Văn mẫu HSG lớp 9
Văn mẫu HSG lớp 9
Để hiểu rõ hơn về quan điểm này, ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. “Thơ cần
có hình” là thơ cần có hình ảnh: thiên nhiên, cuộc sống, con người,... để biểu hiện
cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. “Thơ cần có ý” là thể hiện nội dung, ý nghĩa tư tưởng
của bài thơ, qua đó khơi gợi tình cảm, cảm xúc. Cả câu nói mang ý nghĩa, tác phẩm
thơ cần có sự kết hợp hài hoà giữa hình, ý và tình. Hay nói cách khác, bài thơ phải
mang cả hai phương diện nội dung và hình thức. Sau khi giải thích ý nghĩa của câu
nói trên, một câu hỏi được đặt ra rằng: Tại sao thơ ca cần có hình, có ý, có tình?
Nhắc đến đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu
đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không chỉ có các hình tượng, thế giới tinh thần
không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư
tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc. Mang phương thức trữ
tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người qua những cách khác nhau
nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng tình cảm và ý nghĩa đa dạng. Mỗi tác phẩm
đều mang trong mình một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc
phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được. Bài thơ thể hiện được hình, ý, tình
trong thơ là bài thơ có hình ảnh được chọn lọc kĩ càng mang giá trị đặc sắc và để
lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Bên cạnh đó, bài thơ mang tư tưởng, tình cảm trong
sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, đều hướng con người đến giá trị Chân- Thiện- Mĩ lại
càng dễ dàng chạm đến trái tim độc giả. Muốn biểu lộ được cảm xúc mãnh liệt, chân
thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt được nội
dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên nhất, sâu sắc có sức lay động lớn lao. Để
hiểu rõ hơn về hình, về ý, về tình, ta sẽ đi vào chứng minh qua tác phẩm “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới, sau cách mạng
thơ Huy Cận có sự chuyển biến mạnh mẽ, phải kể đến “Đoàn thuyền đánh cá”. Thi
phẩm được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Hòn Gai. Bài thơ
là khúc tráng ca ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm
tin trước cuộc sống trong những năm đầu xây dựng đất nước. Bài thơ là sự kết hợp
của hai nguồn cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kì miền
Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ vốn là nét nổi bật trong
hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà giữa hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những
hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như bức tranh sơn mài của bài thơ. Thi phẩm đã
thể hiện vẻ đẹp về “hình” trong thơ qua khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
hào mình vào thiên nhiên đất trời và con người lao động trong thời kì mới.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Thiên nhiên ở đây là những sự vật cụ thể, là mặt trời, là sóng biển, là màn đêm. Nhà
thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh “Mặt trời xuống biển” được ví với “hòn
lửa”. Người đọc qua phép so sánh này mà hình dung thấy hình dạng tròn đầy và màu
sắc rực đỏ của mặt trời. Màu sắc rực đỏ ấy lấp lánh trong sắc xanh của biển biếc.
Cả mặt biển lúc này ngời lên một vẻ đẹp tráng lệ kì vĩ. Tâm hồn trong thơ Huy Cận
vẫn ấm nóng, tươi vui, chứ không hề buồn, hoang vắng như thơ của bà Huyện Thanh
P a g e 2 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
Quan, của Nguyễn Du. Với trí tưởng tượng phong phú cùng với nghệ thuật ẩn dụ những
con sóng giống như chiếc then cài, màn đêm là cánh cửa. Vũ trụ bao la rộng lớn
giống như một ngôi nhà trong trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh và màn đêm kia như thử
thách lòng can đảm của con người. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy ta lại bắt gặp hình
ảnh: "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi". Thiên nhiên là một người bạn đồng hành, một
người mẹ có tấm lòng bao la, thấm thía tình cảm với con người, cho ta miếng ăn cái
mặc. Nên phương thức ông nhắc đến thiên nhiên, như thể một người bạn cũ đã lâu,
vẫn luôn lặng thầm kề bên ta. Nhà thơ so sánh như vậy sở dĩ không phải để làm mất
đi tầm vóc cao cả của thiên nhiên mà là nhằm đưa những điều tưởng chừng vĩ đại,
bất tận như sóng hay màn đêm đều bỗng hóa thành một ngôi nhà thân thương của
những người dân, luôn chào đón họ trở về trong vòng tay mỗi khi hoàng hôn dần
buông. Phép tu từ hoán dụ "đoàn thuyền đánh cá" chỉ những người ngư dân họ đang
bắt đầu một ngày lao động mới. Từ "lại" chỉ sự lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục đã trở
thành thói quen. Đó là tinh thần lao động hăng say quên cả mệt mỏi, quên cả thời
gian của những người ngư dân, của những con người lao động mới của miền Bắc trong
thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đêm tối mặt biển bỗng trở nên nhộn nhịp
bởi tiếng hát của những người ngư dân cất lên. Câu hát hòa cùng với làn gió mát của
biển khơi thổi căng cánh buồm để đưa con thuyền ra khơi nhanh hơn.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” khắc họa đậm nét cuộc sống lao động hăng
say, tràn đầy khí thế và niềm tin của người dân làng chài khi đoàn thuyền thắng lợi
trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Câu hát vang lên như một điệp khúc suốt từ đầu tới cuối bài thơ, suốt hành trình của
người ngư dân. Âm hưởng lời thơ trở nên mạnh mẽ hơn, khỏe khoắn hơn, vút cao bay
bổng trong niềm hứng khởi khi tác giả thay chữ “cùng” thành chữ “với”. Tác giả sử
dụng bút pháp nhân hóa kết hợp phóng đại khi đặt “đoàn thuyền” sánh ngang, tham
P a g e 3 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
gia vào “cuộc đua” với mặt trời. Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ
cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của
hoàng hồn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo
hiệu một sự sống sinh sổi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc
mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc. Trong
hành trình ấy, hình ảnh con người được nâng cao, tầm vóc lớn lao sánh ngang vũ trụ.
