Kien Truc Hien Dai 20-04-23

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN

1.BỐI CẢNH
- Những thay đổi về chính trị, kinh tế và nghệ thuật => Xu hướng kiến trúc biểu hiện ra đời.
- Ra đời vào những năm 1920, khi công nghệ mới và nỗ lực đô thị hóa hàng loạt thay đổi thế giới quan cá
nhân, các KTS và nghệ sĩ đã phản ánh tâm lý, cảm xúc, góc nhìn cá nhân của họ qua những tác phẩm.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Tập trung vào sự biểu hiện của kiến trúc, chú ý hơn cả là mặt tạo hình, sau đó mới tới công năng
kỹ thuật.
- Mang góc nhìn cá nhân, và nhấn mạnh cảm xúc, tâm lý của tác giả.
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.Tháp Enistein – Potsdam, Đức (1924) – KTS.Erich Mendelsohn
2.Hội trường trăm năm, Wroclaw, Ba Lan (1913), - KTS.Max Berg
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Expressionist_architecture
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN MỚI
1.BỐI CẢNH
- Với sự ra đời của chủ nghĩa biểu hiện, các KTS và nghệ sĩ theo trường phái biểu hiện có sự mong muốn
mạnh mẽ tạo ra các tác phẩm gợi lên cảm giác hoặc cảm xúc, không dựa vào các phong cách kiến trúc
trong quá khứ => Xu hướng kiến trúc biểu hiện mới ra đời.
- Ra đời vào những năm 1960.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Từ bỏ các quy tắc của các phong cách trước.
- Không có quy tắc, lập dị và chủ quan.
- Mang tính điêu khắc và cá nhân cao.
- Là những tác phẩm độc đáo và khác biệt.
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.Trung tâm chuyến bay TWA – New York, Mỹ (1962) – KTS.Eero Saarinen
2.Nhà hát Opera Sydney – Sydney, Australia (1973) – KTS.Jorn Utzon
3.Quy hoạch tổng thể Brasília – Brasília, Brazil (1957) – KTS.Lidcio Costa
4.Cung điện Bình Minh Palácio da Alvorada – Brasília, Brazil (1958) – KTS.Oscar Niemeyer
5.Tòa án liên bang tối cao Federal Supreme Court – Brasília, Brazil (1960) –KTS.Oscar Niemeyer
6.Cung điện Planalto– Brasília, Brazil (1960) – KTS.Oscar Niemeyer
7.Quốc hội Brazil – Brasília, Brazil (1960) – KTS.Oscar Niemeyer
8.Nhà thờ thiên chúa giáo Brazil – Brasília, Brazil (1960) –Oscar Niemeyer
Nguồn: Lịch sử kiến trúc phương Tây – Lê Thanh Sơn
KIẾN TRÚC CÔNG NĂNG
1.BỐI CẢNH
- Ra đời vào những năm 1920, kế thừa các tinh của chủ nghĩa Tân tạo hình và xu hướng lý tưởng hóa.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Khẳng định vị thế hàng đầu của yếu tố công năng.
- Công trình kiến trúc phải có sự liên hệ giữa các thành phần một cách logic.
- Sử dụng thành tưu khoa học kỹ thuật để hợp lý hóa các bộ phận của kiến trúc.
- Không phủ nhận biểu hiện thẩm mỹ, nhưng phài xuất phát trên cơ sở công năng hoàn thiện và
kết cấu hợp lý.
- Mặt bằng bố cục tự do, được phân thành các khối có chức năng tương tự, đồng nhất và gắn với
nhau bằng những lối đi kín và hở.
- Hình dạng hình học đơn giản (Kỷ hà), dùng phân vị ngang, cửa sổ bằng, mái bằng.
- Kiến trúc tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa rộng rãi.
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.Trường Bauhaus – Dessau, Đức (1926) – KTS.Walter Gropius
2.Trường đại học Illinois–Chicago (1935) – KTS.Ludwig Mies Van Der Rohe
3.Biệt thự La Roche – Paris, Pháp (1922) –KTS. Le Corbusier
4.Biệt thự Savoye – Poissy, Pháp(1931) –KTS. Le Corbusier
