Bước tới nội dung

Bắn và chạy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bắn rồi chạy là chiến thuật pháo binh bắn vào mục tiêu và ngay sau đó lập tức di chuyển ra khỏi vị trí vừa bắn để tránh bị quân địch phản pháo.[1][2][3] Di chuyển và bắn mỗi khi dừng lại.[1] Việc di chuyển làm tăng khả năng sống sót của đơn vị, không cần thêm đơn vị nào bảo vệ, như bộ binh chẳng hạn, vốn dĩ kết hợp đơn vị bảo vệ làm giảm sức chiến đấu nhiều đơn vị phối hợp.[4]

Đồng thời, việc liên tục di chuyển sau các đợt bắn, cố định tại nhiều vị trí mới[5] và tiếp tục bắn còn gây nhầm lẫn cho quân địch về số lượng của quân tấn công, như cuộc bao vây Saïo vào năm 1941.[6] Đây là chiến thuật tấn công hiệu quả, khả năng di chuyển tránh thiệt hại,[4] và tính năng gây nhầm lẫn dẫn đến áp lực tinh thần cho quân địch.

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Anh ngữ, "shoot and scoot" hay "hip shooting" (bắn và chạy) được trích trong trang 4A của USA Today vào ngày 20 tháng 1 năm 1991.[7] Trước đó, "shoot and scoot" đã được NATO sử dụng từ thập niên 1960.[8]

Yêu cầu vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]

Để thực hiện chiến thuật này, lực lượng tấn công phải trang bị pháo tự hành, có khả năng di chuyển linh hoạt.

Trong trường hợp thiếu khả năng cơ giới giúp pháo di động, và do địa hình hiểm trở, có thể tiến hành kéo pháo bằng sức người, như trận Điện Biên Phủ vào năm 1954, lực lượng Việt Minh liên tục thay đổi vị trí đặt pháo, kéo pháo ra khỏi các sườn núi sau khi pháo kích các cứ điểm của Pháp, và đặt vào vị trí mới. Thay đổi này khiến hoạt động phản pháokhông kích của quân đội Pháp thất bại.[9]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời đại vũ khí thuốc súng, chiến thuật này được sáng tạo và sử dụng lần đầu bởi lực lượng Katyusha của Liên Xô trong Thế chiến II.[a]

"Shoot and scoot" được ghi nhận là đã được sử dụng bởi quân đội Anh ở Normandy vào năm 1944.[10]

Chiến thuật này được quân đội nhân dân Việt Nam ghi lại về lối tác chiến của không quân Mỹ trong các cuộc không kích miền Bắc Việt Nam.[11]

Danh sách trận đánh có liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách trận đánh có liên quan sử dụng chiến thuật bắn và chạy:

...

Chiến thuật này cũng liên quan sử dụng các loại vũ khí cỡ nhỏ như súng cầm tay, và được sử dụng phổ biến trong chiến đấu bởi các tổ chức chiến binh Hồi giáo, như quân đội Taliban, du kích ở Iraq,[13]...

Các loại vũ khí chuyên dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Pháo tự hành GCT 155mm trang bị của quân đội Pháp, một trong những vũ khí của chiến thuật "bắn và chuồn".
  1. ^ Theo trích dẫn từ NATO's fifteen nations, năm 1975 và trích dẫn của J.B.A. Bailey trong Field Artillery and Firepower, năm 1989[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b David G. Gray 1991, tr. C-45.
  2. ^ FM 3-09 FIELD ARTILLERY OPERATIONS AND FIRE SUPPORT. US ARMY. tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ a b c d Đài Loan thiếu vũ khí gì để chống chiến thuật 'biển tàu' của Trung Quốc?. ngày 15 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b Field Artillery Association (U.S.), United States. Department of Defense, United States. Department of the Army, Field Artillery School (Fort Sill, Okla.) 1999, tr. 3.
  5. ^ Duy Sơn (ngày 5 tháng 1 năm 2019). “Chiến thuật 'bắn và chạy' của Mỹ có thể giúp đồng minh giữ đảo”. Báo điện tử VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ a b Weller 1942, tr. 19.
  7. ^ Tom Dalzell, Terry Victor 2015, tr. trang.
  8. ^ a b Jerold E. Brown 2001, tr. trang.
  9. ^ “Kéo pháo vào, kéo pháo ra - "Quyết định khó khăn nhất!". dangcongsan.vn. ngày 6 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ Ben Kite 2016, tr. 72.
  11. ^ Cảnh Dương, Đông A 2007, tr. 138.
  12. ^ “Chiến thuật giúp tăng T-72 sống sót trước tên lửa sát thủ TOW”. baodauthau.vn. ngày 25 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  13. ^ William Rosenau 2001, tr. 43.

Tham khảo thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]