Những tia nắng hồng ban mai khiến mắt cá lấp lánh như những mặt trời nhỏ trải dài
bờ biển đến muôn dặm. Bằng lao động, người dân làng chài đã viết nên bài ca chiến
thắng, bài ca cuộc đời mới tươi đẹp. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người
ngư dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm
chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Thi phẩm là một bài thơ
đặc sắc thể hiện rõ phong cách của Huy Cận, bằng bút pháp hiện thực kết hợp lãng
mạn, bay bổng, liên tưởng phong phú, sáng tạo, nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp thiên
nhiên hài hòa với vẻ đẹp con người lao động, tạo nên khúc tráng ca hùng tráng, mĩ
lệ. Qua đó, Huy Cận đã thể hiện tấm lòng ngợi ca, niềm tự hào về con người mới,
cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt ở khổ thơ
cuối có một hình ảnh rất hay, rất hoành tráng và lãng mạn: “Đoàn thuyền chạy đua
cùng mặt trời”. Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời kì vĩ. Huy Cận
đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên
“mặt trời”. Hình ảnh nhân hoá, nói quá làm tăng thêm sức dồi dào, vẫn hăng say
mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả
đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực
chất là nói đến người dân chài. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư
dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí
trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính những con người lao
động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.
Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền về bến:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
P a g e 4 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
Ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn
ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại,
anh hùng ca, bản anh hùng ca lao động. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đong
đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó
làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống của những con người lao động.
Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một
tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt
đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh
sôi, phát triển…
Với kết cấu đầu cuối tương ứng, khổ cuối bài thơ khép lại một hành trình gian
nan mà hào hùng của người lao động trên biển. Họ ra khơi với niềm tin tưởng và trở
về với thắng lợi. Đó cũng là hình ảnh của người lao động trong thời đại mới, đang
vươn mình cai quản thiên nhiên, làm chủ đất nước.
Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca bất tận về công cuộc lao động và chinh
phục thiên nhiên biển cả của con người, ở đó ta thấy được không khí sôi nổi, hào
hứng và say mê của những con người lao động. Tầm vóc của con người trở nên lớn lao
qua đó nhà thơ còn thể hiện vẻ đẹp về “ý, tình” bằng niềm vui khi trở về nhà với
thuyền cá bội thu, đầy ắp cá, với niềm vui về cuộc đời mới, xây dựng chủ nghĩa xã
hội mới. "Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận là một bài thơ ca ngợi cuộc
sống mới, con người mới. Bài thơ tràn ngập niềm vui phơi phới, là bài ca của người
lao động. Họ là những người cần cù, chịu khó nhưng tâm hồn hết sức lãng mạn, làm
chủ cuộc sống, biển cả bao la với phong thái ung dung, đĩnh đạc. Chính họ đã đem
lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa, bữa cơm trở nên đậm đà với
con tôm, con cá. Cùng với nhà nông “một nắng hai sương”, những người dân chài đã
cho ta bài học về đức tính cần cù, tinh thần lạc quan trong lao động. Phải là một
người yêu thiên nhiên, sống trọn từng khoảnh khắc mới có thể vẽ lên bức tranh thiên
nhiên và con người đẹp đến như vậy. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông - nguồn tài
nguyên bất tận của Tổ quốc, ngợi ca những con người lao động cần cù, gan góc, ngày
P a g e 5 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
đêm làm giàu cho đất nước. Công việc lao động đánh cá của ngư dân Quảng Ninh
trên biển Hạ Long được miêu tả trong sự thống nhất hòa quyện với thiên nhiên trời
biển, trăng sao bát ngát, kì vĩ và bay bổng. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm một
thông điệp đến độc giả là tình yêu thiên nhiên, trân trọng tài nguyên đến từ biển
cả. Nhận thức được trách nhiệm của mình về vai trò đối với công cuộc xây dựng,
kiến thiết đất nước.
