Triết học
Triết học
Trước thời kì đổi mới, nước ta xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa
tập trung, theo đó không chấp nhận kinh tế thị trường, thị trường lao động và xóa
bỏ quan hệ sản xuất hàng hóa – tiền tệ. Thị trường lao động công khai chỉ xuất
hiện trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Việc sử dụng lao động
mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung. Lao động không được coi là hàng hóa đặc
biệt và không được “mua bán” trên thị trường. Tuy nhiên, sau năm 1986, chủ
trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
làm thay đổi căn bản vị trí của hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên quá trình nhận thức và vận dụng ly luận về hàng hóa sức lao động của
C. Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chỉ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hóa kinh
tế. Cụ thể như: giá trị sử dụng của hàng hóa còn thấp làm giảm sự cạnh tranh của
nước ta trên thị trường thế giới, giá trị của hàng hóa sức lao động chưa bao hàm
hết những yếu tố đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động cho một
bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao động việc
làm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng được
việc nâng cao tay nghề và chất lượng lao động cho sự nghiêp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước trong thời buổi kinh tế tri thức đang phát triển lớn
mạnh.
Từ đầu năm 2022 trở lại đây, thị trường lao động Việt Nam hoạt động nhộn nhịp
trở lại với những tín hiệu khởi sắc từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, mở ra
nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Song, những biến đổi do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid-19 đã mang tới những xu hướng mới tại thị trường việc làm
và tác động đến nhu cầu tìm việc của người lao động trong thời gian qua.
2. Thế Mạnh và Hạn Chế
Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan trọng
nhằm phát triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động. Trước hết,
cần tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo
hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ
cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học… Đồng thời, có
các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích
các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển
đổi nghề cho người lao động.
b. Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được xem là vấn đề
cấp thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.
Thứ hai, nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần
hóa, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động.
Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa,
phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ. Đặc biệt,chú trọng
phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo
nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao
động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các
doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động.
c. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương:
Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tạo điều
kiện để người lao động phát huy hết khả năng của mình, thị trường lao động Việt
Nam nên áp dụng những giải pháp sau: Tăng lương tối thiểu cho người lao động;
cần thêm những động thái tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng; tăng khoảng cách
giữa các bậc liền kề trong bảng lương; hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công
theo hướng thị trường; cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với
cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường; cần quy
định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và
người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động; tăng cường sự
quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động; tạo cung lao
động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt
là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công hiện nay
- Thứ nhất, mặc dù tiền công nước tăng theo thời gian nhưng nhìn chung thì
vẫn còn chậm, không theo lộ trình.
Trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%. Với số tiền công
danh nghĩa như vậy thì tiền công thực tế hiện nay cực eo hẹp để chi trả cho
cuộc sống. Đặc biệt mức thuế lên tới 35 % đang khiến một số người có thu
nhập rất cao lo lắng và cảm thấy thiệt thòi khi làm được 10 đồng phải dành
đến gần 3 đồng để đóng thuế.
Việc tiền công danh nghĩa thấp như vậy chưa phù hợp với sức lao động mà
người lao động phải bỏ ra trong hàng hóa. Nó quá thấp để đáp ứng được hết
các nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
- Thứ 2, quá trình cải cách tiền công chưa kịp thời với sự biến động của giá cả
thị trường. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi việc lương chưa tăng mà giá đã tăng.
Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002
(mức lương tối thiểu là 210.000đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng
295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng147,2%, riêng chỉ số giá
lương thực, thực phẩm tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm
tăng là 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc tăng
11,1% (nếu tính riêng theo giá lương thực, thực phẩm), bình quân mỗi năm
tăng 1,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân chỉ đạt
7,3%/năm. Lương chỉ tăng một lần nhưng giá cả thì tăng lên ba lần giá thị
trường hiện tại. Chính vì vậy mà cho dù lương có tăng lên nhưng cuộc sống
người dân vẫn không tăng lên.
- Thứ ba, quá trình tăng lương chưa đồng bộ với các giải pháp khác làm cho
tiền công thực tế của người lao động thấp. Các giải pháp như tăng năng suất
lao động, tăng trình độ đào tạo của lao động hay là các chính sách kinh tế xã
hội như: bảo hiểm xã hội, văn hóa giáo dục, y tế….
Thứ năm, cần tinh giảm bộ máy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vì bộ
máy nhà nước việt Nam hiện nay quá cồng kềnh, với số lượng cán bộ công chức
như vậy thì nhà nước phải chi trả một lượng tiền lớn cho các vị trí. Trong khi năng
suất lao động thì không hiệu quả mà phải chi trả lương cho họ thì tổn thất một
lượng lương không hề nhỏ
i. Giải pháp về xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai
trò quản lý của Nhà nước:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh
tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển
lành mạnh
Thứ hai, đầu tư xây dựng một trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu chuẩn khu
vực với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ
nhất về cung – cầu lao động trên thị trường. Ngoài ra, một hệ thống thông tin bao
gồm hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê thị trường lao động…
cũng sẽ được thiết lập từ thành phố đến từng quận, huyện và xã, phường nhằm
cung cấp thông tin về việc làm nhanh chóng và chuẩn xác nhất cho người lao
động.
Thứ ba, thực hiện phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng bằng việc mở
thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất…tăng cường ở những vùng kinh tế
kém phát triển hơn nhằm cân đối lại thị trường lao động để khai thác hết tiềm
năng của đất nước.
Thứ tư, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong thị trường sức lao động.
Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến thị
trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao động. Công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao
động cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiền lương,
tiền công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy các giao dịch trên cơ sở đó hình
thành giá cả thị trường sức lao động, đồng thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền
công để hạn chế tính tự phát. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cần có vai trò
quan trọng trong việc điều tiết thị trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người lao động…
Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao
động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động trong nước.
Thứ nhất: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển chung của nền kihn tế tri thức. Điều này
đòi hởi hệ thống giáo dục cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa cả về chất
lượng và số lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, về phẩm
chất đạo đức, năng lực thì mới có thể tiếp cận, hướng dẫn người lao động tiếp
cận với nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Vận dụng lý luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh Việt
Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động cần phải hài hòa,
cân đối. Tránh việc làm phát sinh, gây mâu thuẫn gay gắt mà phải tạo mối quan
hệ gần gũi, thân thiết, thống nhất giữa người lao động và người đi thuê lao động.
Thứ ba: Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải gắn liền với việc hình
thành đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn. Phải biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả những
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đi đôi với việc đào tạo tay nghề cần quan tâm tới
giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật,
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lú tưởng mà Đảng
và Nhà nước đề ra.
Thứ tư: Thúc đẩy sự giao dịch trên thị trường lao động băng các hình thức như
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có
hiệu quả thị trường lao động,…
Thứ năm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời phải có chế độ
tiền lương hợp lý, đảm bảo cho việc người lao động có thể đảm bảo cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng việc sản xuất va tái sản xuất sức lao động. Phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đấy nước.
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa sức lao động và thị trường lao động
là một tất yếu khách quan. Việc thừa nhận sức lao động trở thành hàng hóa giúp
kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích cực
hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Có thể nói thị trường lao động khá mới mẻ đối với Việt Nam bới lẽ việc hình thành
thị trường lao động còn khá nhỏ lẻ ở những khu công nghiệp hoặc ở những thành
phố lớn. Việt Nam đã gia nhập vào WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn
đối với Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy
khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm nâng
cao sức cạnh trạnh của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Do vây, cần
áp dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tế Việt
Nam một cách có hiệu quả để mang lại nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề,
phẩm chất tốt để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước trong thời đại mới
Hết.