Đặng Xuân Hải
Đặng Xuân Hải | |
---|---|
Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 2010 – 2020 |
Phó Chủ tịch |
|
Tiền nhiệm | Trần Luân Kim |
Kế nhiệm | Đỗ Lệnh Hùng Tú |
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 2005 – 2010 |
Tổng thư ký | Trần Luân Kim |
Phó Tổng thư ký |
|
Tiền nhiệm |
|
Kế nhiệm |
|
Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1995 – 2005 |
Tiền nhiệm | Phạm Hoà |
Kế nhiệm | Vũ Văn Chính |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 19 tháng 10, 1944 |
Nơi sinh | Xuân Trường, Nam Định |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Gia đình | |
Bố | Đặng Xuân Quát |
Mẹ | Nguyễn Thị Hồng |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (1993) Nghệ sĩ nhân dân (2012) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Nghệ danh |
|
Năm hoạt động | 1966 – 2005 |
Đào tạo | Trường Điện ảnh Việt Nam |
Thể loại | Phim tài liệu |
Chủ đề | Chiến tranh Việt Nam |
Quản lý | Điện ảnh Quân đội nhân dân |
Tác phẩm | Cuộc đụng đầu lịch sử Nước mắt nụ cười Thị xã vẫn yên tĩnh Mùa xuân toàn thắng Cột mốc vàng Điện Biên Phủ |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Tổng cục Chính trị |
Quân chủng | Điện ảnh Quân đội nhân dân |
Năm tại ngũ | 1962 – 2005 |
Cấp bậc | |
Đặng Xuân Hải (sinh ngày 19 tháng 10 năm 1944) là một nhà quay phim, đạo diễn phim tài liệu, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đặng Xuân Hải sinh ngày 19 tháng 10 năm 1944 tại thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[1] Gia đình ông có truyền thống khoa bảng, bố của ông tên Đặng Xuân Quát, là người em thứ 2 cùng cha khác mẹ của Tổng Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu).[2][3] Mẹ ông tên Nguyễn Thị Hồng, Đặng Xuân Hải là con thứ hai trong gia đình có 9 anh chị em, người em kế ông là Đặng Xuân Cự, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.[4]
Trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến, Đặng Xuân Hải cùng ông nội và gia đình tản cư vào vùng Hợp Thành - Nông Cống, Thanh Hóa. Sau giai đoạn này, năm 1955, khi cùng gia đình rời Nông Cống về làng Tả Hành, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình thì một số người thân của ông bị đưa ra đấu tố, tịch thu tài sản, bố ông sau này làm việc tại Ty Công nghiệp tỉnh Thái Bình.[3][4]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà quay phim chiến trường
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 4 năm 1963, Đặng Xuân Hải nhập ngũ, sau khi hoàn thành một năm huấn luyện, năm 1964, ông là lính bộ binh theo đoàn hành quân vào mặt trận Trị Thiên - Huế.[1] Được tiếp xúc với máy ảnh từ nhỏ nên ở chiến trường ông nhận các công công việc chụp và tráng rửa hình ảnh khi đơn vị cần người ghi nhận tin tức.[5]
Năm 1966, ông được đơn vị cử đi học lớp quay phim cấp tốc ngay tại mặt trận này, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nhà quay phim Tô Cương, Đặng Xuân Hải bắt đầu sự nghiệp với công việc của một phóng viên quay phim chiến trường.[1] Ngay trong năm này, ông tham gia quay bộ phim tài liệu Tập ảnh Thừa Thiên với bút danh Nam Hải, phim được đạo diễn bởi Trần Việt. Trong chiến dịch Mậu Thân, Xuân Hải là người quay phim chính của phim tài liệu Vài hình ảnh chiến thắng đầu Xuân 1968, kịch bản và đạo diễn bởi Dương Minh Đẩu.[6] Với bút danh Xuân Thảo, ông là người quay lại cảnh kéo lá cờ ở Cố đô Huế cũng như các trận đánh trên đường phố nội thành, trong quá trình tham gia bộ phim này ông bị thương nặng khi đang tác nghiệp tại Đại nội Kinh thành Huế.[1] Đây được xem là bộ phim tài liệu đầu tiên và duy nhất (được trực tiếp thực hiện) về cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968. Năm 1970, phim tài liệu Tập ảnh Thừa Thiên giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.[1]