5.Biệt thự Jeanneret – Paris, Pháp (1925) –KTS. Le Corbusier
6.Immeuble Clarté – Genève, Thụy Sĩ (1932) –KTS. Le Corbusier
7.Nhà Guiette – Antwerp, Bỉ (1926) –KTS. Le Corbusier
Nguồn: Lịch sử kiến trúc phương Tây – Trần Văn Khải
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1c_ph%E1%BA%A9m_ki%E1%BA%BFn_tr%C3
%BAc_c%E1%BB%A7a_Le_Corbusier
KIẾN TRÚC HỮU CƠ
1.BỐI CẢNH
- Cùng với các chủ nghĩa kiến trúc khác, kiến trúc hữu cơ ra đời vào thế kỷ XX, tuy nhiên mải đến nữa sau
của thế kỷ XX, kiến trúc hữu cơ mới được đưa lên một tầm cao mới.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Kiến trúc gắn bó hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, mô phỏng thiên nhiên, đề cao
tính địa phương.
- Thiết kế phù hợp với cá tính đặc thù con người mà nó phục vụ.
- Coi trọng không gian nội thất.
- Không gian lưu động, bên trong đồng bộ bên ngoài.
- Chú trọng sử dụng những vật liệu truyền thống : Gỗ, gạch, đá,…
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.Nhà bên thác Falling Water – Bear Run, Pittsburgh (1939) – KTS.Frank Lloyd Wright
2.Nhà hành chính hãng Johnson – Racine, Wiscosin (1939) – KTS.Frank Lloyd Wright
3.Bảo tàng nghệ thuật Salomon R.Guggenheim– New York, Mỹ (1939) – KTS.Frank Lloyd Wright
4.Tòa thị chính – Saynatsalo(1951) –KTS. Alvar Aalto
Nguồn: Lịch sử kiến trúc phương Tây – Trần Văn Khải – Lê Thanh Sơn
KIẾN TRÚC THÔ MỘC
1.BỐI CẢNH
- Cùng với các chủ nghĩa kiến trúc khác, kiến trúc thơ mộc ra đời vào thế kỷ XX, phát triển mạnh từ những
năm 1950.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Các khối chức năng cần phải được tách rạch ròi thành các khối khác nhau.
- Kết hợp các khối chức năng một cách logic.
- Bộc lộ vẻ đẹp nguyên thể bằng chính vật liệu và màu sắc tự nhiên của các vật liệu xây dựng.
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
1.Trường trung học hiện đại Hunstanton– Norfolk, Anh (1954) – KTS.Peter và Alison Smithson
2.Phòng thí nghiệm nghiên cứu y khoa Richards– Pennsylvania, Philadelphia(1961) – KTS.Louis Kahn
3.Tòa nhà Khoa Kiến Trúc & Nghệ thuật– Đại học Yale – New Haven, Connecticut (1963) – KTS.Paul
Rudolph
4.Tòa nhà Khoa Kỹ Thuật – Đại học Leicester (1959) –KTS. James Stirling
5.Tòa nhà Khoa Lịch Sử – Đại học Cambridge (1968) –KTS. James Stirling
Nguồn: Lịch sử kiến trúc phương Tây – Lê Thanh Sơn
KIẾN TRÚC CHUYỂN HÓA LUẬN
Chuyển hóa luận là một lý thuyết bàn về sự vận động và chuyển hóa trong kiến trúc và đô thị
1.BỐI CẢNH
- Để khắc phục sự khủng hoảng của những đô thị tư bản => Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời.
- Ra đời năm 1960 trong một cuộc hội thảo về thiết kế được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.
- Phần lớn các KTS theo tư tưởng Chuyển hóa luận là các KTS Nhật Bản: Kisho Kurokawa, Kenzo Tange,
Arata Isozaki, Fumihiko Maki, Masato Ohtaka, Noboru Kawazoe.
2.ĐẶC ĐIỂM
- Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm:
+ Đáp ứng hoặc phát triển không ngừng các yêu cầu của XH
+ Chống sự lão của công trình

 Hình thức của nó cần phải chống lại sự tĩnh tại, cố định và có khả năng thích ứng với môi
trường và thay đổi.
 Chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công trình “xây xong” vẫn còn như đang dang
dỡ, còn phải tiếp tục.

