Bước tới nội dung

Thủy điện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà máy thủy điện)
Tuốc bin nướcmáy phát điện
Mặt cắt ngang đập thủy điện

Thủy g của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nướcmáy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thủy triều. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo.

Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp (penstock).

Ngoài nhiều mục đích phục vụ cho các mạng lưới điện công cộng, một số dự án thủy điện được xây dựng cho những mục đích thương mại tư nhân. Ví dụ, việc sản xuất nhôm đòi hỏi tiêu hao một lượng điện lớn, vì thế thông thường bên cạnh nhà máy nhôm luôn có các công trình thủy điện phục vụ riêng cho chúng. Tại Cao nguyên Scotland đã có các mô hình tương tự tại KinlochlevenLochaber, được xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20. Tại Suriname, [[Kinh tế Suriname|đập hồ van Blommestein và nhà máy phát điện]] được xây dựng để cung cấp điện cho ngành công nghiệp nhôm Alcoa.

Ở nhiều vùng tại Canada (các tỉnh bang British Columbia, Manitoba, Ontario, QuébecNewfoundland và Labrador) thủy điện được sử dụng rất rộng rãi tới mức từ "hydro" đã được dùng để chỉ bất kỳ nguồn điện nào phát ra từ nhà máy điện. Những nhà máy phát điện thuộc sở hữu nhà nước tại các tỉnh đó được gọi là BC Hydro, Manitoba Hydro, Hydro One (tên chính thức "Ontario Hydro"), Hydro-QuébecNewfoundland và Labrador Hydro. Hydro-Québec là công ty sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới, với tổng công suất lắp đặt năm 2005 đạt 31.512 MW.

Tầm quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.

Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thủy điện, năng lực nước cũng thường được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp điểm (trên thực tế các hồ chứa thủy điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric reservoir - thỉnh thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt điện để dành sử dụng vào giờ cao điểm). Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thủy điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.

Ưu điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Những ngôi nhà đã bị ngập chìm từ năm 1955, tái xuất hiện sau một thời gian dài khô hạn
Hồ chứa nước thủy điện Vianden, Luxembourg (tháp)

Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường.

Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Việc vận hành cách nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện.

Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà máy thủy điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa chức năng được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thủy điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập. Sông và suối mang theo trầm tích trong dòng chảy của chúng. Trầm tích này có thể ở nhiều vị trí khác nhau trong dòng chảy, phụ thuộc vào sự cân bằng giữa vận tốc hướng lên trên hạt (lực kéo và lực nâng) và [vận tốc lắng đọng vận tốc thiết bị đầu cuối] của hạt. Các mối quan hệ này được thể hiện trong bảng sau cho Rouse number, đây là tỷ lệ vận tốc rơi trầm tích với vận tốc hướng lên trên.

Nhược điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Một biển cảnh báo những người bơi thuyền tại Đập O'Shaughnessy

Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu cầu tưới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng chảy đó là không kinh tế.

Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây DươngThái Bình Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua các turbine. Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở một số khoảng thời gian trong năm. Các thiết kế turbine và các nhà máy thủy điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu.

Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dòng chảy theo chu kỳ của nó bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng xói mòn cồn cát ngầm. Lượng oxy hoà tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó. Cuối cùng, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Các hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methanecarbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn ngập nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km² diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa phương bắc CanadaBắc Âu, sự phát sinh khí nhà kính tiêu biểu chỉ là 2 đến 8% so với bất kỳ một nhà máy nhiệt điện nào.

Một cái hại nữa của các đập thủy điện là việc tái định cư dân chúng sống trong vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiênvăn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ. Hơn nữa, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có thể bị biến mất, như dự án Đập Tam HiệpTrung Quốc, đập ClydeNew Zealand và đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số dự án thủy điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. Những ví dụ như vậy có thể thấy tại Sông TekapoSông Pukaki. Tại Việt Nam đã có một số thủy điện đổi dòng, như thủy điện An Khê - Kanak đổi dòng sông Ba gây thảm họa khô hạn cho vùng hạ lưu và đang là đề tài tranh cãi [1].

Những người tới giải trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy thủy điện có nguy cơ gặp nguy hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với hoạt động nhận nước và điều khiển đập tràn của nhà máy.

Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý có thể gây ra những thảm hoạ như vụ Đập Vajont tại Ý, gây ra cái chết của 2001 người năm 1963.