Năm 1968, Đặng Xuân Hải được điều ra Bắc học thêm về quay phim tại Trường Điện ảnh Việt Nam, khóa học này kéo dài 4 năm. Năm 1972, ông trở lại chiến trường Trị Thiên tham gia trận chiến 81 ngày đêm ở Quảng Trị, ông cùng đồng đội thực hiện bộ phim phóng sự Quân dân Trị Thiên tấn công và nổi dậy và phim tài liệu Chiến thắng lịch sử Xuân 1972.[1] Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 tổ chức năm 1973 tại Hà Nội, phim tài liệu Chiến thắng lịch sử Xuân 1972 đã giành được giải Bông sen Bạc, còn phim tài liệu Vài hình ảnh chiến thắng đầu Xuân 1968 đoạt giải Bông sen Vàng và một giải đặc biệt cho quay phim.[1][2]
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đặng Xuân Hải một lần nữa là thành viên của đoàn làm phim tài liệu do Trần Việt phụ trách. Tổ của ông gồm 3 thành viên, khi này ông là quay phim chính của tổ, đi theo Đoàn 232 tiến vào Sài Gòn.[5][7] Vì không biết đường, tổ của ông ông vào tiến vào thành phố đã phải dò hỏi để đến được Dinh Độc Lập, tuy không ghi lại được hình ảnh cánh cổng Dinh Độc Lập bị húc đổ, đạo diễn Trần Việt đã thu xếp với Ban phụ trách quân quản để tổ quay của Đặng Xuân Hải ghi hình toàn bộ nội các của Dương Văn Minh. Thành quả cuối cùng là bộ phim tài liệu Chiến thắng lịch sử Xuân 1975 do Trần Việt đạo diễn đã giành được giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4.[1][5]
Nhà làm phim tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1985, phim tài liệu Nước mắt nụ cười do Đặng Xuân Hải đạo diễn, kể về quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ nước bạn Campuchia chống lại Khmer Đỏ, đã giành được giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7. Năm 1990, bộ phim tài liệu Thị xã vẫn yên tĩnh do ông đạo diễn cũng giành được giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9.[2]
Năm 2004, đạo diễn Đặng Xuân Hải đã mời nhà văn Hữu Mai viết kịch bản phim tài liệu về thời kỳ kháng chiến chống Pháp với tựa đề Cột mốc vàng Điện Biên Phủ. Khi Hữu Mai hoàn tất kịch bản, sợ không kịp thời gian sản xuất, phim làm ra không có gì đặc biệt, nên ông Hải đã quyết định tự mình thực hiện bộ phim. Cột mốc vàng Điện Biên Phủ sau đó đã giành giải Bông sen bạc ở hạng mục Phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14.[8]
Công tác quản lý
[sửa | sửa mã nguồn]Đặng Xuân Hải từng giữ chức Giám đốc của hãng Điện ảnh Quân đội nhân dân từ năm 1995, đến 2005 ông chính thức nghỉ hưu.[9][10]
Năm 2009, Đặng Xuân Hải là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim tài liệu – khoa học của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16. Năm 2010, ông đắc cử chức vụ Chủ tịch khóa VII của Hội Điện ảnh Việt Nam.[11] Tháng 7 năm 2015, Đặng Xuân Hải tái đắc cử chức vụ này và đảm nhiệm cho tới năm 2021.[12]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1993, Đặng Xuân Hải được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[9][13] Năm 2012, Đặng Xuân Hải xin xét duyệt Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân với 4 tác phẩm: Vài hình ảnh chiến thắng Xuân 1968, Thị xã vẫn yên tĩnh, Nước mắt nụ cười và Cột mốc vàng Điện Biên Phủ.[10][14] Ông nhận được đồng thuận cao từ Hội đồng cấp Nhà nước.[15]