Chính hình, ý, tình làm nên sức sống cho các tác phẩm, khi nhà thơ có sự kết
hợp hài hoà giữa giá trị nội dung và hình thức. Quan niệm thơ của Chế Lan Viên rất
đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp
nhận. Từ “thấy” đến “nghĩ” đến “rung động” là hành trình hình thành của tác phẩm
thơ và cũng là hành trình đánh thức người đọc của thi phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo
nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm.
Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên
cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhận định là bài học cho bản
thân khi tiếp nhận văn chương và sự trân trọng với những tác phẩm văn học, tài năng
sáng tạo và tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm.
Quả thật đúng như lời nhận xét của nhà văn Thảo Nguyên “Đoàn thuyền đánh
cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong phong cách
thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ đã không thể nào giữ
yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những sáng tác hay nhất của
ông.”. Một bức tranh đoàn thuyền đánh cá của những người lao động làm chủ cuộc
sống mới đầy ý vị và giàu chất suy tưởng. Sự kết hợp giữa nội dung và hình thức cùng
giọng điệu bài thơ vừa khoẻ khoắn vừa lãng mạn, bay bổng, hào hứng mang đến cho
người độc những dòng xúc cảm khó tả, thêm tin yêu cuộc sống, tin yêu những chân
giá trị vững bền của đời sống lao động.
2. Đề bài: Cảm nhận của em về chất lãng mạn trong Văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 qua các tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm
Tiến Duật), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành
Long)
Bài làm:
“Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang
trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm
đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hoá hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính
nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau.
Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là
viết về trái tim con người.” (Maxim Malien). Bằng tài năng của mình, người nghệ sĩ
chạm đến đến trái tim của mình bằng cảm hứng lãng mạn. Chất lãng mạn đã trở
thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác chiếm trọn trái tim của con người, nó nâng
đỡ khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng
với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực, tiêu biểu phải nhắc đến các phẩm “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy
Cận, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Nói đến lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945-1975 là nói đến lãng mạn cách
mạng, tràn đầy niềm tin vào thực tại và tương lai, mô tả cuộc sống trong quá trình
phát triển cách mạng “hướng về cuộc sống chưa đến nhưng nhất định sẽ đến hoặc
có thể đến” (Phương Lựu). Các tác phẩm văn học trong giai đoạn 1945-1975 thường
hướng tới những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến vận mệnh của
dân tộc, của cộng đồng. Hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực cách mạng
của dân tộc, là đời sống của dân tộc. Cái riêng tư, đời thường dường như bị lãng
quên, ít được đề cập đến, nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm
trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Chính vì thế mà mảng đề
tài trong giai đoạn này cũng rất đa dạng, có thể là sự thể hiện khí thế ra trận hăm
hở, hào hùng, mãnh liệt của những con người khát khao độc lập, tự do. Ra trận chiến
đấu với kẻ thù là nhiệm vụ của toàn dân tộc, là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
P a g e 7 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
người dân Việt Nam, là sự kiện lịch sử lớn, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh, số phận
của nhân dân. Ra trận không có gì đáng sợ mà được ra trận là niềm vui, là hạnh
phúc. Hay là ngợi ca vẻ đẹp của đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đất nước hiện ra trong vẻ lộng lẫy của địa hình sông núi, của đất nước rừng
vàng, biển bạc, trăm sắc màu với hình ảnh những con người tình nguyện làm việc ở
những nơi xa xôi trong điều kiện khắc nghiệt để xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Chất lãng mạn tựa như một chút đường hòa vào trong cốc nước đã mặn mòi
chất muối của hiện thực, để người đọc càng uống lại càng say. Các nhà văn, nhà thơ
đều tập trung nhiều hơn vào chất lãng mạn thay vì hiện thực. Đó là vẻ đẹp của người
lính lái mang tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng, tự tin, ở hoàn cảnh khắc
nghiệt đó tâm hồn họ vẫn lãng mạn, lạc quan, yêu đời được thể hiện rõ nét qua “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”. Cái nhìn của người lính trong tiểu đội xe không kính
là cái nhìn ung dung, bình thản, tập trung cao độ. Mặc dù xe không kính nhưng người
lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn ngạo mạn trước hiểm nguy.
Người lái xe không kính thật bản lĩnh. Lòng căm thù giặc đã giúp họ vững vàng tay
lái để đưa tiểu đội ra tiền tuyến bởi tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp
mọi điều kiện, gian khổ của cuộc chiến tranh. Cách nhìn của những người lính cũng
rất đặc biệt, thiên nhiên qua con mắt của họ bỗng nhiên trở nên lãng mạn đến lạ kì:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.
