Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?
“Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầ.u độ.c như thế này không?”, câu hỏi của nhiều độc giả Dân trí.
Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk vừa kiểm tra 6 cơ sở ở TP Buôn Ma Thuột, phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm trong chất cấm 6-Benzylaminopurine, hóa chất kích thích “siêu tốc” giúp sản xuất giá đỗ nhanh và nhiều. Riêng Công ty TNHH thương mại Lâm Đạo ký hợp đồng bán cho cửa hàng Bách Hóa Xanh 350-400kg giá đỗ/ngày.
Trên bao bì, dán nhãn mác “vì sức khỏe của mọi người”, thậm chí còn có dòng chữ khẳng định “không hóa chất, không chất kích thích, không chất bảo quản”.
Cơ quan chức năng cho biết ông Lâm Văn Đạo – chủ cơ sở cung ứng trên – cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam cùng 3 bị can khác để điều tra tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm nhiễm hóa chất cấm cung ứng cho chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày (Ảnh: Uy Nguyễn).
Vụ việc khiến dư luận hết sức bất bình, mong muốn cơ quan công an xử lý nghiêm hành vi Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Độc giả Thu viết: “Trách Lâm Đạo một, trách Bách Hóa Xanh mười. Cho lên kệ hàng mà không nắm được thông tin sản phẩm là tiếp tay phạm tội rồi đó!”.
Độc giả Lan Ngoc: “Giá đỗ có chất kích thích nên chưa kịp ra rễ, nhìn rễ ngắn thì ngon nhưng không an toàn. Đã lâu rồi tôi tự ủ giá đỗ, cũng đơn giản, dễ làm, rẻ hơn nhiều so với đi mua lại an toàn, tuy nhiên giá đỗ tự làm cần đủ thời gian cho mầm hạt sinh trưởng (3-4 ngày) nên rễ sẽ nhiều và dài”.
Độc giả có nickname Paraday mong mỏi các cơ quan chức năng phát động một chiến dịch truy quét toàn quốc về lĩnh vực an toàn thực phẩm: “Thực phẩm bẩn, độc hại đang trở thành tội ác không thể dung thứ, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh mạng của hàng triệu người dân. Những kẻ vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức, biến bữa ăn của đồng bào thành liều thuố.c độc, cần bị trừng trị nghiêm khắc nhất theo pháp luật.
Đây không còn là vấn đề vi phạm thông thường, mà là một sự đ.e dọ.a trực tiếp đến an ninh sức khỏe quốc gia. Kính mong các cơ quan chức năng phát động một chiến dịch truy quét toàn quốc về lĩnh vực an toàn thực phẩm, không khoan nhượng bất kỳ ai vi phạm.
Video đang HOT
Tất cả các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn phải bị xử lý mạnh mẽ, công khai xét xử với những bản án nghiêm khắc để cảnh tỉnh xã hội. Những kẻ tham lam, nhẫn tâm này phải trả giá thích đáng, để làm gương cho tất cả những kẻ khác chưa hành động đã phải run sợ.
Sức khỏe của người dân là tài sản quý giá nhất của đất nước. Đã đến lúc mọi cấp, mọi ngành phải dốc toàn lực bảo vệ sức khỏe nhân dân, để không còn ai phải sống trong lo lắng vì bữa ăn hàng ngày”.
Để có lợi nhuận, nhóm đối tượng ngâm giá đỗ với hóa chất độc hại (Ảnh: Công an cung cấp).
Khách hàng mua giá đỗ ủ chất cấm có được quyền đòi bồi thường về sức khỏe?
Nhiều độc giả cùng chung thắc mắc: “Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầ.u độ.c như thế này không?”.
Giải đáp thắc mắc của độc giả, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, trong vụ án hình sự trên, người tiêu dùng đã mua giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo được xác định là người bị hại theo quy định tại điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo đó, “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đ.e dọ.a gây ra”. Bị hại có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường.
Trong vụ án hình sự này, khi có người đề nghị bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành các thủ tục, trình tự tố tụng để giải quyết phần yêu cầu dân sự trong cùng vụ án.
Bị hại có trách nhiệm cung cấp bằng chứng về việc mua hàng, những thiệt hại sức khỏe do hành vi sản xuất giá đỗ không an toàn của cơ sở, quan hệ nhân quả giữa thiệt hại sức khỏe và việc sử dụng hàng hóa. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiề.n khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.
Ngày 2/10, ông Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Phú Yên, đã ký văn bản trả lời liên quan vụ việc ông Mai Xuân Thạnh (80 tuổ.i, trú thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, Phú Yên) phản ánh hơn 1.600m2 đất lúa của ông này chưa được bồi thường, bị Sở TN&MT cấp cho doanh nghiệp làm dự án.