Nhưng nhà quay phim Doãn Huyến và đạo diễn Trần Duy Hinh đã làm đơn khiếu nại, phản đối hồ sơ của ông Hải. Ông Hinh cho rằng khi thực hiện phim tài liệu Vài hình ảnh chiến thắng Xuân 1968, ông Hải lúc này mới học quay phim, thời lượng ông quay được không nhiều và trong danh đề phần quay phim không sắp theo thứ tự chữ cái, tên ông Hải đứng thứ 13 trong số 14 người.[10][14] Ngoài ra, trong đợt xét duyệt năm 2005, ông đã trượt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân với tỉ lệ phiếu bầu là 3/7, trong lần xét duyệt năm 2012 ông cũng không có thêm tác phẩm đề cử mới nào.[10] Cũng theo ông Trần Duy Hinh, với bộ phim Mùa xuân toàn thắng, ông Hải đóng vai trò sản xuất và chỉ làm "đạo diễn 2" của tập 4.[14][16]
Tên của ông Hải sau đó đã bị rút khỏi danh sách xét duyệt chính thức được trình lên Chủ tịch nước. Chỉ vài ngày trước khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố danh sách chính thức các nghệ sĩ được phong danh hiệu, đã có nhiều nghệ sĩ đứng ra ủng hộ Đặng Xuân Hải.[14] Nghệ sĩ nhân dân Lê Thi và Nguyễn Khắc Lợi khẳng định tập 4 của phim Mùa xuân toàn thắng do Lê Thi và Đặng Xuân Hải đồng đạo diễn. Các Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh, Đặng Nhật Minh, Huy Thành, Trà Giang và nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng lên tiếng bảo vệ ông Hải,[10][14] theo đạo diễn Huy Thành thì không nên vì một lá đơn khiếu nại duy nhất mà tạo tiền lệ không tính đến sự tín nhiệm từ đa số các hội viên còn lại.[14]
Đến ngày 27 tháng 4 năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định số 533/QĐ-CTN trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho 73 nghệ sĩ, trong số này vẫn chưa có tên của ông Hải.[17]
Ngày 15 tháng 5 năm 2012, danh sách xét duyệt được bổ sung 3 cá nhân là ông Đặng Xuân Hải (xét Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân), họa sĩ Nguyễn Gia Trí (xét Giải thưởng Hồ Chí Minh) và nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (xét Giải thưởng Nhà nước).[18] Ngày 18 tháng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho ông Đặng Xuân Hải. Việc này diễn ra ngay trước lễ phong tặng chính thức danh hiệu cho ông một ngày.[19]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai trò | Ghi chú | Nguồn | |
---|---|---|---|---|---|
Quay phim | Đạo diễn | ||||
1967 | Tập ảnh Thừa Thiên | Có | Không | [20] | |
1968 | Vài hình ảnh chiến thắng đầu Xuân 1968 | Có | Không | Tập thể phóng viên thực hiện quay phim | [21] |
1972 | Quân dân Trị Thiên tấn công và nổi dậy | Có | Không | [22] | |
Chiến thắng lịch sử Xuân 1972 | Có | Không | [23] | ||
1975 | Chiến thắng lịch sử Xuân 1975 | Có | Không | Tập thể Xưởng phim Quân đội thực hiện quay phim | [24] |
1980 | Cuộc đụng đầu lịch sử | Không | Có | Đồng đạo diễn | [24] |
1981 | Nước mắt nụ cười | Không | Có | Đạo diễn kiêm biên kịch | |
1988 | Ka Chiu Sa Việt Nam | Không | Có | ||
1989 | Thị xã vẫn yên tĩnh | Không | Có | ||
1991 | Đường mòn Hồ Chí Minh – Đường Trường Sơn | Không | Có | Đồng đạo diễn | [25] |
1997 | Mùa xuân toàn thắng | Không | Có | [26] | |
2004 | Cột mốc vàng Điện Biên Phủ | Không | Có | [27] |
Thành tựu
[sửa | sửa mã nguồn]Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Nghệ sĩ ưu tú (1993).