Cảm giác như những người lính được bay lên, hoà mình với thiên nhiên rồi được tự do
giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài. Chất lãng mạn còn được thể hiện qua
tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương của những người lính. Những câu thơ được
viết ra rất thản nhiên:
“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng thái độ thì thản nhiên, ngang tàng. Nhà thơ còn
thấy được ở đó tình đồng chí đồng đội của những người lính – một vẻ đẹp lãng mạn
nhất mà một nhà thơ có khả năng tìm được:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.
Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ
thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa
về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng
cảm tình đồng đội, đồng chí. Những chiếc xe được lãng mạn hóa, thiếu thốn của
những chiếc xe này lại trở thành ưu điểm đưa những người lính lại gần với nhau hơn.
Để từ tình cảm nhỏ, nó phát triển thành tình cảm lớn đó là tình yêu nước, ý chí căm
thù giặc.
Chất lãng mạn còn được thể hiện khát vọng cống hiến, niềm hăng say lao động
xây dựng đất nước thể hiện qua hình tượng con người mới với ý thức trách nhiệm
trong công việc, niềm hăng say lao động, khát khao góp phần vào công cuộc xây
dựng đất nước trước hết qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Trước
hết, chất lãng mạn được thể hiện trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Thiên
nhiên được khắc hoạ trong khung cảnh người lao động làm việc, đó không phải là
bình minh hay buổi trưa nắng vàng mà là khung cảnh giao thoa giữa ngày và đêm.
Đó là một vẻ đẹp rất mới trong Huy Cận, một bức tranh hoàng hôn đầy sống động
chứ không đượm buồn. Chất lãng mạn làm cho bức tranh thiên nhiên ấy càng trở nên
phong phú, tác giả chiêm ngưỡng màn đêm bắt đầu buông xuống và những con sóng
giữa biển khơi tựa như con người, có hoạt động, có cảm xúc: “sóng”-“cài then”;
“đêm”- “sập cửa”. Tất cả đánh dấu sự kết thúc của một ngày dài, thiên nhiên đang
đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Giữa biển đêm bao la, câu hát cất lên cùng gió khơi.
Giữa khung cảnh thiên nhiên tráng lệ ấy, có bóng dáng của những người lao động
đang làm việc hăng say, không quản ngày đêm. Khi biển đêm đi vào trạng thái thư
P a g e 9 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
giãn, nghỉ ngơi thì cũng là lúc người lao động ra khơi. Giữa biển khơi bao la gợn sóng,
có câu hát vang vọng biển khơi, câu hát khỏe khoắn mang theo ước mơ chinh phục
biển cả, thể hiện khí thế hồ hởi của buổi ra khơi, chứa chan sự kì vọng về một chuyến
đi bội thu đầy tôm cá. Không khí hào hứng, vui vẻ khi ra khơi của người dân chài thật
đẹp! Trên biển cả rộng lớn, dưới ánh trăng dịu hiền, đoàn thuyền đánh cá với niềm
vui phơi phới đang thực hiện hành trình chinh phục thiên nhiên. Con người giữa thiên
nhiên, làm chủ cuộc sống, tự do trong một cuộc đời mới. Xuyên suốt bài thơ, bạn đọc
cảm nhận được không khí hân hoan, tinh thần lạc quan tràn đầy nhựa sống của những
người dân chài. Cảnh vừa thực, vừa lãng mạn, hoành tráng mà rất mực đẹp đẽ. Hình
ảnh con thuyền xuất hiện không còn là hình ảnh nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Con
thuyền với những tư thế đầy dũng mãnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao
với biển bằng”, “dò bụng biển”, “dàn đan thế trận lưới vây giăng” đã khẳng định sức
mạnh của người lao động đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn và can trường. Bằng cảm quan
lãng mạn cùng sự tinh tế của mình, Huy Cận đã dựng lên một bức tranh lao động đầy
đẹp đẽ khi mà thiên nhiên như hòa cùng con người lao động. Người dân làng chài
biết ơn sự ban tặng nguồn tài nguyên đến từ tạo hoá, họ trở về với nụ cười nở trên
môi và khoang thuyền ngập cá. Thiên nhiên lúc này là hoà niềm vui của ngày mới, là
thành quả lao động sau những vất vả. Có thể nói, chất lãng mạn trong bài thơ của
Huy Cận được thể hiện qua vẻ đẹp thiên nhiên và con người.
