Bước tới nội dung

Iodargyrit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do SongVĩ.Bot II (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 22:05, ngày 31 tháng 1 năm 2023 (Task 3: Sửa lỗi chung (GeneralFixes1) (#TASK3QUEUE)). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Iodargyrit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật halide
Công thức hóa họcAgI
Phân loại Strunz3.AA.10
Hệ tinh thểLục phương
Lớp tinh thểChóp sáu phương kép (6mm)
H-M: (6mm)
Nhóm không gianP6mm
Ô đơn vịa = 4,59, c = 7,51 [Å]; Z = 2
Nhận dạng
MàuKhông màu (mới); vàng nhạt, vàng, vàng lục, ánh nâu, ánh xám
Độ cứng Mohs1 12 - 2
ÁnhKim cương, nhựa
Màu vết vạchVàng (bóng)
Tính trong mờTrong suốt, trong mờ
Tỷ trọng riêng5,69
Thuộc tính quangĐơn trục (+)
Chiết suấtnω = 2,210 nε = 2,220
Khúc xạ képδ = 0,010
Tham chiếu[1][2][3]

Iodyrit hay iodargyrit là dạng khoáng vật tự nhiên của bạc iodide. Nó có độ cứng từ 1,5 đến 2,0.[1]

Có quan hệ với chlorargyritbromargyrit. Là khoáng vật thứ sinh gắn với các quặng bạc phong hóa.[2] Nó xuất hiện trong các khoáng sàng giàu bạc cùng với các khoáng vật bạc thứ sinh khác như acanthit, bromargyritchlorargyrit, nhưng cũng xuất hiện cùng cerussit và các khoáng vật đồng hành khác như bạc tự nhiên, bismoclit, calcitlimonit.[1][3]

Iodargyrit được tìm thấy lần đầu tiên năm 1859 trong "mỏ Albarradón" gần Albarradón, Concepción del Oro tại bang Zacatecas (Mexico) và được Alexandre Félix Gustave Achille Leymérie mô tả và đặt tên theo các nguyên tố thành phần tạo ra nó.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi iodargyrit lấy theo tên gọi các nguyên tố thành phần của nó là iod (tiếng Hy Lạp iodes - "màu tím") và bạc (tiếng Hy Lạp: argyros, tiếng Latinh: argentum).[2] Trong tiếng Trung nó được gọi là 碘银矿 (điển ngân khoáng).[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]