Theo văn bản của ông Hòa ký sau khi kiểm tra, đến nay Sở TN&MT đã ban hành quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ, sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp cho Công ty Cổ phần thương mại Hiệp Hòa Bình (gọi tắt là Công ty Hiệp Hòa Bình).
Ông Mai Xuân Thạnh đứng bên diện tích lúa của gia đình mình (Ảnh: Trung Thi).
"Như vậy, đến nay Công ty Hiệp Hòa Bình không còn quyền sử dụng đất nêu trên. Mặt khác, GCNQSDĐ với diện tích hơn 1.600m2 lúa của ông Thạnh chưa bị thu hồi, do đó hiển nhiên ông này được hưởng các quyền lợi hợp pháp trên mảnh đất của mình", Sở TN&MT tỉnh Phú Yên cho hay.
Trước đó vào giữa tháng 6, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định thu hồi, chấm dứt hiệu lực quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh này, để thực hiện dự án siêu thị và khu dịch vụ tổng hợp Hiệp Hòa Bình. Lý do bởi nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa đảm bảo theo quy định.
Căn cứ quyết định UBND tỉnh Phú Yên, Sở TN&MT đã thu hồi GCNQSDĐ và các văn bản có liên quan đến dự án siêu thị và khu dịch vụ tổng hợp Hiệp Hòa Bình tại thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vào hồi tháng 5, Sở TN&MT thừa nhận có sai sót khi lấy 1.600m2 đất của ông Thạnh cấp cho Công ty Hiệp Hòa Bình làm dự án.
Ông Mai Xuân Thạnh nói: "Vừa qua, các cán bộ sở, huyện đã mời tôi lên làm việc và thông báo đã hủy sổ đỏ cấp cho Hiệp Hòa Bình chồng lấn trên đất của tôi. Đây là việc làm kịp thời, giúp tôi đòi lại quyền lợi chính đáng".
Như Dân trí đã thông tin, hồi tháng 1, ông Thạnh có đơn đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên ngăn chặn các hành động có dấu hiệu vi phạm pháp luật Công ty Hiệp Hòa Bình.
Ông Thạnh phản ánh, năm 1995, nhà nước có cấp cho gia đình ông hơn 1.600m2 đất lúa để trồng trọt. Ông Thạnh đã canh tác ổn định, lâu dài trên mảnh đất này hàng chục năm.
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên lấy 1.600m2 đất của ông Thạnh (phần khoanh đỏ) cấp cho Công ty Hiệp Hòa Bình làm dự án trái quy định (Ảnh: Trung Thi).
Đến năm 2016, Công ty Hiệp Hòa Bình về xin làm dự án tại khu đất của 15 hộ dân, trong đó có gia đình ông Thạnh.
Cùng năm 2016, người được ủy quyền điều hành Công ty Hiệp Hòa Bình đã thực hiện chuyển nhượng, mua bán đất của 14 hộ dân và xây dựng dự án thương mại.
Riêng hộ gia đình ông Thạnh chưa đền bù, làm hồ sơ chuyển nhượng do đó ông này vẫn canh tác trên thửa ruộng được nhà nước cấp.
Đến cuối năm 2023, phía doanh nghiệp xây dựng tường rào bao quanh lại thửa ruộng của ông Thạnh.
Gia đình ông Thạnh phát hiện việc làm trái pháp luật của chủ dự án nên ngăn cản. Đồng thời, ông Thạnh gửi đơn báo cáo về vụ việc trên và được biết Công ty Hiệp Hòa Bình có GCNQSDĐ dự án bao trùm lên cả diện tích hơn 1.600m2 đất của gia đình ông đang sở hữu.
Điều đáng nói, dự án siêu thị và khu dịch vụ tổng hợp Hiệp Hòa Bình được khởi công xây dựng vào năm 2017, tuy nhiên trải qua 7 năm, chủ dự án chỉ xây dựng được vài hạng mục rồi bỏ hoang.
Phú Yên: Chủ tàu vận tải va chạm tàu cá rồi bỏ chạy đồng ý bồi thường 135 triệu đồng Chủ tàu vận tải va chạm làm chìm tàu cá ở Phú Yên rồi bỏ chạy chấp nhận bồi thường. Ngày 24-8, Thượng tá Huỳnh Văn Đính, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, xác nhận chủ tàu vận tải Việt Thuận 21506 đã bồi thường 135 triệu đồng cho ông Nguyễn Văn Cư (45 tuổ.i,...