Các số liệu về thủy điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ chứa nước Vianden, Luxembourg

Các nhà máy thủy điện lớn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem Danh sách các nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới

Chỉ các nhà máy điện hoạt động với công suất lắp đặt ít nhất 2.000 MW. Một số trong số này có thể có thêm các nhà máy đang được xây dựng, nhưng chỉ có công suất lắp đặt hiện tại được liệt kê.

Tên Quốc gia Sông Năm hoàn thành Công suất lắp đặt (MW) Sản lượng điện hàng năm

(TW-hour)[note 1]

Diện tích ngập nước(km²)
Three Gorges Dam  Trung Quốc Yangtze 2008/2012 22,500 98.8[2] 1,084
Itaipu Dam  Brasil

 Paraguay
Paraná 1984/1991, 2003[note 2] 14,000 103.1 [3] 1,350
Xiluodu  Trung Quốc Jinsha 2014[4] 13,860[5] 55.2
Guri  Venezuela Caroní 1978, 1986 10,235 53.41 4,250
Tucuruí  Brasil Tocantins 1984, 2007 8,370 41.43 3,014
Belo Monte  Brazil Xingu 2016-2020 8,176[6][note 3] 39.5 441
Grand Coulee  Hoa Kỳ Columbia 1942/1950, 1973, 1975/1980, 1983/1984, 1991[note 4] 6,809 20[7] 324
Xiangjiaba  Trung Quốc Jinsha 2014[8] 6,448 30.7 95.6
Longtan Dam  Trung Quốc Hongshui 2007/2009 6,426 18.7[9]
Sayano-Shushenskaya  Nga Yenisei 1985/1989, 2010/2014[note 5] 6,400 26.8 621
Krasnoyarsk  Nga Yenisei 1967/1972 6,000 15 2,000
Nuozhadu  Trung Quốc Mekong 2014[10] 5,850 23.9[11] 320
Robert-Bourassa  Canada La Grande 1979/1981 5,616[note 6][12] 26.5 2,835
Churchill Falls  Canada Churchill 1971/1974 5,428[13] 35 6,988
Tarbela Dam  Pakistan Indus 1976 4,888[14] 13 250
Jinping-II  Trung Quốc Yalong 2014 4,800 24.23
Bratsk  Nga Angara 1961/1966 4,515 22.6 5,470
Laxiwa Dam  Trung Quốc Yellow 2010 4,200[15] 10.2
Xiaowan Dam  Trung Quốc Mekong 2010 4,200[16] 19 190
Ust Ilimskaya  Nga Angara 1980 3,840 21.7 1,922
Jirau  Brazil Madeira 2014/2016 3,750 19.1 258
Jinping-I  Trung Quốc Yalong 2014 3,600 17 82.5
Santo Antonio  Brazil Madeira 2012/2016 3,580[17] 21.2 490
Ilha Solteira Dam  Brasil Paraná 1973 3,444 17.9 1,195
Ertan Dam  Trung Quốc Yalong 1999 3,300 17 101
Pubugou Dam  Trung Quốc Dadu 2009/2010 3,300 14.6
Macagua  Venezuela Caroní 1961, 1996 3,167.5 15.2 47.4
Xingó Hydroelectrical Power Plant  Brasil São Francisco 1994/1997 3,162 18.7[18] 60
Yacyretá  Argentina