Không chỉ ở “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, chất lãng mạn còn được thể
hiện trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hiện trên bức tranh
thiên nhiên và con người. Nguyễn Thành Long sử dụng rất nhiều chất liệu ngôn từ để
khắc họa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của đất trời Sapa. Sự lấp lánh diệu kỳ của
ánh nắng mạ lên vạn vật “nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”, hình ảnh
“nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn” đầy
sức gợi hình, gợi cảm. Mỗi hình ảnh thuộc về nơi đây đều toát lên vẻ tươi sáng, nên
thơ. “những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng có hai bên đường”, hay đến
cả “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng như những ngón tay bằng
bạc”, mỗi loài cây, loài hoa đều tạo nên một chất thơ rất đỗi Sapa. Những bông hoa
P a g e 10 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
“đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng” đến “những cây tử kinh thỉnh
thoảng lại nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng” đều khiến người đọc
rung động. Bức tranh cảnh sắc thiên nhiên hiện nên dưới ngòi bút đầy thi vị của nhà
văn khiến tâm hồn con người xao xuyến với bao rung động đầy tinh tế. Trên cái nền
của thiên nhiên bạt ngàn, kì vĩ, hình ảnh những trái tim mang đầy lý tưởng của những
thanh niên trẻ chọn một cuộc đời thầm lặng, cống hiến vì cuộc sống của mọi người,
của tổ quốc. Dù khó khăn, vất vả nhưng họ luôn hoàn thành tốt công việc, thậm chí
là xuất sắc. Nhân vật anh thanh niên là đại diện cho chính lý tưởng sống cao đẹp
đó. Anh có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc của
con người. Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn, chủ
động, tạo ra một thế giới riêng cho mình. Ở anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính
cách và phẩm chất rất đáng mến. Lúc nào anh cũng cởi mở, chân thành, rất quý
trọng tình cảm của mọi người. Anh còn là người rất thành thực và khiêm nhường đến
đáng kính khiến cho người khác phải khâm phục. Bởi thế, dù anh thanh niên chỉ xuất
hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng bằng vài chi tiết tiêu biểu, tác giả đã
phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm,
cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Có thể nói,
trong cái lặng lẽ của mây trời Sa Pa. Nguyễn Thành Long đã vẽ nên chân dung của
những niềm yêu sống, luôn rạo rực, luôn sục sôi. Anh thanh niên làm công tác khí
tượng, cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ già, cả bác lái xe, đều là những con người hạnh phúc.
Họ hạnh phúc bởi họ được làm những việc mà họ yêu thích, tiếp xúc với những con
người mà họ cảm mến, phấn đấu cho lí tưởng mà họ lựa chọn. Cả tác phẩm là một
niềm vui, cái lặng lẽ của thiên nhiên cũng như cái im lặng của con người không khuất
lấp được niềm vui rạo rực, sinh sôi ấy. Ngược lại, chính trong cái lặng lẽ tưởng như
đang bao trùm, cái mạch sống tươi mới càng có cơ hội vươn lên, rì rào trỗi dậy. Sẽ
có người hoài nghi về sự thật được thể hiện trong tác phẩm, sẽ có người cho rằng
Nguyễn Thành Long đã lí tưởng hóa cuộc sống. Cuộc sống có nhiều âu lo và khúc mắc
hơn thế, đâu dễ dàng gì mà người ta có thể vui tươi mà vượt qua khó khăn một cách
dễ dàng như vậy. Nhưng phải đặt tác phẩm vào trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ
mới thấy hết được sức sống kỳ vĩ đến ngạc nhiên của đất nước Việt Nam, con người
Việt Nam.
Thành công của các tác phẩm không chỉ mang lại ở giá trị nội dung mà lạ sự
kết hợp nhuần nhuyễn về nghệ thuật. Hình tượng nhân vật được xây dựng mang chất
lí tưởng, họ có khát vọng, có ước mơ, có tình yêu nước mãnh liệt. Họ nhận thức được
giá trị và vai trò của bản thân trong cuộc xây dựng đất nước. Người nghệ sĩ đã miêu
tả thiên nhiên và con người bằng giọng điệu khẳng định, ngợi ca. Bên cạnh đó hình
ảnh nhiên, con người gây ấn tượng với bạn độc bằng hình ảnh thơ gợi tả kết hợp với
thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập cường điệu, nhịp thơ, vần điệu linh hoạt, chi
tiết nghệ thuật truyện độc đáo. Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945
– 1975 qua bốn tác phẩm đã được thể hiện với những nét đặc sắc riêng. Chất lãng
mạn đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam. Chất
lãng mạn trong những tác phẩm của giai đoạn này là yếu tố lôi cuốn người đọc qua
bao thế hệ.
Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ những
cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính trải
nghiệm, cảm nhận từ cuộc sống. Chính bởi thế, mà mỗi tác phẩm ta đọc, thường sẽ
luôn gắn liền với cuộc sống xung quanh, gắn với cuộc đời, với cảm xúc cá nhân của
người viết. Văn học giai đoạn 1945-1975 là nơi gửi gắm những xúc cảm tới cuộc sống
con người, và khởi nguồn của sáng tạo nghệ thuật chính là cuộc sống, hướng con
người đến những giá trị Chân- thiện - mỹ, để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Đề bài:
Hỏi: Tại sao ông lại viết những nhân vật nữ mạnh mẽ?
Trả lời: Vì anh vẫn còn hỏi tôi câu hỏi đó.
Trình bày suy nghĩ của em về đoạn hội thoại trên.