- Nghệ sĩ nhân dân (2012).[28]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Lễ trao giải | Hạng mục | Tác phẩm | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1970 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 | Phim tài liệu | Tập ảnh Thừa Thiên | Bông sen bạc | [20] |
1973 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 | Vài hình ảnh chiến thắng đầu Xuân 1968 | Bông sen vàng | [21] | |
Chiến thắng lịch sử Xuân 1972 | Bông sen bạc | [23] | |||
Quân dân Trị Thiên tấn công và nổi dậy | Bông sen bạc | [22] | |||
1977 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 | Chiến thắng lịch sử xuân 1975 | Bông sen vàng | [29][30] | |
1983 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 | Cuộc đụng đầu lịch sử | Bông sen vàng | [24][31] | |
1985 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 | Nước mắt nụ cười | Bông sen bạc | [32] | |
1989 | Giải thưởng Điện ảnh 5 năm Bộ Quốc phòng | Thị xã vẫn yên tĩnh | Đoạt giải | ||
1990 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 | Phim tài liệu | Bông sen bạc | [33] | |
1998 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1997 | Mùa xuân toàn thắng | Giải B | ||
1999 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 | Bông sen bạc | |||
2004 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 | Cột mốc vàng Điện Biên Phủ | Bông sen bạc | [34][35] |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h Lê Thị Bích Hồng (2 tháng 5 năm 2020). “NSND Đặng Xuân Hải: Hành trình ghi chép sử bằng phim”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b c Đinh Tiếp (10 tháng 2 năm 2015). “Nghệ sĩ Đặng Xuân Hải một đời làm phim về người lính”. Trang thông tin điện tử tổng hợp Văn Nghệ Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b Xuân Bá (3 tháng 3 năm 2017). “Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ IV: Nạn nhân thứ hai”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b Xuân Bá (4 tháng 3 năm 2017). “Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ cuối: Thành hoàng làng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b c Yên Nga (23 tháng 1 năm 2020). “Người ghi hình ảnh ngày chiến thắng”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hà Hương (8 tháng 5 năm 2012). “Cơ hội vẫn còn cho ông Đặng Xuân Hải?”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Khánh Huyền (24 tháng 4 năm 2015). “Đại tá, NSND Đặng Xuân Hải - người chép sử bằng hình ngày 30-4-1975”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Linh Khánh (30 tháng 4 năm 2024). “Những ký ức không thể nào quên khi làm phim tài liệu "Cột mốc vàng Điện Biên Phủ"”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b “ĐẠI TÁ - NGHỆ SỸ NHÂN DÂN ĐẶNG XUÂN HẢI”. Điện ảnh Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b c d e Trinh Nguyễn (18 tháng 4 năm 2012). “Kiện "xét nhầm" danh hiệu”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Y. Anh. “NSƯT Đặng Xuân Hải giữ chức Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Ngọc Diệp (14 tháng 7 năm 2015). “NSND Đặng Xuân Hải tái đắc cử Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ theo VTC (19 tháng 4 năm 2012). “Chủ tịch Hội Điện ảnh bị tố gian lận hồ sơ NSND”. Báo Quảng Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b c d e f Thanh Hằng. “Nhiều nghệ sĩ đứng về phía NSƯT Đặng Xuân Hải”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hoàng Vy (4 tháng 4 năm 2012). “Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hà Hương (3 tháng 5 năm 2012). “Chủ tịch Hội Điện ảnh 'trượt' Giải thưởng Nhà nước?”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Quyết định số 533/QĐ-CTN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân"”. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Bổ sung tặng thưởng nhà nước cho ba cá nhân”. Thanh Niên. 16 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
- ^ Mai An (19 tháng 5 năm 2012). “Trao tặng 12 Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật và 74 danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 504.
- ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 131.
- ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 506.
- ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 267.
- ^ a b c Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 35.
- ^ Kim Ngân (20 tháng 9 năm 2023). “Phim tài liệu: Đường mòn Hồ Chí Minh”. Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Mùa xuân toàn thắng – Tập 1 và 2”. Truyền hình Thành phố Cần Thơ. 30 tháng 4 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ Khánh Huyền (6 tháng 5 năm 2024). “Sức hút từ Tuần phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Hội Nhà báo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (5 tháng 7 năm 2011). “7 nghệ sĩ điện ảnh được đề nghị truy tặng NSND”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Thế giới Điện ảnh Online. 11 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Kết thúc LHPVN lần thứ 14: Chất lượng phim: "Tránh khéo"”. Tuổi Trẻ Online (Lưu trữ). 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010d). Điện ảnh Việt Nam, Tập 4: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh phim truyện truyền hình và phim truyện video Việt Nam. Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800232. OCLC 1023454982. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.