 Paraguay
Paraná 1994/1998, 2011 3,100 20.09 1,600
Nurek Dam  Tajikistan Vakhsh 1972/1979, 1988 3,015 11.2 98
Bath County PSP  Hoa Kỳ - 1985, 2005/2009 3,003[19] 3.32 3.3
Goupitan Dam  Trung Quốc Wu 2009/2011 3,000[20] 9.67 94
Guanyinyan Dam  Trung Quốc Jinsha 2014/2016 3,000 13.62
Boguchany Dam  Nga Angara 2012/2014 2,997 17.6 2,326
W. A. C. Bennett Dam  Canada Peace 1968, 2012 2,917 13.8 1,761
Mica Dam  Canada Columbia 1973, 2015 2,805 7.2 430
La Grande-4  Canada La Grande 1986 2,779[12] 765
Gezhouba Dam  Trung Quốc Yangtze 1988 2,715 17.01
Volzhskaya (Volgogradskaya)  Nga Volga 1958/1961 2,671[21] 12.84[22] 3,117
Daniel-Johnson Dam  Canada Manicouagan 1970/1971, 1989/1990 2,656 1,950
Niagara Falls (US)  Hoa Kỳ Niagara 1961 2,625 [23] 0
Chief Joseph Dam  Hoa Kỳ Columbia 1958/1973/1979 2,620 12.5 34
Changheba  Trung Quốc Dadu 2016/2017 2,600 10.8
Dagangshan  Trung Quốc Dadu 2015/2016 2,600 11.43
Revelstoke Dam  Canada Columbia 1984, 2011 2,480 8.75 115
Zhiguliovskaya (Samarskaya)  Nga Volga 1955/1957 2,477.5[24] 11.7[22] 6,450
Paulo Afonso IV  Brasil São Francisco 1979/1983 2,462.4[25]
Chicoasén (Manuel M. Torres) Dam  México Grijalva 1980, 2005 2,430
La Grande-3  Canada La Grande 1984 2,418[12] 12.3 2,420
Atatürk Dam  Thổ Nhĩ Kỳ Euphrates 1990 2,400 8.9 817
Jinanqiao Dam  Trung Quốc Jinsha 2010 2,400 11.043
Sơn La Dam Việt Nam Black 2010/2012 2,400 10.25 440
Bakun Dam  Malaysia Balui 2011 2,400 695
Liyuan Dam  Trung Quốc Jinsha 2014/2015 2,400 10.703 14,7
Guandi Dam  Trung Quốc Yalong 2013 2,400 11.87
Karun III Dam  Iran Karun 2005 2,280 4.17 48
Iron Gates-I  România

 Serbia
Danube 1970, 1998/2007, 2013 2,252.8 11.3 104.4
John Day Dam  Hoa Kỳ Columbia 1971 2,160 8.42
Caruachi  Venezuela Caroní 2006 2,160 12.95 238
Ludila  Trung Quốc Jinsha 2014[26] 2,160 9.957
La Grande-2-A  Canada La Grande 1992 2,106[12][27] 2,835
Aswan  Ai Cập Nile 1967/1970 2,100 11 5,250
Itumbiara  Brasil Paranaíba 1980 2,082 9 778
Hoover Dam  Hoa Kỳ Colorado 1936/1939, 1961, 1986/1993 2,080 4.2 640
Cahora Bassa  Mozambique Zambezi 1975/1977 2,075 2,739
Cleuson-Dixence Complex  Thụy Sĩ - 1965, 1998 2,069 4.51 4
Bureya Dam  Nga Bureya 2003/2009 2,010 6.59[22] 750
Lijiaxia Dam  Trung Quốc Yellow 1997/2000 2,000 5.9 383
Karun I (Shahid Abbaspour) Dam  Iran Karun 1976, 1995, 2006 2,000 54.8
Masjed Soleyman Dam  Iran Karun 2002/2007 2,000 3.7 7.5
Ahai Dam  Trung Quốc Jinsha 2014[28] 2,000 8.88 23,4

Các nhà máy trên được xếp hạng theo công suất tối đa.

Đang tiến hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này liệt kê các trạm đang được xây dựng với công suất lắp đặt dự kiến ít nhất 2.000 MW.