Bài làm:
Ai đó đã từng nói rằng: “Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể
sánh nổi với sự bí ẩn của người phụ nữ”. Người phụ nữ trong xã hội từ xưa cho đến
nay đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng công
nhận, chúng ta có thể thấy được điều ấy qua câu hỏi: “Tại sao ông lại viết những
nhân vật nữ mạnh mẽ”? Khi đặt câu hỏi đó, câu trả lời họ nhận lại đơn giản là “Vì
anh vẫn còn hỏi tôi câu đó”. Câu hỏi được đặt ra nhắc đến một bài toán nan giải
mà chưa có câu trả lời chính đáng đó chính là vấn đề về “bình đẳng giới”.
Trước hết cần phải hiểu nhận định trên có nghĩa là gì. Tại sao ông lại viết
những nhân vật nữ mạnh mẽ? Tại sao trong văn chương lại đề cập đến người phụ nữ
phải đi liền với sự mạnh mẽ? Tại sao không phải là người phụ nữ yếu mềm, nữ tính?
Tại sao hai chữ “mạnh mẽ” gắn với người phụ nữ lại trở thành đặc biệt? Câu trả lời
được nhận lại đơn giản là do suy nghĩ cố hữu của anh về người phụ nữ, rằng anh vẫn
luôn nghĩ người phụ nữ là phái yếu, là phải yếu đuối, là phải nhỏ bé, là không được
mạnh mẽ. Chính những suy như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của
xã hội về các giới tính, tuy cùng là những con người, những cá thể tồn tại trong xã
hội nhưng giới nam thì phải thế này, giới nữ thì phải thế kia, nếu không đúng như thế
thì lại trở thành đặc biệt, thậm chí là cá biệt. Điều này khiến ta không khỏi suy nghĩ
tới vấn đề: bình đẳng giới. Vậy như thế nào là bình đẳng giới? Bình đẳng giới là việc
con người ở những giới tính khác nhau có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Ý nghĩa của việc bình
đẳng giới trong xã hội là điều vô cùng quan trọng. Bình đẳng giới thiết lập lại hệ tư
tưởng phong kiến đã lỗi thời, vấn nạn “trọng nam khinh nữ” không còn trong tiềm
P a g e 13 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
thức của mỗi người. Hay tư tưởng, mỗi gia đình cần sinh được một người con trai để
nối dõi. Nhiều gia đình dù đã sinh được 2, 3 người con nhưng vẫn cố sinh thêm chỉ vì
chưa đẻ được con trai. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và xã
hội. Đặc biệt người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là con gái. Họ phải gánh chịu những
tổn thương, phân biệt đối xử trong gia đình rộng hơn là những người trong xã hội.
Việc bình đẳng giới đồng thời cũng chính là việc nâng cao vai trò cũng như sự
đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội, chăm sóc gia đình. Hiện nay
thì không ai có thể phủ nhận được sự thông minh của người phụ nữ hiện đại. Không
những đảm việc nước mà còn giỏi việc nhà, chính vì thế mà trong xã hội họ lại trở
thành hình mẫu lý tưởng cho người phụ nữ hiện đại. Hơn nữa việc bình đẳng giới giúp
cho họ có nhiều điều kiện hơn để có thể phát triển và hoàn thiện chính mình hơn.
Nếu như trước đây, người phụ nữ chỉ quanh quẩn ở nhà để chăm lo con cái, nội trợ
thì bây giờ họ được đứng trong hàng ngũ chính trị. Phải kể đến trung tá Ksor H’bơ
Khăp- phó công an tỉnh Gia Lai. Một người phụ nữ có tâm và có tầm và được nhiều
người yêu mến. Trung tá từng nhắc đến sự bình đẳng giới và lời khuyên dành cho
người phụ nữ. Bà khuyên rằng: “Nhưng mà cái lớn nhất là nhiều phụ nữ vẫn tự “trói”
mình trong những khuôn khổ tự mặc định, mà không chia sẻ với người đàn ông chung
sống với mình hoặc những người đàn ông xung quanh mình ở trong công việc, tiếp xúc
hằng ngày. Mình tự “trói buộc” mình và sau đó mình tự thấy mệt mỏi, ức chế. Và cuối
cùng là tự thấy mình không được bình đẳng”. Hình tượng người phụ nữ ngày càng có
“chỗ đứng” trong xã hội và cũng không ít những tấm gương được xuất hiện trên báo
đài, truyền hình, trong văn học,... nhằm mục đích tuyên truyền cho thế hệ mai sau.