- Thay cho những tư duy về hình khối và chức năng.


- Tập chung vào vấn đề không gian và có thể thay đổi chức năng.
- Quan niệm không gian kiến trúc cần thay đổi và phát triển không ngừng => kiến trúc có thể đáp
ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi thời điểm một cách hoàn chỉnh.
- Quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại 2 bộ phận: “Khả biến” và “Bất biến”.
+Bộ phận Khả biến (không thể thay đổi): là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu xây
dựng,… là những cái mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể cân đong, đo
đếm được.
+Bộ phận Bất biến (có thể thay đổi): là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu tượng,
tôn giáo, sở thích, thẩm mỹ,… được nhận biết bằng vốn sống và nhận thức văn hóa của mình.

 Tạo cho kiến trúc Chuyển hóa luận một sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu được các giá trị
quốc tế và hiện đại, vừa lưu giữ những đặc trưng của văn hóa truyền thống

3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU


1.Nakagin Capsule Tower – Tokyo, Nhật Bản (1972) – KTS.Kisho Kurokawa
2.Trung tâm báo chí và phát thanh Kofu (1967), - KTS.Kenzo Tange
3.Tái thiết Quận Tsukiji (1963), - KTS.Kenzo Tange
Nguồn:
https://www.academia.edu/13639514/Xu_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_ki%E1%BA%BFn_tr%C3
%BAc_Chuy%E1%BB%83n_h%C3%B3a_lu%E1%BA%ADn_Metabolism_Architecture_
KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI
1.BỐI CẢNH
- Xuất hiện phổ biến vào thập niên 1960 tại New York
- Theo sau sự xuất bản của 2 cuốn sách phê bình về mỹ thuật kiến trúc:
+ The Death and Life of Great American Cities của Jane Jacobs (1961)
+ Complexity and Contradiction in Architecture của Robert Venturi (1966)

 Báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại
 Giải phóng những KTS tài năng ra khỏi những tư tưởng phong cách quốc tế trước đó.
 Những TK mềm mại với những tiêu chí đi ngược lại với chủ nghĩa hiện đại
 Những xu hướng quay về với giá trị lịch sử và môi trường hay xu hướng chiết trung đều được coi
là những biểu hiện hậu hiện đại chống lại chủ nghĩa hiện đại.

2.ĐẶC ĐIỂM
- Các công trình KT hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một phận của môi
trường.
 Khác với KT hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở kỳ môi trường nào,
bất kì nước nào.

- Xuất hiện các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc
- Kiến trúc hậu hiện đại có đặc điểm sau:
+ Ẩn dụ: Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết KT mang tính tượng
trưng
+ Trang trí: tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại
+ Xu hướng “Lịch sử”: Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng
+ Xu hướng “Hồi sinh nghiêm ngặt”: Sao chép nguyên xi các chi tiết KT cổ, kết hợp lại các chi tiết
KT của một số công trình cổ
+ Xu hướng “Tân bản xứ”: Là một sự lai tạo của KT hiện đại và công trình bằng gạch ở TK 19, bao
gồm các yếu tố: Mái dốc, có chi tiết nào đó dạng vuông vức, các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng
gạch.
+ Xu hướng “thích hợp”: Dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị
+ Xu hướng “ẩn dụ và trừu tượng”: Tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan
đến hình ảnh con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ
trong ra ngoài, từ trên xuống dưới
+ Xu hướng “không gian hậu hiện đại”: Tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập
nhằng với nhau
+ Xu hướng “chiết trung triệt để”: Là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ
hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI MỚI

