Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Đài Loan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Đài Loan)
Nhóm ngôn ngữ Đài Loan
(nhóm địa lý)
Sắc tộcThổ dân Đài Loan
Phân bố
địa lý
Đài Loan
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
  • Nhóm ngôn ngữ Đài Loan
Ngữ ngành con
ISO 639-5:fox
Glottolog:Không
{{{mapalt}}}
Các ngôn ngữ bản địa tại Đài Loan trước khi người Hán chinh phục, theo Blust (1999).

Nhóm ngôn ngữ Đài Loan hay nhóm ngôn ngữ Formosa là một nhóm gồm những ngôn ngữ của thổ dân Đài Loan. Thổ dân Đài Loan chiếm khoảng 2,3% dân số toàn đảo Đài Loan. Tuy nhiên, chỉ còn số ít có thể nói được ngôn ngữ của tổ tiên họ. Trong số tổng cộng 26 ngôn ngữ thổ dân Đài Loan, ít nhất mười đã không còn người nói, bốn (có lẽ năm) cũng sắp lụi tàn,[1][2] và số còn lại đều đang bị đe dọa.

Ngôn ngữ thổ dân Đài Loan có ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ học lịch sử, vì có nhiều khả năng đây là nơi khởi nguồn của toàn ngữ hệ Nam Đảo. Theo nhà ngôn ngữ học Robert Blust, nhóm ngôn ngữ Formosa gồm chín trong mười nhánh chính trong hệ Nam Đảo,[3] nhánh còn lại là ngữ tộc Malay-Polynesia gồm 1.200 ngôn ngữ hiện diện bên ngoài đảo Đài Loan.[4] Dù các nhà nghiên cứu khác không đồng ý về một số chi tiết trong phân tích của Blust, đa số đều thống nhất rằng ngữ hệ Nam Đảo bắt nguồn từ Đài Loan.[5] Giả thuyết này đã được củng cố thêm bởi những nghiên cứu di truyền gần đây.[6]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả ngôn ngữ Đài Loan đều đang dần bị thay thế bởi tiếng Hoa phổ thông. Những thập kỷ gần đây, chính phủ Đài Loan đã bắt đầu chương trình tái phổ biến ngôn ngữ Formosa trong trường học. Tuy nhiên, kết quả thu được lại đáng thất vọng.[7]

Trong năm 2005, với mục đích giữ gìn ngôn ngữ thổ dân, một hội đồng được thành lập để lập nên bảng chữ cái Latinh cho tất cả những ngôn ngữ này. Hội đồng này còn giảng dạy ngôn ngữ cho người bản địa, cũng như những người Hán có nhu cầu.[8]

Danh sách ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có sự khó khăn trong việc xác định biên giới giữa ngôn ngữ và phương ngữ, gây nên những bất đồng nhỏ giữa các học giả về số lượng ngôn ngữ Formosa. Với các ngôn ngữ đã biến mất còn có nhiều sự không chắc chắn hơn nữa, do hiểu biết về chúng rất hạn chế. Những ngôn ngữ Formosa thường được xem là hợp lệ được liệt kê bên dưới:

Ngôn ngữ còn tồn tại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Atayal (có sự khác biệt giữa các phương ngữ lớn)
  • Bunun (có sự khác biệt giữa các phương ngữ lớn)
  • Amis
  • Kanakanabu (sắp biến mất)
  • Kavalan (vài nguồn[1] cho là sắp biến mất, dù có nghiên cứu khác không cho như vậy[9])
  • Kaxabu
  • Paiwan
  • Saisiyat
  • Puyuma
  • Rukai (có sự khác biệt giữa các phương ngữ lớn)
  • Saaroa (sắp biến mất)
  • Seediq (còn gọi là Truku)
  • Thao (sắp biến mất)
  • Tsou

Cũng tại Đài Loan, nhưng không thuộc nhóm Formosa:

  • Yami (còn gọi là Tao)

Biến mất

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số thổ ngữ Đài Loan có cấu trúc động từ đứng đầu VSO (động-chủ-tân) hay VOS (động-tân-chủ) với ngoại lệ là một vài ngôn ngữ Bắc Đài Loan, như Thao, Saisiyat, và Pazih, có lẽ do ảnh hưởng từ tiếng Hoa.