Hay không thể không kể đến Nguyễn Thị Định- Nữ tướng huyền thoại của cách mạng
miền Nam. Sau khi miền Nam được giải phóng, non sông thống nhất, bà chuyển về
Thủ đô Hà Nội công tác, đảm đương nhiều vị trí, chức vụ quan trọng trong bộ máy
Nhà nước. Trên những cương vị mới, bà tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một người lãnh
đạo uy tín, quan tâm, chỉ đạo, xử lý công việc kịp thời trong công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước. Có thể nói, từ trong muôn vàn gian khổ, bao lần vào sinh ra tử,
trải qua 2 cuộc kháng chiến, cho đến khi giữ cương vị cao trong bộ máy Nhà nước,
P a g e 14 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
bà Nguyễn Thị Định luôn giữ phẩm chất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa,
gần gũi, chân tình với mọi người. Vì thế cái tên chị Ba, cô Ba, bà Ba thân thương,
không chỉ sống mãi trong lòng nhân dân quê hương Bến Tre và cả nước, mà còn sống
mãi với bạn bè năm châu.
Bình đẳng giới không chỉ ở riêng nam và nữ, xã hội phát triển, dù ở bất cứ giới
tính nào cũng cần được tôn trọng và trân trọng. Bình đẳng giới ở mọi giới tính góp
phần làm cho đất nước phát triển. Con người được sống tự do, tự tại, được làm những
gì mình muốn tất thảy sẽ tạo nên một xã hội công bằng và văn minh hơn. Thực tế
ngày nay cho thấy tuy nói là "bình đẳng giới" nhưng trong xã hội vẫn còn tồn đọng
những cá nhân có tư tưởng phân biệt nam nữ nặng nề. Bên cạnh đó cũng có một số
người phụ nữ lạm dụng quan điểm này, thể hiện bản thân mình thái quá khiến họ
không hoàn thành trách nhiệm là một người mẹ, hay người vợ dẫn đến tan vỡ hạnh
phúc gia đình, hay đó là sự miệt thị giới tính thứ ba. Những cá nhân đó rất đáng để
lên án. Bản thân tôi đang từng ngày sống hết mình, từng ngày trôi qua là từng ngày
tôi nhận thức về bản thân, về mọi người xung quanh. Tôi không phán xét, không quy
chụp về bất cứ giới tính nào, luôn luôn mong muốn mỗi người đều được sống đúng với
cá tính, với ước mơ chân chính của mình. Và tôi mong, mọi người xung quanh cũng
mang tư tưởng tích cực như thế.
Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là
trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia
đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, một xã hội văn minh và hạnh phúc.
Bạn hãy là một công dân công bằng và đi theo những điều tích cực của bình đẳng
giới để xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh.
4. Đề bài: Người mẹ là người trông thấy có bốn miếng bánh nướng cho năm
người, và ngay lập tức tuyên bố mình chẳng bao giờ thích bánh nướng.
(Tenneva Jordan). Qua câu nói trên, trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu
tử.
Bài làm:
Tenneva Jordan đã từng nói rằng: “Người mẹ là người trông thấy có bốn miếng
bánh cho 5 người, và ngay lập tức tuyên bố mình chẳng bao giờ thích bánh nướng”.
Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất. Đó là tình mẫu tử, là tình yêu
thương, là sự hy sinh, sự che chở và bao dung của mẹ đối với con mình.
Vậy tình mẫu tử là gì? Tình mẫu tử là tình cảm thể hiện mối quan hệ mẹ con.
Theo cách lý giải thông thường nhất, với cách nhìn nhận khách quan nhất thì tình
mẫu tử là muốn hướng đến cách cảm nhận về tình yêu thương, sự chăm sóc, nâng niu,
bao bọc, che chở và hy sinh của người mẹ dành cho người con của mình. Người mẹ
sẵn sàng hy sinh, dành hết tất cả những điều tốt nhất cho đứa con của mình như câu
nói của Tenneva Jordan. Tại sao tình mẫu tử lại quan trọng với chúng ta đến vậy?
Bởi tình mẫu tử là thứ tình cảm không thể cân đo đong đếm được. Con người ta đến
được với cuộc đời là công lao sinh thành của cả cha lẫn mẹ, nhưng người có sự gắn
bó với ta nhiều hơn lại là mẹ, mang nặng đẻ đau, chứng kiến khoảnh khắc chúng ta
lớn lên mỗi ngày. Mẹ vừa là mẹ vừa là một người bạn, người đồng hành ta trên suốt
mọi nẻo đường kể cả khi ta thành công ta thất bại, ta vui vẻ buồn phiền thì vẫn luôn
có người sẵn sàng dang rộng cánh tay ôm ta vào lòng. Tình mẹ là thiên đường của
tuổi thơ. Tình mẹ là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành nhất
của một đời người, ở đó ta nhận được sự yêu thương. Ngay từ khi sinh ra, ta đã được
sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của mẹ. Người phụ nữ không quản vất vả
gian lao để nuôi ta khôn lớn và mẹ là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng
ta có thể có được. Tình mẫu tử là thứ tình cảm đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho
con người, nó đến với cuộc sống, thể hiện giữa cuộc đời nhiều mặt sáng tối một cách
rất tự nhiên. Ngày xưa, hình ảnh người mẹ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ mạng sống của
con rất nhiều, đến thời nay những người phụ nữ ấy vẫn luôn dành những điều tốt nhất
P a g e 16 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
cho con từ cái ăn, cái mặc, chăm chút cả khi đau ốm, tất cả đều là vì con họ có sự
phát triển toàn diện nhất. Ta bắt gặp được câu chuyện cách đây vài năm kể về
người phụ nữ chịu mù để con chào đời hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt.
