Bước tới nội dung

Trận Saarbrücken

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Saarbrücken
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ

Tướng Phổ Steinmetz trong trận Saarbrücken.
Thời gian2 tháng 8 năm 1870[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Pháp giành chiến thắng nhỏ[3], chiếm đóng Saarbrücken trong vòng 4 ngày.[4][5]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Pháp Đế chế Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Eduard von Pestel[6] Pháp Charles Auguste Frossard[7]
Pháp François Achille Bazaine
Lực lượng
1.400 quân, 4 hỏa pháo [8] 30.000 quân [9]
Thương vong và tổn thất
83 quân tử trận và bị thương [10] 86[10] – 88 quân tử trận và bị thương [11]

Trận Saarbrücken[12] là một trận đánh quy mô nhỏ, đồng thời là trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ[13], diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1870.[14] Đây là chiến dịch tấn công đầu tiên của cuộc chiến tranh[15], đồng thời là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mà quân đội Pháp chiến đấu trên lãnh thổ Đức trong cuộc chiến.[16] Trong trận đụng độ này, các lực lượng thuộc quân đội đế chế Pháp do các tướng Charles Auguste FrossardFrançois Achille Bazaine chỉ huy đã đánh bật một lực lượng quan sát bị áp đảo nặng nề về quân số của quân đội Phổ do đại tá Eduard von Pestel chỉ huy.[10][17][18] Từ những khía cạnh "chiến tranhxã hội", cuộc đụng độ tại Saarbrücken mang tầm vóc chính trị hơn là quân sự: trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nó là một thắng lợi của triều đại nhà Bonaparte của Pháp.[16] Quân Pháp đã chiếm đóng Saarbrücken trong vòng 4 ngày sau trận đánh này và không thể khai thác thành quả của mình.[4][19]

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, và vào cuối tháng 7 năm đó giới chỉ huy Pháp đã thực hiện kế hoạch phòng vệ biên giới Pháp bằng việc giáng đòn vào các lực lượng tiên phong của Đức.[19] Hoàng đế PhápNapoléon III đã phát động cuộc tấn công nước Phổ vào ngày 1 tháng 8.[16] Vào ngày 2 tháng 8, các quân đoàn Pháp đã tiến được 10 dặm Anh trên các con đường tại Đức, song đã liên tiếp vấp phải sự kháng cự của các đội tuần tra của Phổ. Trong ngày hôm đó, 6 sư đoàn thuộc quân đoàn II của Frossard – một sủng thần của hoàng gia Pháp – và quân đoàn III của Bazaine đã thâm nhập vào thị trấn Saarbrücken[10][16], nơi có một đội quân gồm 1 tiểu đoàn Hohenzollern và 4 sư đoàn thương kỵ binh sông Rhine của Phổ cùng một vài khẩu pháo. Tuy lực lượng yếu nhưng sự khéo léo của người chỉ huy đạo quân này là von Pestel đã khiến cho đối phương nghĩ rằng họ đang đương đầu với một quân đoàn Phổ.[8] Theo một sĩ quan của Frossard, quân Pháp đã tràn vào thị trấn trong niềm tin,[10] và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh, trước sự hiện diện của hoàng đế Pháp và người con trai của ông ta, đạo quân nhỏ bé của Phổ đã rời khỏi thị trấn khi nhận được lệnh của cấp trên và vào rừng Kiillerthal.[8] Quân Pháp đã làm chủ các cao điểm.[11] Trong cuộc kháng cự nhỏ của quân Phổ, hai bên chỉ thiệt hại nhẹ nhưng tương quan thiệt hại đã đủ để gây cho Napoléon III – người đã khuyến cáo với binh sĩ về ưu thế vượt trội của súng trường Chassepot của Pháp đối với súng trường Dreyse của Phổ trước trận đánh – phải thất vọng.[10]

Một nhân vật chủ chốt của trận đánh này là thái tử Napoléon trẻ tuổi của Pháp – người đã nhận được một "lễ thử lửa" nặng tính cường điệu.[16] Người Pháp đã tung tin mừng thắng lợi tại Saarbrücken với tính hư cấu cao, và Napoléon về Metz.[8][11] Ngay khi dân chúng Paris nhận tin vui, tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke của Phổ đã ra đòn phản công[16]. Sau chiến thắng của quân đội Phổ trong Wissembourg, quân đội Pháp tại Lorraine phải tiến hành phòng ngự trong khi Frossard từ bỏ Saarbrücken[3], về một vị trí vững chắc giữ Spicheren và Forbach, do đó vào buổi sáng ngày 6 tháng 8, những chiến quả của ông vào ngày 2 tháng 8 đã trở nên công cốc.[4] Ngày 6 tháng 8 năm 1870, quân Phổ đánh bại quân của Frossard trong trận Spicheren.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ernest Alfred Vizetelly, My Days Of Adventure: The Fall Of France, 1870-71, các trang 31-32.
  2. ^ Irish political review and northern star, Tập 19, trang 48
  3. ^ a b c Denis William Brogan, From the fall of the empire to the Dreyfus affair, trang 24
  4. ^ a b c Philipp Elliot-Wright, Gravelotte-St-Privat 1870: End of the Second Empire, trang 36
  5. ^ Jeremy Black, War in the Nineteenth Century: 1800-1914, trang 128
  6. ^ Julius von Pflugk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, trang 106
  7. ^ William Edwards, Notes on European History: 1815-1870, trang 301
  8. ^ a b c d "A history of all nations from the earliest times; being a universal historical library"
  9. ^ Henry Smith Williams, The historians' history of the world: a comprehensive narrative of the rise and development of nations from the earliest times as recorded by over two thousand of the great writers of all ages, trang 150
  10. ^ a b c d e f Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, các trang 86-90.
  11. ^ a b c Michael Howard, The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871, trang 64
  12. ^ Rupert Furneaux, The Zulu War: Isandhlwana and Rorke's Drift, trang 182
  13. ^ David J. A. Stone, First Reich: inside the German army during the war with France 1870-71, trang 48
  14. ^ William Young, German Diplomatic Relations 1871-1945: The Wilhelmstrasse and the Formulation of Foreign Policy, trang 42
  15. ^ Michael Lee Lanning, The Battle 100: The Stories Behind History's Most Influential Battles, trang 93
  16. ^ a b c d e f Geoffrey Wawro, Warfare and Society in Europe, 1792- 1914, trang 109
  17. ^ Stephen Shann, French Army 1870-71 Franco-Prussian War (1): Imperial Troops, trang 4
  18. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: P-Z, trang 872
  19. ^ a b John Holland Rose, The Development of the European Nations, 1870-1914