Bước tới nội dung

Kiyohara no Motosuke

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiyohara no Motosuke
清原 元輔 (きよはら の もとすけ)
Thông tin cá nhân
Sinh908
Mất990
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Sei Shōnagon, Kaishū, Kiyohara no Munenobu
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn
Quốc tịchNhật Bản
Tác phẩmGosen Wakashū

Kiyohara Motosuke (Nhật: 清原 元輔 (Thanh Nguyên, Nguyên Phụ)? 908 – 6/990) là một nhà thơ quý tộc của Nhật Bản vào thời kỳ Heian. Xuất thân trong một gia đình văn học lớn, ông gọi Kiyohara Fukayabu (tác giả bài số 36 trong tập Ogura Hyakunin Isshu) bằng ông nội và là cha đẻ của nữ sĩ tài hoa Sei Shōnagon (tác giả bài số 62 trong tập Ogura Hyakunin Isshu), nổi tiếng đến ngày nay với tác phẩm Makura no Sōshi. Ông có chân trong Ba mươi sáu ca tiên, và một trong những bài thơ nằm trong tập thơ nổi tiếng Ogura Hyakunin Isshu. Ông giữ chức Tổng đốc tỉnh KawachiHigo

Ông là một trong năm người nổi tiếng làm việc ở Viện Hòa Ca Nashitsubo no Gonin (梨壺の五人 (Lê Hồ Ngũ Nhân)?), vì sân công thự làm việc có trồng nhiều cây lê. Ông có công biên tập Gosen Wakashū ( Hậu Tuyển Tập?). Nhóm này cũng biên soạn kundoku (訓読?), các văn bản đọc lấy từ Vạn diệp tập.

Thơ của ông nằm trong nhiều tập thơ nổi tiếng, bao gồm cả Shūi Wakashū ( Thập Di Tập?). Tập thơ cá nhân của ông là tập Motosukeshū (元輔集 (Nguyên Phụ Tập)?) vẫn còn được lưu truyền.

Thơ Kiyohara Motosuke

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bài thơ thứ 42 trong tập Ogura Hyakunin Isshu do Fujiwara no Teika biên tập:

Nguyên văn: Phiên âm: Dịch thơ:[1]  Diễn ý:
契りきな

かたみに袖を

しぼりつつ

末の松山

波越さじとは

Chigiriki na

Katami ni sode wo

Shibori tsutsu

Sue no Matsuyama

Nami kosaji to wa

Vắt lệ đầm tay áo,

Thề muôn kiếp chung đôi.

Núi Tùng tưởng cao lắm,

Để sóng vượt lên rồi.

(ngũ ngôn)
Lệ đầm tay áo cũng thôi,

Thề chi cho sóng dập vùi Tùng Sơn.

(lục bát)
Phải chăng đã có lần thề thốt với nhau.

Hai đứa cùng vắt nước mắt thấm đầm tay áo.

Khác với lời thề, ngọn sóng kia sao lạ thế,

Đã tràn lên ngọn núi Sue no Matsuyama rồi sao?

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Goshūi Wakashū ( Hậu Thập Di Tập?), thơ luyến ái phần 4, bài 770.

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Lời thuyết minh trong tập Goshūi Wakashū cho biết tác giả viết thay cho một người đàn ông bị tình phụ. Bài thơ nhắc lại tình cảm tương thân tương ái, kỷ niệm đẹp, lời thề nguyền thuở hai bên còn gắn bó. Nhân đó người đàn ông trong cuộc nói lên mối hận lòng nhưng cũng cho biết lòng mình hãy còn vương vấn chưa thôi.

Đề tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bày tỏ mối hận lòng với người đàn bà đổi thay mà mình khó quên.

Chữ na trong câu đầu là một trợ từ bày tỏ sự cảm động. Katami ni (かたみに?), một phó từ có nghĩa là tagai ni (lẫn nhau) nhưng có thể làm liên tưởng đến katami (形見?) là “kỷ niệm”. Núi Sue no Matsuyama (末の松山 (Mạt Tùng Sơn)?) – đúng hơn là một dãi đất cao ven biển có nhiều tùng và hay bị sóng đánh tên gọi là Namiuchitōge (波打峠 Đèo Sóng Đánh?) - trong bài thơ là một địa danh tỉnh Miyagi, miền bắc nước Nhật, đã trở thành một gối thơ (uta-makura) danh tiếng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Nam Trân. “Thơ Kiyohara Motosuke”. Chim Việt Cành Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.

Đường dẫn ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]