Bước tới nội dung

Phố Láng Hạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Phjtieudoc (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:47, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (Đã lùi lại sửa đổi của Doan Pham Gia Khai (thảo luận) quay về phiên bản cuối của 49.184.148.72: Không phải chỗ viết bài về KTS). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Phố Láng Hạ vào năm 2010

Phố Láng Hạ là một con phố thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Phố rộng 21m và dài tới 1654m, bắt đầu từ ngã tư Giảng Võ - La Thành chạy qua ngã tư Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng và kết thúc ở đường Láng.

Phố Láng Hạ là một trong những tuyến phố đẹp, với hàng cây xanh ở giữa, kinh doanh sầm uất. Ngoài ra, phố còn là một trục giao thông quan trọng xuyên qua địa phận hành chính của hai phường Thành Công và phường Láng Hạ cũng là nút giao hai quận Đống Đa với Ba Đình.[1]

Lịch sử

Phố Láng Hạ đi qua vùng đất trũng cũ của làng Thành Cônglàng Láng Hạ, đều nằm ngoài đê La Thành. Làng Thành Công vốn là phường Công Bộ đời và đổi thành phường Nhược Công thời Nguyễn. Làng Láng Hạ là một trong ba thôn Thượng, Trung, Hạ hợp thành trại Yên Lãng thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận.

Phố Láng Hạ được hình thành từ thời Pháp thuộc. Thời đó, phố Láng Hạ có tên là đường Paul Bert, là một trong những con phố lớn và quan trọng của thành phố Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phố Láng Hạ được đổi tên thành đường Láng Hạ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, phố Láng Hạ là một trong những địa điểm quan trọng của thành phố Hà Nội. Đây là nơi diễn ra nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa quân và dân ta với quân xâm lược Pháp. Đến cuối thế kỷ 20, trại này vẫn sống chủ yếu bằng nghề trồng rau quả, và nổi tiếng với những đặc sản như hành hoa, húng Láng, tạo nên vị phở đặc trưng của Hà Nội.[1][2]

Khu vực hai làng cổ trên cùng với những cánh đồng vàng ươm bên cạnh hiện đã được đô thị hóa, với những chung cư và tòa nhà cao tầng ngày càng nhiều, giờ chỉ còn lại hồ Thành Công và hồ Đống Đa. Vào tháng 10 năm 1986, phố mới được đặt tên là Láng Hạ theo tên ngôi làng cổ xưa.[1]

Địa điểm

Phố dài tới 1654 m và rộng 21 m; từ đó tạo nên một trục giao thông quan trọng xuyên qua địa phận hành chính hai phường Thành Công thuộc quận Ba Đình và phường Láng Hạ thuộc quận Đống Đa. Phố bắt đầu từ ngã tư Giảng VõLa Thành xuống phía nam, cắt ngã tư các phố Thái HàHuỳnh Thúc Kháng và kết thúc bên bờ sông Tô Lịch (đoạn cầu vượt Lê Văn Lương - Đường Láng) và nối tiếp với Lê Văn Lương.

Bên trái là chung cư SkyCity, và ở giữa là ngã tư đường Láng với phố Láng Hạ

Công trình nổi bật

Trước đây, vùng này chỉ có chung cư của các khu tập thể, đó là: Khu tập thể Thành Công, Đường Sắt, Bưu Điện, Năng Lượng,... Chỉ có lác đác người ở tại khu phố này.

Dần dần, bắt đầu nhiều tòa nhà mọc lên. Đã có rất nhiều ngân hàng đặt trụ sở hai bên phố. Điển hình như ngân hàng VietcomBank, TechcomBankAgriBank. Cùng với thêm sự xuất hiện của Công viên Indira Gandhi, phố Láng Hạ bắt đầu nhộn nhịp hơn, trở thành một con phố chính đi về Hà Đông, Hòa Lạc, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đường Vành Đai 3Ba Đình.

Hồ Thành Công, nằm trọn trong Công viên Indira Gandhi

Năm 2015, khi chung cư SkyCity hoàn thành, nó nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội – Mảnh đất vàng của thủ đô – với vị trí vô cùng thuận lợi khi được nằm gần rất nhiều địa điểm lớn của thành phố như: Rạp chiếu phim quốc gia, chợ Láng Hạ, triển lãm Giảng Võ, Big C Thăng Long, nhà chờ Vũ Ngọc Phan thuộc tuyến BRT01 cùng nhiều trường học, bệnh viện và trung tâm thương mại khác. Cuối năm 2016, tuyến BRT01 đã được hoàn thành, (chạy hết phố) với hai nhà chờ là nhà chờ Vũ Ngọc Phan và nhà chờ Thành Công.

Nhà chờ Thành Công - thuộc tuyến BRT01.

Các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo

Nơi đây còn ẩn chứa nhiều dấu tích của các công trình kiến trúc Phật giáo và tâm linh Champa từ thời Lý, Trần, . Cổng làng Thành Công ở đầu ngõ 12, phía tây phố Láng Hạ và đình làng cách đó chưa đầy 200m. Đình Ứng Thiên của làng Láng Hạ ở phía đông, trong ngõ 151, chỉ sau mặt phố tầm 50m. Đền Hậu Thổ nằm bên trong đình, vốn thờ một nữ thần đất của phương nam, gần đây trở thành chỗ cầu tài lộc của những người buôn bán bất động sản. Ngoài ra, trên nền đất cũ của làng Láng Hạ còn có các di tích khác như đền Đại, miếu Vô Vichùa Mừng tức Cảm Ứng Tự.[1]

Các tuyến xe buýt đi qua

  • Tuyến 09B: Bờ Hồ - Bến xe Mỹ Đình (từ Huỳnh Thúc Kháng đến đường Láng)
  • Tuyến 18: Đại học Kinh tế Quốc dân - Đại học Kinh tế Quốc dân (từ Thái Thịnh đến Giảng Võ)
  • Tuyến 49: Trần Khánh Dư - Nhổn (từ Thành Công đến Giảng Võ)
  • Tuyến BRT01: Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa (hết phố)

Tham khảo

  1. ^ a b c d “Phố Láng Hạ”. HA NOI 360°. ngày 23 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội”. Người Hà Nội. 31 tháng 8 năm 2017. Truy cập 15 tháng 4 năm 2020.[liên kết hỏng]