Bước tới nội dung

Georgy Fyodorovich Zakharov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Georgy Fyodorovich Zakharov
Tên bản ngữ
Георгий Фёдорович Заха́ров
Sinh23 tháng 4 năm 1897
Shilov, Saratov, Đế quốc Nga
Mất26 tháng 1, 1957(1957-01-26) (59 tuổi)
Moskva, Liên Xô
Thuộc Russian Empire
 Liên Xô
Quân chủngQuân đội Đế quốc Nga
Hồng quân
Năm tại ngũNga 1915 – 1917
Liên Xô 1917 – 1947
Cấp bậc Đại tướng
Chỉ huyPhương diện quân Bryansk
Phương diện quân Bắc Kavkaz
Tập đoàn quân 51
Tập đoàn quân Cận vệ 2
Phương diện quân Belorussia 2
Tập đoàn quân Cận vệ 4
Quân khu Nam Ural
Tham chiếnThế chiến thứ hai

Georgy Fyodorovich Zakharov (Nga: Георгий Фёдорович Заха́ров; 1897-1957) là một tướng lĩnh Liên Xô, phục vụ trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Zakharov sinh ngày 23 tháng 4 năm 1897 tại làng Shilov, Nga (nay thuộc vùng Saratov), và bắt đầu con đường binh nghiệp vào năm 1915.

Phục vụ trong Thế chiến thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Zakharov tham gia Thế chiến thứ nhất với cấp bậc Thiếu úy, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện sĩ quan năm 1916. Sau Cách mạng tháng 10 năm 1917, ông được các binh sĩ bầu làm chỉ huy trung đoàn. Trong Nội chiến Nga, từ tháng 8 năm 1919, ông trở thành chỉ huy cấp đại đội trong Hồng quân, và tham chiến ở Mặt trận phía đông.

Zakharov tiếp tục tham gia các khóa đào tạo sĩ quan Vystrel (1923). Ông cũng nhận một nhiệm vụ giảng dạy tại Học viện Quân sự Frunze từ năm 1933, và được đào tạo thêm tại Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu năm 1939.

Giai đoạn 1939-1941, Zakharov giữ chức Tham mưu trưởng Quân khu Ural.

Trong Thế chiến thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai, Zakharov đang giữ chức Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 22, một trong những đơn vị giao chiến đầu tiên chống lại cuộc xâm lược của quân Đức trong Chiến dịch Barbarossa, tại vùng xung quanh Vitebsk, Velikiye Luki và Nevel. Từ tháng 8 năm 1941, Zakharov là Tham mưu trưởng và, trong suốt tháng 10 đến tháng 11, chỉ huy của Phương diện quân Bryansk, bao trùm các trục Oryol - TulaLviv - Kursk.

Từ tháng 12 năm 1941, Zakharov là phó tư lệnh Phương diện quân Tây, đơn vị đã tham gia cuộc phản công trên các hướng tiếp cận Moskva trong Trận chiến Moskva. Từ tháng 4 năm 1942, Zakharov là Tham mưu trưởng của Bộ tư lệnh Hướng chiến lược Bắc Kavkaz; từ tháng 5, chỉ huy Phương diện quân Bắc Kavkaz, và; từ tháng 8, Tham mưu trưởng Phương diện quân Stalingrad. Từ tháng 10 năm 1942, Zakharov là phó chỉ huy Phương diện quân Stalingrad, nơi ông lãnh đạo thành công lực lượng cánh trái của phương diện quân trong cuộc phản công của Liên Xô. Trong tháng 1 năm 1943, Zakharov được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Phương diện quân Nam, trong khi từ tháng 2, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân 51.

Từ tháng 7 năm 1943, Zakharov chỉ huy Tập đoàn quân Cận vệ 2, đã thực hiện xuất sắc cuộc đột kích qua tuyến phòng thủ của quân Đức trên sông Mius và Molochnaya. Dưới sự lãnh đạo của ông, Tập đoàn quân Cận vệ 2 đã phá vỡ các vị trí kiên cố trên Eo đất Perekop trong tháng 4 năm 1944 và tham gia giải phóng Sevastopol.

Trong năm 1944, Zakharov được giao trách nhiệm chỉ huy Phương diện quân Belorussia 2 trong Chiến dịch Bagration. Hiệu suất của phương diện quân trong chiến dịch này bị phê bình là không đạt được mục tiêu, và từ tháng 11, Zakharov đã bị giáng chức xuống làm chỉ huy Tập đoàn quân Cận vệ 4, được giao nhiệm vụ băng qua sông Danube và tham gia bao cây quân Đức ở Budapest trong Chiến dịch Budapest. Tháng 4 năm 1945, Zakharov được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4.

Phục vụ trong Chiến tranh lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, Zakharov chỉ huy quân đội của các quân khu miền Nam-Ural (1945-1996) và Đông Siberia (1947-1950), và là chỉ huy của các khóa học Vystrel (1950-1953). Từ tháng 9 năm 1954, ông là Phó cục trưởng huấn luyện chiến đấu của lực lượng mặt đất.

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Zakharov đã được trao tặng Huân chương Lenin, với bốn Huân chương Cờ đỏ, hai Huân chương Suvorov hạng 1, Huân chương Kutuzov hạng 1, Huân chương Bogdan Khmelnitsky hạng 1 và nhiều huy chương khác.

Lược sử quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Приказ РККА №0821 от 17.02.1936

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Командный и начальствующий состав Красной Армии в 1940-1941 гг.: Структура и кадры центрального аппарата НКО СССР, военных округов и общевойсковых армий: Документы и материалы / Под ред. В. Н. Кузеленкова. — М.-СПб.: Летний сад, 2005. — 272 с. — 1000 экз. — ISBN 5-94381-137-0.
  • Коллектив авторов. Великая Отечественная. Командармы. Военный биографический словарь / Под общей ред. М. Г. Вожакина. — М.; Жуковский: Кучково поле, 2005. — 408 с. — ISBN 5-86090-113-5.
  • Великая Отечественная война, 1941—1945: энциклопедия / под ред. М. М. Козлова. — М.: Советская энциклопедия, 1985. — С. 282. — 500 000 экз.
  • Свердлов Ф. Д. Ошибки Г. К. Жукова (год 1942). — М.: Монолит, 2002. — 160 с. — ISBN 5-85868-114-X.
  • Соловьев Д. Ю. Все генералы Сталина. Том 5. — М., 2019. — С.13-15.
  • Васильев Ф. Генерал армии Г. Ф Захаров. // «Военно-исторический журнал». — 1967. — № 4.