Bước tới nội dung

Sudan (tê giác)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
Sudan

Sudan hồi tháng 6 năm 2010
Loài tê giác trắng phương bắc
Giới tính đực
Chết Ol Pejeta Conservancy, Laikipia, Kenya
Nổi tiếng vì cá thể đực cuối cùng của phân loài tê giác trắng phương bắc[1]

Sudan (1973 – 19 tháng 3 năm 2018) là tên một cá thể tê giác trắng phương bắc (Ceratotherium simum cottoni) được nuôi nhốt tại Sở thú Dvůr KrálovéCộng hòa Séc từ năm 1975[2] tới 2009, sau đó nó được chuyển tới Khu bảo tồn Ol Pejeta tại Laikipia, Kenya để sinh sống tới cuối đời.[3] Tới thời điểm Sudan chết, nó là một trong ba cá thể tê giác trắng phương bắc còn sót lại trên thế giới, và là cá thể đực duy nhất còn lại của phân loài này. Ngày 19 tháng 3 năm 2018, Sudan được cho an tử sau một thời gian chịu đau đớn do các "biến chứng liên quan tới tuổi tác".[4]

Đầu đời

Tháng 2 năm 1975, khi mới hai tuổi, Sudan dính bẫy của một người thợ bẫy thú của Gánh xiếc Chipperfield tại Shambe, Sudan, cùng với năm con tê giác trắng phương bắc khác.[4][5] Trong sáu con tê bị bắt, có hai con đực (Sudan và Saut) và bốn con cái (Nola, Nuri, Nadi và Nesari).

Thời điểm đó, số lượng cá thể đang sống trong môi trường hoang dã của phân loài tê giác trắng phương bắc ước tính khoảng 700 con.[6] Đối với nhiều nhà môi trường học, để các loài vật sống trong môi trường tự nhiên là cách duy nhất có thể chấp nhận được trong công tác bảo tồn các phân loài động vật quý hiếm. Sở thú Dvůr Králové và đối tác của họ là Gánh xiếc Chipperfield bị nhiều chỉ trích khi đã đánh bẫy Sudan và các con tê khác.[6] Sở thú này chuyên về các giống loài động vật châu Phi với bộ sưu tập động vật lớn nhất bên ngoài châu Phi.[6]

Năm 1975 Sudan được gởi đến Sở thú Dvůr Králové (Cộng hòa Séc) cho chương trình trưng bày tê giác trắng phương bắc.[7] Sở thú này là nơi duy nhất trên thế giới loài tê giác trắng phương bắc sinh sản thành công, với con cuối cùng được sinh vào năm 2000.[8]

Tại đây, Sudan là cha của Nabire (con mẹ: Nasima, số theo dõi 0351),[9] sinh ngày 15 tháng 11 năm 1983,[10] đã chết vào tháng 7 năm 2015 tại Sở thú Dvůr Králové.[11] Nó cũng là cha của Najin, được chuyển đến Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với Sudan năm 2009. Najin sinh năm 1989, con mẹ cũng là Nasima. Sudan đẻ ra một con khác ngoài Nabire và Najin.[7] Sudan là ông của Fatu, con của Najin.[12] Số theo dõi của Sudan là 0372.[9]

Tháng 12 năm 2009, Sudan được chuyển từ Sở thú Dvůr Králové tới Khu bảo tồn Ol Pejeta cho chương trình nhân giống vật nuôi "Cơ hội tồn tại cuối cùng", cùng với ba con tê giác trắng phương bắc khác. Người ta hy vọng rằng môi trường sống hoang dã hơn tại Ol Pejeta sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các con vật sinh sản.[4][13]

Những năm sau

Tê giác Sudan năm 2015

Khi tê giác Suni, một trong ba tê giác còn lại trong đợt vận chuyển đến Khu bảo tồn Ol Pejeta, chết vào năm 2014, Sudan sống những năm cuối cùng với con gái Najin và cháu gái Fatu. Tại khu bảo tồn này, tê giác trắng phương bắc được bảo vệ 24 giờ một ngày để tránh nạn bắt trộm mối đe dọa chính của chúng. Các phương pháp bảo vệ bao gồm cấy thiết bị truyền tín hiệu vào sừng tê, sử dụng tháp canh, tường chắn, thiết bị bay không người lái, vệ khuyển, và lực lượng cảnh vệ được đặc huấn.[14]

Con đực còn lại trước đó là Angalifu, sống ở vườn thú San Diego Zoo Safari Park cùng với Nola đến ngày 14 tháng 12 năm 2014, khi nó chết.[15] Angalifu đã quá tuổi sinh sản, nên khi đó tê giác Sudan là hy vọng duy nhất còn lại cho chương trình nhân giống.[16] Tuy nhiện, mọi nỗ lực dành cho Sudan tại Khu bảo tồn Ol Pejeta đều không thành công.[17]

Nhiều thử nghiệm vẫn đang tiếp diễn với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của Najin và Fatu và tinh trùng của Sudan, sau đó phôi nang sẽ được cấy vào một con tê giác trắng phương nam cái thích hợp.[18]

Qua đời

Cuối năm 2017, chân sau bên phải của tê giác Sudan bị nhiễm trùng. Mặc dù tình trạng của nó có khỏe hơn trong những tháng tiếp sau, trình trạng nhiễm trùng vẫn tái diễn, và, tháng 3 năm 2018, mặc dù đã có nhiều liệu pháp chuyên sâu tình trạng bệnh của nó rất đỗi nghiêm trọng.[19][20] Ngày 19 tháng 3 năm 2018, Sudan được cho an tử, sau khi trải qua những "biến chứng liên quan tới tuổi tác".[4] Vài tuần trước khi Sudan chết, Richard Vigne, giám đốc điều hành Khu bảo tồn Ol Pejeta, phát biểu "Về căn bản, Sudan qua nhiều năm đã quá già cỗi, việc nó ra đi cũng không ảnh hưởng tới khả năng tái tạo giống loài tê giác trắng phương bắc."[20]

