Bước tới nội dung

Thông Đà Lạt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pinus dalatensis)
Thông Đà Lạt
Rừng thông Đà Lạt trên con đường vào Thành phố
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Pinaceae
Chi (genus)Pinus
Phân chi (subgenus)Strobus
Đoạn (section)Quinquefoliae
Phân đoạn (subsection)Strobi
Loài (species)P. dalatensis
Danh pháp hai phần
Pinus dalatensis
Ferré
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Pinus wallichiana var. dalatensis (Ferré) Silba

Thông Đà Lạt hay còn gọi là thông năm lá (danh pháp hai phần: Pinus dalatensis) là một loài thực vật đặc hữu của Việt Nam thuộc chi Thông (danh pháp khoa học: Pinus), họ Thông (Pinaceae). Nó phân bố nhiều ở vùng Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt.

Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc nhưng ở cây già, vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 – 11 cm, rộng 0,6 - 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 - 5 hàng lỗ khí. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 – 10 cm, đường kính 2,5 – 4 cm; gồm 25 - 50 vảy dài 2,5 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 – 1 cm, đường kính 0,4 - 0,5 cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đĩnh.

Đặc điểm sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt chín vào tháng 2-3. Chưa thấy tái sinh bằng hạt ở núi Ngọc Linh, cũng như ở các nơi khác, sinh trưởng chậm.

Nơi sống và sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi trung bình, ở độ cao 1500–2000 m, cùng với một số loài lá kim và lá rộng khác như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Tô hạp đá vôi (Keteleeria davidiana), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Chắp tay (Symingtonia populnea) và một số loài khác thuộc họ Long não (Lauraceae) và Thích (Aceraceae). Trên đất vàng alít hay đất xám đen, tần mỏng phong hóa từ đá granít hay đá cát.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài đặc hữu của Việt nam. Gặp từ Thừa thiên Huế (Phú Lộc: Thừa Lưu) đến Tây Nguyên: Kontum (Dác Glây: núi Ngọc Linh và dãy núi Top Rec, Ngọc Áng), Dắc Lắc (Krông Bông: núi Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Lạc Dương: xã Lát, thác Uyên Ương, Langbiang, Đà Lạt: Trại Mát).

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gen hiếm, loài cho gỗ. Nói chung các loài thông đều có thể sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột giấy.

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh. Mức độ đe doạ: Bậc R.

Biện pháp bảo vệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo vệ nguyên vẹn trong 2 khu rừng cấm Chư Yang Sinh, Ngọc Linh và 4 cây còn lại ở thác Uyên Ương Đà Lạt để thu hạt, nhân giống. Cần gấp rút đưa vào trồng.

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

IPNI còn liệt kê Pinus dalatensis (Ferre) phân loài procera R.Businský với khu vực phân bổ là các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, khu vực núi Ngọc Linh, Dak Glei, sườn tây bắc đỉnh Ngok Niay, tọa độ 15°02′ vĩ bắc, 107°49′ kinh đông, độ cao 1.920 m.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thomas, P. & Phan, K.L. (2013). Pinus dalatensis. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Pinus dalatensis tại Wikimedia Commons