1.BỐI CẢNH
- Chính phủ Pháp tổ chức thi chọn các công trình biểu tượng
- Các công trình đoạt giải vắng bóng kiến trúc Hiện đại và Hậu hiện đại (Ngoài 1 số công trình của xu
hướng giải tỏa kết cấu)
Định nghĩa “Hiện đại” + “mới”:
“Hiện đại” là sự nối tiếp những nguyên tắc của kiến trúc hiện đại.
“Mới”: + phá vỡ những luận điểm độc đoán, giáo điều của kiến trúc hiện đại
+ Tìm sự phong phú, đa dạng trong kiến trúc từ những hình khối thuần khiết chứ không phải là đề
tài lịch sử và trang trí
Hạn chế của “Hiện đại”:
(Robert Venturi)_”Kiến trúc hiện đại quá trừu tượng, quá nhàm chán, tinh khiết và sạch sẽ đến mức xa rời
với đại chúng”
Hạn chế của “Hậu hiện đại”
-Không có phong cách nhất quán, mạch lạc và bền vững cho nền kiến trúc đương đại
- Đôi khi quá sa đà vào hình thức mà bỏ qua nội dung, tính kinh tế mà một công trình kiến trúc không thể
không đáp ứng.
- Quay lại với quá khứ và đặc tính địa phương dễ chấp nhận những cái có sẵn, không tạo ra những thứ tốt
hơn, mới hơn và đôi khi lỗi thời.
=>Cần một xu hướng kiến trúc mới “Bền vũng” hơn, nhất quán hơn, định hướng hơn cho nền kiến trúc
đương đại.
2.ĐẶC ĐIỂM:
- Là những gì đang xảy ra, đang hiện hữu và thuộc về khoảng thời gian hiện tại.
- Đóng góp phục vụ nhu cầu của đại đa số trên tinh thần xây dựng nhanh những không gian đa
năng, đẹp và kinh tế.
- Sáng tạo ra những không gian mới lạ hơn những gì đã từng cảm nhận dựa trên việc sử dụng vật
liệu, công nghệ mới và hình học.
- Hình học là chủ đạo
- Công năng kế thừa từ KT hiện đại.
- Lấy kết cấu và ngôn ngữ hình học làm trang trí
- Hình thức sinh động, gần gũi hơn với đại chúng.
- Đề cao sở trường riêng của KTS
- Yếu tố địa hình, cảnh quan xung quanh công trình được chú trọng
- Mang dấu ấn bản sắc của địa phương, khu vực
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:
1.KTS.IEOH MING PIE: Ngân hàng Bank of China – Hồng Kông (1982- 1989), Viện bảo tàng
lịch sử quốc gia CHLB Đức (1998), Dự án cải tạo bảo tàng Louvre – Paris (1985 – 1989)
2.KTS.TADAO ANDO: Church of light – nhà thờ ánh sáng, Chapel on the Wate, Benesse House
3.KTS.RICHAR MEIER: Nhà thờ Jubilee – Room – ý, Viện bảo tàng nghệ thuật High, Douglas
House ở Harbor Spring – Michigan (1973)
Nguồn: https://prezi.com/vffcw7jmekra/xu-huong-kien-truc-hien-ai-moi/
KIẾN TRÚC HI – TECH
1.BỐI CẢNH

-Kiến trúc High Tech đã được xuất hiện từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, được tìm
thấy tại Châu Âu và Châu Mỹ, khi mà những thành tựu khoa học lớn được khai phá.
-Thời kỳ đầu tiên, kiến trúc High Tech chủ yếu được tìm thấy tại Nhật Bản và các quốc gia
phương Tây.
-Với sự chuyển mình trong phong cách sống, kiến trúc High Tech cũng đang dần trở thành
"màu sắc chủ đạo" trong lối thiết kế kiến trúc tại các đất nước phát triển, khi mà con người
luôn hướng tới sự tối giản, tiện nghi và hiện đại.
2.ĐẶC ĐIỂM:
Hitech - chính là cách viết tắt của cụm từ High Technology. Đúng như tên gọi của mình,
phong cách kiến trúc High Tech là sự kết hợp hoàn hảo giữa việc sử dụng các vật dung,
thiết bị mang tính công nghệ cao. Điều này sẽ giúp cho không gian sống và làm việc trở nên
cực kỳ hiện đại.
- Đề cao sự tối giản
- Sử dụng màu sắc đơn giản, nhiều đường nét
- Sử dụng vật liệu phẳng, lỳ
- Nội thất đơn giản, kỹ thuật hiện đại
- Đề cao sự tiện nghi