Hỗ trợ

Tháng 2 năm 2015, Ol Pejeta phát động chiến dịch GoFundMe nhằm gây quỹ để nhân viên nơi đây bảo vệ loài tê giác.[21][22] Tháng 5 năm 2015, sau khi liên hệ Ol Pejeta, doanh nhân người Pakistan tại Dubai là Hamid Hussain và Muhammad Yaqoob khởi động chiến dịch toàn cầu nhằm tạo sự quan tâm và kêu gọi mọi người đến Ol Pejeta để tăng nguồn kinh phí hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm và các hình thức hỗ trợ sinh sản khác. Hai người đã mời gọi các nhân vật nổi tiếng đến viếng thăm Ol Pejeta. Các nhân vật nổi tiếng đến thăm Sudan có các diễn viên Nargis Fakhri, Khaled Abol Naga,[23][24] và MC Phan Anh.[25]

Năm 2017, Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với app TinderOgilvy Châu Phi vận hành chiến dịch gây quỹ để tái tạo lại loài này. Họ tạo một tài khoản trên ứng dụng Tinder cho Sudan, con tê giác trắng phương bắc cuối cùng, và người dùng ứng dụng này có thể lắc về phía bên phải để ủng hộ tiền cho dự án này.[26][27]

Tôn vinh

Ngày 20 tháng 12 năm 2020, Google đã đổi doodle tượng trưng nhằm tôn vinh chú tê giác này.

Tham khảo

  1. ^ “ENDANGERED SPECIES Rare White Rhino Dies, Breed Close to Extinction”. Discovery News. ngày 20 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  2. ^ “Mládě milénia: Cesta k úspěchu”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2018. Truy cập 27 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ Khomami, Nadia. “Death of white rhino in Kenya leaves only six animals alive in the world”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ a b c d Eyder Peralta (2018) "Sudan, World's Last Male Northern White Rhino, Dies" Lưu trữ 2018-03-20 tại Wayback Machine NPR, ngày 20 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ Joe Shute (2017) "Meet Sudan, the last surviving male northern white rhino" Lưu trữ 2018-03-20 tại Wayback Machine Stuff.co.nz, ngày 26 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ a b c Sudán: politická ekonomie jednoho živočišného druhu Miroslav Zámečník. 23/3 - in Czech
  7. ^ a b “Last Chance to Survive: Northern White Rhino Conservation Projec” (PDF). Ol Pejeta Conservancy. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  8. ^ Lazarová, Daniela (ngày 25 tháng 9 năm 2014). “Dvůr Králové Zoo spearheading international efforts to save northern white rhino from extinction”. Radio Prague. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2014.
  9. ^ a b “Severní bílí nosorožci v zajetí”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ Raymond Johnston (2015) "And then there were four: Northern white rhino dies in zoo" Lưu trữ 2017-11-10 tại Wayback Machine Prague Post, ngày 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ “Události ČT: Ve Dvoře Králové oplakávají Nabiré” (bằng tiếng Séc). CT24.
  12. ^ “Northern White Rhinoceros, Ceratotherium simum cottoni”. Redorbit. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  13. ^ Moshiri, Nazanine (ngày 4 tháng 1 năm 2014). “Meeting the Northern white rhinos”. Aljazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Last Chance to Survive – Northern White Rhino Conservation Project”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  15. ^ Stephanie Pappas (2017) "The Story Behind That Viral Photo of a Lonely Rhino" Lưu trữ 2018-01-17 tại Wayback Machine LiveScience, ngày 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  16. ^ Boehrer, Katherine. “Only Six Northern White Rhinos Left In The World After Death At Wildlife Sanctuary”. Huffington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  17. ^ Catterick, Ally (ngày 9 tháng 1 năm 2014). “Ol Pejeta Conservancy extends breeding plan for the northern white rhinoceros”. Phys Org. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ Natural WorldSudan – The Last of the Rhinos, 9–10 pm Wednesday ngày 28 tháng 6 năm 2017, BBC TV2
  19. ^ Plesl, Jaroslav biên tập (ngày 1 tháng 3 năm 2018). “Poslední samec severního bílého nosorožce na světě je ve vážném stavu”. iDNES.cz. MAFRA, a. s. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  20. ^ a b Torchia, Christopher (ngày 6 tháng 3 năm 2018). Baron, Martin (biên tập). “Scientists hope to save northern white rhino from extinction”. The Washington Post. Fred Ryan. ISSN 0190-8286. OCLC 2269358. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  21. ^ “Click here to support Keep the Rhino Rangers Safe by Elodie Sampere”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2015.
  22. ^ Rhino, Support. “Celebs to rhinos rescue”. Yahoo News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2015.
  23. ^ Ol Pejeta Conservancy (2015) "Khaled Abol Naga and Nargis Fakhri Stand with Sudan" Lưu trữ 2016-07-05 tại Wayback Machine Accessed ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  24. ^ "Nargis Fakhri campaigns for the last white Rhino Sudan in Kenya" Lưu trữ 2015-05-27 tại Wayback Machine Deccan Chronicle, ngày 25 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  25. ^ La Hiên (ngày 21 tháng 3 năm 2018). “MC Phan Anh đau buồn trước cái chết của tê giác Sudan”. Báo Pháp luật TP. HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  26. ^ “World's last male white rhino joins Tinder” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  27. ^ Page, Thomas. “Last male northern white rhino joins Tinder”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.