Tên Quốc gia Sông Công suất dự kiến (MW) Năm hoàn thành dự kiến Location
Baihetan  Trung Quốc Jinsha 16,000[29] 2021-2022 28°15′6″B 103°39′34″Đ / 28,25167°B 103,65944°Đ / 28.25167; 103.65944
Wudongde  Trung Quốc Jinsha 10,200 2020[30]-2021 26°20′2″B 102°37′48″Đ / 26,33389°B 102,63°Đ / 26.33389; 102.63000
TaSang  Myanmar Salween 7,110 ?? (on hold) 20°27′23″B 98°39′0″Đ / 20,45639°B 98,65°Đ / 20.45639; 98.65000
Ethiopian Renaissance  Ethiopia Blue Nile 6,450 2020-2022[31] 11°12′51″B 35°05′35″Đ / 11,21417°B 35,09306°Đ / 11.21417; 35.09306
Diamer-Bhasha Dam  Pakistan Indus River 4,500 2023[32] 35°31′8″B 73°47′10″Đ / 35,51889°B 73,78611°Đ / 35.51889; 73.78611
Dasu Dam  Pakistan Indus River 4,320 2023 35°31′10″B 73°44′21″Đ / 35,51944°B 73,73917°Đ / 35.51944; 73.73917
Rogun  Tajikistan Vakhsh 3,600 2018-2024 38°41′3″B 69°46′26″Đ / 38,68417°B 69,77389°Đ / 38.68417; 69.77389
Myitsone  Myanmar Irrawaddy 3,600 ?? (on hold) 25°41′23″B 97°31′4″Đ / 25,68972°B 97,51778°Đ / 25.68972; 97.51778
Mambilla  Nigeria Donga 3,050 2024[33] 07°09′44″B 10°34′17″Đ / 7,16222°B 10,57139°Đ / 7.16222; 10.57139
Lianghekou  Trung Quốc Yalong 3,000 2021-2023 30°09′46″B 101°00′49″Đ / 30,16278°B 101,01361°Đ / 30.16278; 101.01361
Ituango  Colombia Cauca 2,456 2019? 7°05′3,6″B 75°41′16,8″T / 7,08333°B 75,68333°T / 7.08333; -75.68333
Tocoma  Venezuela Caroní 2,320 ?? (on hold) 27°33′13″B 94°15′31″Đ / 27,55361°B 94,25861°Đ / 27.55361; 94.25861
Maerdang  Trung Quốc Yellow 2,200 2019 34°40′21″B 100°41′32″Đ / 34,6725°B 100,69222°Đ / 34.67250; 100.69222
Koysha  Ethiopia Omo 2,160[34] 2021[35] 6°27′36″B 36°20′24″Đ / 6,46°B 36,34°Đ / 6.46000; 36.34000
Lauca  Angola Cuanza 2,069.5 2017-2019 9°44′34,9″N 15°07′32,2″Đ / 9,73333°N 15,11667°Đ / -9.73333; 15.11667
Shuangjiangkou  Trung Quốc Dadu 2,000 2019 31°47′29″B 101°56′3″Đ / 31,79139°B 101,93417°Đ / 31.79139; 101.93417
Subansiri  India Subansiri 2,000 ?? (on hold) 27°33′13″B 94°15′31″Đ / 27,55361°B 94,25861°Đ / 27.55361; 94.25861

Các nước có công suất thủy điện lớn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

10 quốc qia có công suất thủy điện lớn nhất tính đến năm 2014

Quốc gia Sản lượng điện hàng năm (TWh) Công suất lắp đặt (GW) Hệ số % trên tổng lượng điện tiêu thụ
 Trung Quốc 1064 311 0.37 18.7%
 Canada 383 76 0.59 58.3%
 Brazil 373 89 0.56 63.2%
 Hoa Kỳ 282 102 0.42 6.5%
 Nga 177 51 0.42 16.7%
 India 132 40 0.43 10.2%
 Norway 129 31 0.49 96.0%
 Nhật Bản 87 50 0.37 8.4%
 Venezuela 87 15 0.67 68.3%
 Pháp 69 25 0.46 12.2%

Thủy điện tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bộ Xây dựng, năm 2013 ở Việt Nam có khoảng 260 công trình thủy điện đang được khai thác và 211 công trình đang thi công xây dựng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, năm 2013 cả nước có hơn 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 11 tỷ m³ nước, trong đó có hơn 560 hồ chứa lớn, còn lại đều là loại hồ chứa nhỏ.

