Bước tới nội dung

Công sự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Phương Huy (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 02:08, ngày 12 tháng 11 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Một tháp canh pháo đài
Boong ke tại Albania

Công sự là công nghệ xây dựng pháo đài dùng để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện vật chất, kho tàng, bảo đảm chỉ huy ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự, chống các phương tiện sát thương của địch.

Tác dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảo đảm an toàn cho người và vũ khí trang bị.
  • Phát huy hỏa lực để tiêu diệt địch.
  • Tạo thế trận vững chắc, duy trì khả năng chiến đấu dài ngày, bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội trong điều kiện chiến đấu.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa vào địa hình, tình hình chiến sự và bố chí chiến lược, ta phân loại như sau:

Yếu tố ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng của địa hình, thời tiết đối với công sự có yếu tố địa hình là điều kiện cực kì quan trọng trong việc lựa chọn công sự cho phù hợp. Địa hình càng cao, càng thuận lợi cho việc bố trí các công sự để phòng thủ. Ví dụ: Hầm pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954. Yếu tố của thời tiết đối với công sự cũng là vấn đề khó khăn trong công tác xây dựng công sự phòng thủ chiến lược. Ví dụ:Thời tiết mưa nhiều sẽ làm hư hại các chiến hào, gây ngập hầm, hoặc khi trời nắng, lớp đất phía trên quá cứng để đào công sự,....

Yêu cầu bố trí

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phải chắc chắn, duy trì được trong thời gian dài.
  • Phải mang tính chiến lược, tăng khả năng phòng thủ ở mọi vị trí chiến đấu.
  • Đảm bảo an toàn tối thiểu cho con ngườitrang bị khí tài.

Kỹ thuật làm

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ thuật cơ bản khi làm công sự: Đối với công sự phòng thủ cá nhân, ta chỉ cần xẻng, cuốc chim và vài bao cát, ta có thể làm được công sự đơn giản. Sử dụng các thiết bị xây dựng để xây dựng các công sự.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]