Hồ Eyre
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Hồ Eyre | |
---|---|
Hình ghép của hồ Eyre chụp bởi vệ tinh Landsat 7 dùng ba bước sóng hồng ngoại ngắn, hồng ngoại gần, và xanh dương. | |
Bản đồ lưu vực hồ Eyre, trong đó hồ nằm phía dưới bên trái | |
Địa lý | |
Khu vực | miền bắc Nam Australia |
Tọa độ | 28°22′N 137°22′Đ / 28,367°N 137,367°Đ |
Kiểu hồ | Nội lưu |
Nguồn cấp nước chính | Sông Warburton |
Nguồn thoát đi chính | Bay hơi |
Quốc gia lưu vực | Australia |
Diện tích bề mặt | 9.500 km² (tối đa) |
Độ sâu trung bình | 1,5 m (mỗi 3 năm), 4 m (mỗi thập niên) |
Cao độ bề mặt | −9 m (−30 ft) (shoreline when full); −15 m (−49 ft) (lowest point when empty) |
Khu dân cư | px |
Hồ Eyre (hay hồ Kati Thanda[1] theo cách gọi của người bản địa Úc, được mệnh danh là Hồ ẩn-hiện) là hồ nước mặn lớn nhất tại Úc và có vị trí thấp nhất ở nước này. Hồ này ở tọa độ 28°22′N 137°22′Đ / 28,367°N 137,367°Đ, cách phía bắc Adelaide khoảng 700 km và là trọng điểm của lòng chảo nội lục của Lưu vực hồ Eyre rộng lớn ở miền trung Úc. Quanh hồ này, có hình thành khu Vườn quốc gia hồ Eyre.
Hồ này có chu kỳ nước đầy rồi cạn khoảng mỗi 3 năm. Khi nước đầy, mép hồ thấp hơn mực nước biển 8 m, khi hồ cạn thì thấp hơn 15 m. Do đó, diện tích mặt nước hồ không cố định, dao động 0 đến 8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày.
Hồ chia làm hai phần nối với nhau bởi kênh Goyder: Hồ Eyre Bắc dài khoảng 144 km rộng khoảng 66 km; Hồ Eyre Nam dài 64 km rộng 24 km. Lớp muối ở chỗ dày nhất lên đến 50 cm.[2]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “New name adopted for outback Lake Eyre”. Australian Broadcasting Corporation. ngày 19 tháng 12 năm 2012.
- ^ Rafferty, John P. (2007). Lakes and Wetland. The Rosen Publishing Group. tr. 186. ISBN 1615303200.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Lake Eyre tại Wikimedia Commons
- Lake Eyre (lake, Australia) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- The Mystery of Lake Eyre Những điều bí ẩn về Hồ Eyre và thư viện hình ảnh về quần thể động vật khu vực