Theo TS. Nguyễn Thanh Giang, "do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là thiên tai mà còn do nhân tai." [36] Tuy nhiên về trách nhiệm quản lý các hồ, đập này, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết: "Trong quản lý an toàn đập thủy điện, đến nay vẫn chưa phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành trong việc phê duyệt phương án phòng chống lụt bão".[37]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vì sao công trình thủy điện An Khê- Kanak được xem là 'sai lầm thế kỷ'?”. congan. Truy cập 12 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ “China's Three Gorges dam 'breaks world hydropower record'. News.yahoo.com. ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ “Brasil retiró casi 92 millones MWh de la producción récord de Itaipú”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ 2425 (ngày 2 tháng 7 năm 2014). “世界第三大水电站溪洛渡水电站机组全部投产-能源-人民网”. Energy.people.com.cn. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “China's second-largest hydropower station in full operation - Xinhua | English.news.cn”. News.xinhuanet.com. ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ “A história de Belo Monte – Cronologia”. Norte Energia (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ “Generation Records Fall at Grand Coulee Dam”. U.S. Bureau of Reclamation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ 马常艳 (ngày 28 tháng 6 năm 2014). “中国第三大水电站向家坝水电站将全部投产发电”. Ce.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  9. ^ “龙滩水电站创世界建设最快纪录-能源-人民网”. Energy.people.com.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  10. ^ “云南省最大水电站糯扎渡水电站全面建成投产”. Yn.xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ “Largest hydropower station on Mekong River starts operation - Xinhua | English.news.cn”. News.xinhuanet.com. ngày 6 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  12. ^ a b c d Hydro-Québec (tháng 4 năm 2009). Powering Our Future: Annual Report 2008 (PDF). Montreal. tr. 125. ISBN 978-2-550-55046-4.
  13. ^ Nalcor Operations. “Churchill Falls”. Nalcor Energy. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  14. ^ “Tarbela 4th extension project starts power production”. The Express Tribune (bằng tiếng Anh). ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ [1]
  16. ^ “小湾电站机组全部投产 我国水电装机突破2亿千瓦”. Yn.xinhuanet.com. ngày 25 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  17. ^ “Geração – Santo Antônio Energia”. Santoantonioenergia.com.br. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  18. ^ “Form 20-F”. Sec.gov. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  19. ^ “Bath County Pumped Storage Station | Dominion Energy”. www.dominionenergy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  20. ^ [2]
  21. ^ “Волжская ГЭС увеличила установленную мощность в результате модернизации оборудования”. www.volges.rushydro.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ a b c “2013”. Rushydro.ru. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  23. ^ Combined US-CA capacity >= 2 GW greater than this so would be about 15th place.
  24. ^ “Жигулевская ГЭС увеличила установленную мощность на 10,5 мегаватта”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  25. ^ Combined with adjacent Paulo Afonso IV, Paulo Afonso I, II, IIIApollonius Sales the Paulo Afonso Hydroelectric Complex has 4,279 MW of installed capacity
  26. ^ “鲁地拉水电站事故生态放水孔已封堵-中国水力发电工程学会”. Hydropower.org.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  27. ^ Combined with Robert-Bourassa, it would place LG-2 complex in 5th place
  28. ^ “金沙江流域阿海水电站5台机组全部投产_云南网”. Yn.yunnan.cn. ngày 8 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  29. ^ “中国东方电气集团有限公司”. Dongfang.com. ngày 8 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  30. ^ https://economictimes.indiatimes.com/news/international/world-news/wudongde-project-china-builds-third-largest-hydropower-station-on-yangtze-river/articleshow/50309565.cms
  31. ^ “Ethiopia's huge Nile dam delayed to 2022 - Global Construction Review”. Global Construction Review. Truy cập 17 tháng 9 năm 2024.
  32. ^ Kiani, Khaleeq (ngày 27 tháng 8 năm 2013). “Dasu power project gets precedence over Bhasha”. dawn.com. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  33. ^ “Construction begins on Nigeria's 3,050-MW Mambilla hydropower plant”. www.hydroworld.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2018.
  34. ^ “Koysha Hydroelectric Project - Salini Impregilo”. www.salini-impregilo.com. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  35. ^ https://www.salini-impregilo.com/static/upload/wat/water-power-africa.pdf [3]liên_kết=
  36. ^ Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN? BBC, 19.10.2013
  37. ^ Vỡ đập thủy điện: 'Quả bóng trách nhiệm' trong chân ai? VTC, 30.09.2013
  1. ^ Generating capacity is not the only factor determining the amount of electricity generated, as this also depends on consistent utilization of the plant's capacity. Factors enhancing this are the free capacity of the reservoir and the consistency of water supply during and across years.
  2. ^ first unit installed in 1984, 18th in 1991; in 2003 2 additional units were installed
  3. ^ planned final capacity 11,233 MW
  4. ^ first unit installed in 1942, 18th in 1950, 21st in 1991; 6 units in third powerplant were installed between 1975 and 1980, 2 units of pumped-storage plant were installed in 1973, 4 more units in 1983 and 1984
  5. ^ 10 units were installed between 1985 and 1989, after 2009 failure new units were installed between 2010 and 2014
  6. ^ Combined with adjacent La Grande-2-A the LG-2 complex has 7,722 MW of installed capacity

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. New Scientist report on greenhouse gas production by hydroelectric dams Lưu trữ 2008-05-18 tại Wayback Machine
  2. International Water Power and Dam Construction Venezuela country profile Lưu trữ 2006-10-22 tại Wayback Machine
  3. International Water Power and Dam Construction Canada country profile Lưu trữ 2006-10-22 tại Wayback Machine
  4. Tremblay, Varfalvy, Roehm and Garneau. 2005. Greenhouse Gas Emissions - Fluxes and Processes, Springer, 732 p. Lưu trữ 2006-02-22 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]