3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:

Nhắc đến Hitech, chúng ta không thể bỏ qua những cái tên như Renzo Piano, Richard
Rogers, Norman Foster, Michael Hopkins… Đây chính là những kiến trúc sư đi đầu trong
phong cách này, và nổi tiếng với nhiều giải thưởng danh giá.

Nguồn: https://meeyland.com/nha-360/ghe-tham-10-homestay-can-gio-xung-dang-dung-
chan-nghi-ngoi/
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU
1.BỐI CẢNH
- Thuật ngữ Deconstructivism lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980.
- Ý tưởng được phát triển bởi nhà triết học người Pháp Jacques Derrida. Derrida, một
người bạn của Peter Eisenman, đã phát triển ý tưởng phân tích một tòa nhà để khám
phá sự bất đối xứng hình học (lấy cảm hứng từ Chủ nghĩa kết cấu Nga), đồng thời duy
trì chức năng cốt lõi của không gian (lấy cảm hứng từ trường phái Hiện đại).
- Cũng trong những năm 1980, công chúng lần đầu biết đến trường phái giải tỏa kết cấu
tại cuộc thi Parc de la Villette, nhờ vào chiến thắng của Bernard Tschumi, cũng như mẫu
thiết kế của Derrida và Eisenman.
2.ĐẶC ĐIỂM:
-Đặc điểm của kiến trúc giải tỏa kết cấu theo Peter Elisenman
+Không cổ điển (non-classic)
+Không bố cục (de-composition)
+Không trung tâm (non-centering)
+Không liên tục (dis-continuity)
-Những đặc điểm thể hiện sự tồn tại đối lập, tính nhập nhằng, sự đảo ngược
-Những đặc điểm thể hiện sự lặp lại và biến đổi, sự dở dang, sự vận động
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:
-Bảo tàng Guggenheim Bilbao của Frank Gehry, 1991–1997
-Thế giới BMW của Coop Himmelb(l)au 2003-2007

Nguồn: https://happynest.vn/chuyen-nha/4578/kien-truc-giai-toa-ket-cau-deconstructivism-
su-bat-can-doi-va-lon-xon-tao-nen-net-doc-dao-rieng
http://dccd.vn/xu-huong-giai-toa-ket-cau-trong-kien-truc/
KIẾN TRÚC XANH
1.BỐI CẢNH
-Ngày nay, việc đưa các yếu tố tự nhiên vào trong đời sống con người ngày càng phổ
biến.
-Xu hướng này được áp dụng trong các thiết kế kiến trúc nhằm kết nối con người,
hướng hoạt động sống và làm việc hàng ngày gần gũi hơn với thiên nhiên.
-Giảm thiểu tối đa các tác động của công trình đối với môi trường và cảnh quan thiên
nhiên
2.ĐẶC ĐIỂM:
-Áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng
-Hòa nhập với môi trường tự nhiên
-Thiết lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái
-Thiết kế phù hợp với lịch sử và văn hóa trong khu vực
3.CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:
-Tòa nhà Sky Green Tower ở Đài Loan
-Trường nghệ thuật SOTA tại Singapore
-Tòa nhà The Crystal – Anh
-Tòa nhà Fukuoka Foundation Building – Nhật Bản
-Khu phuc hop Kampung Admiralty
-Công trình Naman Retreat Babylon tại Đà Nẵng
-Nhà trẻ xanh Farming Kindergarten ở Đồng Nai
-Khách sạn Atlas ở Hội An
Ngồn:
https://kientrucvietxanh.com/kien-truc-xanh-la-gi/
https://phungdesign.vn/kien-truc-huu-co/
https://nhadepktv.vn/tu-van-kien-truc/kien-truc-xanh.html

You might also like