Rheni(III) chloride
Rheni(III) chloride | |
---|---|
Cấu trúc của Re3Cl9 – ReCl3 | |
Danh pháp IUPAC | Rhenium(III) chloride |
Tên khác | Rheni trichloride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | ReCl3 |
Khối lượng mol | 292,5581 g/mol (khan) 328,58866 g/mol (2 nước) |
Bề ngoài | tinh thể rắn màu đỏ không bay hơi |
Khối lượng riêng | 4,8 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | N/A |
Điểm sôi | 500 °C (773 K; 932 °F) (phân hủy) |
Độ hòa tan trong nước | thủy phân để hình thành Re2O3·xH2O (khan) tan (2 nước) |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, thioure |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Rheni trichloride, hay trirheni nonachloride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học ReCl3 và công thức khác đôi khi cũng được viết là Re3Cl9. Hợp chất này là một chất rắn hút ẩm màu đỏ đậm không tan trong dung môi thông thường. Hợp chất này rất quan trọng trong lịch sử hóa học vô cơ như là một ví dụ ban đầu của một hợp chất cụm với các liên kết kim loại – kim loại.[1] Nó được sử dụng làm vật liệu ban đầu để tổng hợp các phức hợp rheni khác.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Hợp chất này được phát hiện vào năm 1932, mặc dù ban đầu hợp chất không xác định được cấu trúc nào đáng chú ý.[2] Trirheni nonachloride được điều chế có hiệu quả bằng cách nhiệt phân hợp chất rheni pentachloride hoặc acid hexachlororhenic(IV) (H2ReCl6):[3]
- ReCl5 → ReCl3 + Cl2↑
Ngoài ra, còn có phương pháp tổng hợp khác bao gồm cho nguyên tố rheni tác dụng với sulfuryl chloride. Quá trình này đôi khi được thực hiện với việc bổ sung nhôm chloride.[4] Hợp chất này cũng thu được bằng cách đun nóng hợp chất Re2(O2CCH3)4Cl2 với HCl:
- 3⁄2Re2(O2CCH3)4Cl2 + 6HCl → Re3Cl9 + 6HO2CCH3
Phản ứng giữa penta- và trichloride sẽ tạo ra tetrachloride:
- 3 ReCl5 + Re3Cl9 → 6 ReCl4
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]ReCl3 khi hòa tan trong dung dịch amoni hydroxide (NH3 trong nước) sẽ tạo kết tủa màu tím đỏ, nếu hòa tan muối trong một lượng nhỏ dung dịch này sẽ tạo màu xanh dương. Từ dung dịch này có thể phân lập các phức ReCl3·6NH3, ReCl3·7NH3 và ReCl3·14NH3.[5] Phức ReCl3·3NH3 cũng được biết đến, có màu tím đậm.[6]
ReCl3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như ReCl3·6CS(NH2)2·4H2O là tinh thể đỏ, d = 1,96 g/cm³.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Cotton, F. A.; Walton, R. A. "Multiple Bonds Between Metal Atoms" Oxford (Oxford): 1993. ISBN 0-19-855649-7.
- ^ Geilnann, W.; Wriuce, F. W.; Biltz. W.: Nachr. Ges. Wiss. Gottingen 1932, 579.
- ^ Lincoln R.; Wilkinson, G. (1980). “Trirhenium Nonachloride”. Inorg. Synth. Inorganic Syntheses. 20: 44. doi:10.1002/9780470132517.ch12. ISBN 978-0-470-13251-7.
- ^ Colton, R. Chemistry of rhenium and technetium. 965.
- ^ Druce, Gerald (1948). Rhenium: Dvi-manganese, the Element of Atomic Number 75 (bằng tiếng Anh). CUP Archive. tr. 52.
- ^ Edwards, D. A.; Ward, R. T. (1 tháng 3 năm 1973). “The reaction of rhenium(III) chloride with anhydrous liquid ammonia”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry (bằng tiếng Anh). 35 (3): 1043–1045. doi:10.1016/0022-1902(73)80482-8. ISSN 0022-1902.
- ^ Handbook of inorganic substances 2017 (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang), trang PT5060 – [1]. Truy cập 19 tháng 6 năm 2020.