Li (1998) liệt kê thứ tự từ trọng từng ngôn ngữ Đài Loan.[10]

  • Rukai: VSO, VOS
  • Tsou: VOS
  • Bunun: VSO
  • Atayal: VSO, VOS
  • Saisiyat: VS, SVO
  • Pazih: VOS, SVO
  • Thao: VSO, SVO
  • Amis: VOS, VSO
  • Kavalan: VOS
  • Puyuma: VSO
  • Paiwan: VSO, VOS

Tiếng Rukai Tanan có lượng âm vị lớn nhất với 23 phụ âm và 4 nguyên âm, trong khi tiếng KanakanabuSaaroa có ít âm vị nhất với 13 phụ âm và 4 nguyên âm (Blust 2009:165).

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Li (2001) liệt kê vị trí "xuất thân" của các ngôn ngữ Formosa.[11]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Zeitoun, Elizabeth; Yu, Ching-Hua (ngày 1 tháng 7 năm 2005). “The Formosan Language Archive: Linguistic Analysis and Language Processing”. International Journal of Computational Linguistics and Chinese Language Processing. 10 (2): 167–200.
  2. ^ Li, Paul Jen-kuei; Tsuchida, Shigeru (2006). Kavalan Dictionary (bằng tiếng Anh và Chinese). Taipei: Institute of Linguistics, Academia Sinica. ISBN 9789860069938.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ Blust, Robert (1999). Zeitoun, Elizabeth; Li, Jen-kuei (biên tập). “Subgrouping, circularity and extinction: some issues in Austronesian comparative linguistics”. Selected papers from the Eighth International Conference on Austronesian Linguistics. Taipei: Academia Sinica. ISBN 9789576716324.
  4. ^ Diamond, Jared M. (ngày 17 tháng 2 năm 2000). “Taiwan's gift to the world”. Nature. 403 (6771): 709–710. doi:10.1038/35001685.
  5. ^ Fox, James (19-ngày 20 tháng 8 năm 2004). Current Developments in Comparative Austronesian Studies. Symposium Austronesia, Pascasarjana Linguististik dan Kajian Budaya Universitas Udayana. ANU Research Publications. Bali. OCLC 677432806. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Trejaut, Jean A; Kivisild, Toomas; Loo, Jun Hun; Lee, Chien Liang; He, Chun Lin; Hsu, Chia Jung; Li, Zheng Yuan; Lin, Marie; Penny, David (ngày 5 tháng 7 năm 2005). “Traces of Archaic Mitochondrial Lineages Persist in Austronesian-Speaking Formosan Populations”. PLoS Biology. 3 (8): e247. doi:10.1371/journal.pbio.0030247.
  7. ^ Huteson, Greg. (2003). Sociolinguistic survey report for the Tona and Maga dialects of the Rukai Language. SIL Electronic Survey Reports 2003-012, Dallas, TX: SIL International.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ Li & Tsuchida (2006).
  10. ^ Li, Paul Jen-kuei. 1998. "台灣南島語言 [The Austronesian Languages of Taiwan]." In Li, Paul Jen-kuei. 2004. Selected Papers on Formosan Languages. Taipei, Taiwan: Institute of Linguistics, Academia Sinica.
  11. ^ Li, Paul Jen-kuei. 2001. "The Dispersal of the Formosan Aborigines in Taiwan." Languages and Linguistics 2.1:271-278, 2001.
  • Blust, Robert A. 2009. The Austronesian Languages. Canberra: Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Australian National University. ISBN 0-85883-602-5, ISBN 978-0-85883-602-0.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Blundell, David (2009), Austronesian Taiwan: Linguistics, History, Ethnology, Prehistory. Taipei, Taiwan: SMC Publishing
  • Happart, G., & Hedhurst, W. H. (1840). Dictionary of the Favorlang dialect of the Formosan language. Batavia: printed at Parapattan.
  • Li, Paul Jen-kuei (2004). "Basic Vocabulary for Formosan Languages and Dialects." In Li, Paul Jen-kuei. Selected Papers on Formosan Languages, vol. 2. Taipei, Taiwan: Institute of Linguistics, Academia Sinica.
  • Mackay, G. L. (1893). Chinese Romanized dictionary of the Formosan vernacular. Shanghai: Printed at the Presbyterian Mission Press.
  • Tsuchida, S. (2003). Kanakanavu texts (Austronesian Formosan). [Osaka?: Endangered Languages of the Pacific Rim].
  • Zeitoun, E. (2002). Nominalization in Formosan languages. Taipei: Institute of Linguistics (Preparatory Office), Academia Sinica.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]