Bước tới nội dung

Sergey Mironovich Kirov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sergey Kirov)
Sergey Mironovich Kirov
Серге́й Миро́нович Ки́ров
Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Azerbaijan
Nhiệm kỳ
tháng 7 năm 1921 – tháng 1 năm 1926
Tiền nhiệmGrigory Kaminsky
Kế nhiệmLevon Mirzoyan
Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Leningrad Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ
1 tháng 8 năm 1927 – 1 tháng 12 năm 1934
Tiền nhiệmChức vụ đầu tiên
Kế nhiệmAndrey Zhdanov
Bí thư thứ nhất Thành ủy Leningrad Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ
8 tháng 1 năm 1926 – 1 tháng 12 năm 1934
Tiền nhiệmGrigory Yevdokimov
Kế nhiệmAndrey Zhdanov
Ủy viên Bộ Chính trị khóa 16, 17
Nhiệm kỳ
13 tháng 7 năm 1930 – 1 tháng 12 năm 1934
Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa 14, 15
Nhiệm kỳ
23 tháng 7 năm 1926 – 13 tháng 7 năm 1930
Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khóa 17
Nhiệm kỳ
10 tháng 2 – 1 tháng 12 năm 1934
Ủy viên chính thức Cục Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khóa 17
Nhiệm kỳ
10 tháng 2 – 1 tháng 12 năm 1934
Thông tin cá nhân
Sinh
Sergey Mironovich Kostrikov

(1886-03-27)27 tháng 3 năm 1886
Urzhum, Vyatka Governorate, Đế quốc Nga
Mất1 tháng 12 năm 1934(1934-12-01) (48 tuổi)
Leningrad, Xô viết Liên bang Nga, Liên Xô
Quốc tịchNga

Sergei Mironovich Kirov (tiếng Nga: Серге́й Миро́нович Ки́ров) họ khai sinh Kostrikov (Ко́стриков; 27 tháng 3 [lịch cũ 15 tháng 3] năm 1886 – 1 tháng 12 năm 1934) là một nhà lãnh đạo Bolshevik nổi bật thời kỳ đầu ở Liên Xô. Kirov lên dần qua các vị trí ở Đảng Cộng sản để trở thành người đứng đầu tổ chức đảng ở Leningrad.

Vào ngày 1 tháng 12 năm 1934, Kirov bị một tay súng sát hại tại văn phòng ở Viện Smolny. Một số sử gia gán trách nhiệm vụ ám sát này cho Joseph Stalin và cho rằng NKVD tổ chức thực hiện, tuy nhiên không đủ bằng chứng để kết luận.[1] Cái chết của Kirov là một trong những cái cớ của việc leo thang đàn áp các nhân tố bất đồng chính kiến với Đảng của Stalin, mà đỉnh cao là cuộc Đại thanh trừng vào cuối thập niên 1930, trong đó nhiều người Bolshevik cũ bị bắt, bị khai trừ khỏi đảng và bị xử tử.[2] Đồng lõa trong vụ ám sát Kirov là một tội chung chung mà các bị cáo thú nhận trong các phiên toà xét xử ở thời kỳ này.

Các thành phố Kirov, Kirovohrad, KirovakanKirovabad, cũng như một số thành phố có tên Kirovsk, mang tên Kirov để tưởng niệm ông sau vụ ám sát. Sau khi Liên Xô tan rã thì Kirovakan và Kirovabad trở lại tên gọi cũ của chúng: Vanadzor và Ganja.

Kirov được chôn tại Nghĩa trang tường Điện Kremli trong một lễ quốc tang. Đích thân Stalin là một trong những người khênh quan tài.

Nhiều thành phố, phố và nhà máy mang tên ông. Trong nhiều năm, một bức tượng lớn của Kirov bằng đá và đồng nằm ở trung tâm thành phố Baku. Tượng đài này được dựng lên trên một ngọn đồi năm 1939 và bị dỡ xuống vào tháng 1 năm 1992, sau khi Azerbaijan tuyên bố độc lập. Các tàu tuần dương lớp Kirov mang tên ông.


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Whisperers, Orlando Figes, Allen Lane 2007, note, p. 236
  2. ^ The Whisperers, Orlando Figes, Allen Lane 2007, ps. 236-237