màu / dấu hiệu | Vàng |
Chiều cao công trình (tính đến đế) | Tháp đèn: 24,9 m Tâm sáng: 25 m |
Nguồn sáng | Đèn chính: VMS-S.RB220 Đèn phụ: VMS.MAXLED400 |
Tầm chiếu sáng | Ngày: 15 hải lý Đêm: 20 hải lý |
Đặc tính ánh sáng | Ánh sáng trắng Chớp nhóm 2+1, chu kỳ 15s |
Sinh Tồn (tiếng Anh: Sin Cowe Island, giản thể: 景宏岛; phồn thể: 景宏島; Hán-Việt: Cảnh Hoành đảo; bính âm: Jǐnghóng dǎo) là một hòn đảo trong cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (tọa độ ghi trên bia chủ quyền là 9°53′7″B 114°19′47″Đ / 9,88528°B 114,32972°Đ). Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận về mặt tổ chức hành chính thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền 320 hải lý, cách đảo Sinh Tồn Đông 14 hải lý (26 km) về phía tây. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma khoảng 10,5 hải lý (19,4 km), nơi xảy ra vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.
Đặc điểm
Đảo chạy dài theo hướng đông - tây, chiều dài khoảng 400 m, chiều rộng 220 m. Xung quanh đảo có tường kè chắn sóng[1]. Hai đầu của đảo theo hướng đông - tây có hai dải cát di chuyển theo mùa sóng gió. Đảo có diện tích đất tự nhiên vào khoảng 8 hectare và diện tích cải tạo thêm trên nền san hô là 10,55 hectare[2]. Theo như hình ảnh vệ tinh LandsatLook, diện tích đất nổi của đảo sau khi cải tạo xong là 18,56 hectare (0.1856 km2).
Bản đồ đảo Sinh Tồn |
---|
Đảo nằm trên nền san hô ngập nước cách bờ kè từ 300 đến 600 m, khi nước thủy triều xuống thấp nhất nền san hô lộ khỏi mặt nước từ 0,2 đến 0,4 m.[cần dẫn nguồn] Cũng như các đảo khác trên quần đảo Trường Sa, đảo Sinh Tồn nắng nóng và có hai mùa gió chính là đông bắc và tây nam. Chế độ thủy triều và bán nhật triều không đều.
Lịch sử
Đảo Sinh Tồn (tên quốc tế là Sin Cowe) được biết tới đầu tiên năm 1889, nhưng vị trí và sự tồn tại của nó là không đáng tin cậy sau đó được xác nhận vào năm 1912 trong cuốn "China Pilot Sea", tập IV. Tên của đảo này có lẽ một biến dạng theo tên của thuyền trường Silsbee của tàu Columbia.
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Sau khi quần đảo Hoàng Sa thất thủ vào tháng 1 năm 1974, thì đầu tháng 2 năm 1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng ở năm đảo thuộc quần đảo Trường Sa gồm có đảo Nam Yết, Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Sơn Ca.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đội đặc công 1, đoàn 126 được tăng cường 3 tàu vận tải của lữ đoàn 125 Bộ tư lệnh hải quân để chiếm giữ các đảo tại quần đảo Trường Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Sinh Tồn và đóng quân trên đảo này từ đó đến nay.[3]
Hành chính
Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận[4] thuộc cụm đảo Sinh Tồn và cụm đảo Nam Yết như đảo Nam Yết,[5] đảo Sơn Ca[6]...
Cơ sở hạ tầng
Sinh Tồn là một trong những đảo của quần đảo Trường Sa có dân thường cư trú [7] và là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn. Đảo có nhiều công trình dân sinh như Trường Tiểu học xã Sinh Tồn, trạm khí tượng thủy văn, hệ thống điện gió và điện mặt trời, nhà văn hóa, trạm xá[1]...
Nhà văn hóa đảo Sinh Tồn hoàn thành vào tháng 3 năm 2012 gồm 2 tầng, có các phòng nghỉ, phòng sinh hoạt tập trung với diện tích sàn là 740m².[8]
Đảo có một ngôi chùa mang tên chùa Sinh Tồn được xây dựng theo phóng cách truyền thống một gian, hai chái với mái cong, đầu đao và những pho tượng chế tác công phu[9]. Tính đến năm 2020, đây là một trong sáu ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa (đó là: chùa Trường Sa ở đảo Trường Sa Lớn, chùa Song Tử Tây trên đảo Song Tử Tây, chùa Sinh Tồn trên đảo Sinh Tồn, chùa Nam Huyên trên đảo Nam Yết, chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca và chùa Vinh Phúc trên đảo Phan Vinh).[10]
Môi trường
Đất ở đảo Sinh Tồn là cát và san hô. Đảo có nhiều cây xanh nhưng không có giếng nước ngọt. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa và mù u để chống sóng.
Binh lính và dân trên đảo cải tạo đất để trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi và rau đay. Ngoài ra trên đảo còn nuôi được lợn, gà, vịt, chó,
Thông tin thêm
Sinh Tồn là hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".
Nhà thơ Việt Nam Trần Đăng Khoa trong một lần ra thăm đảo Sinh Tồn năm 1982 đã viết bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn:[11]
“ |
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn, |
” |
— Trần Đăng Khoa |
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thành ca khúc Lính đảo đợi mưa.
Chú thích
- ^ a b “Người Bình Định ở Trường Sa”. Báo Bình Định. 24 tháng 5 năm 2014.
- ^ “Asia Maritime Transparency Initiative - Sin Cowe Island”.
- ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 155.
- ^ Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 Tháng 4 năm 2007 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
- ^ Theo liệt kê trong Phụ lục I của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- ^ Theo liệt kê trong Phụ lục II của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010.
- ^ Nhiều đổi thay ở xã đảo Sinh Tồn. Lưu trữ 2010-10-20 tại Wayback Machine Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 19/10/2010.
- ^ “Bàn giao nhà văn hóa đa năng trên đảo Sinh Tồn”. Tuổi Trẻ Online. 16 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Vãn cảnh chùa Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa”. ANTV. 2 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Những ngôi chùa ở Trường Sa: Cột mốc tâm linh, chủ quyền của Tổ quốc”. Báo Phật Giáo.
- ^ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
Liên kết ngoài
- Mù tạt đảo Sinh Tồn Lưu trữ 2009-07-26 tại Wayback Machine
- Câu chuyện SINH TỒN ở Trường Sa, VietNamNet, 14/01/2008
- Tết sớm trên đảo Sinh Tồn, Báo Thanh niên, 15/01/2008
- Ba câu chuyện nhỏ của lính Trường Sa - Công trình lính… "đỡ đẻ", Báo Tuổi trẻ, 13/05/2004