Mặc dù, các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để chữa bệnh và cứu
đôi mắt chị vẫn quyết tâm sinh em. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao
giờ hết. Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như
hòa vào làm một. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt người mẹ trẻ ấy mất đi
đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con đã là một điều hạnh phúc vô
bờ mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Tình yêu thương của mẹ
dành cho con là vô điều kiện, là bao la vô tận, không gì có thể so sánh được. Phải
chăng tình mẫu tử chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại: Thật cao quý và may
mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống
trong vòng tay yêu thương của mẹ. Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần
của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh
giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống của con sẽ ra
sao nếu không có mẹ, chẳng thể nào nói hết được tình mẹ đối với ta. Chỉ biết rằng
mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó. Đất nước ngày càng
phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, thì vai trò của người mẹ càng được khẳng
định. Người mẹ không chỉ chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, với
những đứa con tuổi mới lớn mẹ còn là người bạn, người chị luôn quan tâm, chia sẻ
những tâm tư nhiều khi phức tạp của con. Chính điều đó mẹ trở nên gần gũi con hơn
bao giờ hết…
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì
hãy biết quý trọng và giữ gìn nó… Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu
mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?". Hãy trân trọng từng giây
phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn
của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là
mẹ! Hãy trở thành những đứa con có thể còn nhiều thiếu sót nhưng hiếu thảo, hay có
thể không bộc lộ tình cảm ra ngoài nhưng trong tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến mẹ.
P a g e 17 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
Thật đáng buồn khi trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại bộ phận bất hiếu với cha
mẹ, họ sống thờ ơ và lạnh nhạt với những người đã sinh ra họ. Đó là những hành vi mà
chúng ta phải lên án, ngoài ra còn cần cảnh cáo với những hành vi trái ngược với
lương tâm, đạo đức của mỗi người. Quả thật, câu nói của Tenneva Jordan giá trị hơn
nhiều lần nhưng tình mẫu tử, sức mạnh của ngôn từ cực kì sâu xa truyền tải đến người
tiếp nhận một thông điệp sâu sắc.
Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, tất cả chúng ta
hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho
đời sắc tố của độc lập, của niềm hạnh phúc. Tình yêu thương mẹ chính là một phẩm
chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
5. Đề bài: Khi mọi thứ đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng, máy bay cất cánh
bằng cách bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều gió. (Henry Ford).
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên
văn sở GD&ĐT Thái Nguyên)
Bài làm:
“Chuyện xấu không xảy ra và đập tan trái tim bạn chỉ để bạn có thể đau khổ
và bỏ cuộc. Chúng xảy ra, đập tan bạn và xây dựng bạn lại từ đầu để bạn có thể
trở thành tất cả những gì mình đáng trở thành” (Samuel Johnson). Cuộc sống đâu
phải chỉ là đi trên con đường trải đầy hoa hồng, nó ẩn chứa trong đó vô vàn khó
khăn thử thách và khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được
thành công. Như Henry Ford từng nói rằng: “Khi mọi thứ đang chống lại bạn, hãy nhớ
rằng, máy bay cất cánh bằng cách bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều
gió”.
Vậy nghịch cảnh được hiểu là gì? Nghịch cảnh chính là những khó khăn, tình
huống xảy ra ngược theo hướng tiêu cực với những gì mà chúng ta nghĩ. Nó làm chúng
ta gặp nhiều khó khăn và trục trặc. Chúng ta không ai muốn gặp phải tình huống khó
khăn, nhưng chính những điều này đã cho chúng ta thêm kinh nghiệm và động lực để
đi tiếp. Nói đến nghịch cảnh, ai cũng nghĩ nó ảnh hưởng xấu tới cuộc sống nhưng thật
ra, nghịch cảnh có rất nhiều giá trị riêng. Nó không chỉ là “phép thử của tình cảm”
mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người. Giống như máy bay cất
cánh bằng cách bay ngược chiều gió thì mới bay được. Bởi nghịch cảnh là một phần
tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời như: ốm đau, dịch
bệnh, xung động,... Đôi khi những khó khăn và thử thách đó lại vượt quá tầm kiểm
soát của bản thân, nên dù cố gắng đến mấy, ta vẫn phải chấp nhận và đối đầu với
nó. Từ đó con người sẽ học hỏi được thêm nhiều điều, sẽ tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm mới, họ dần trưởng thành hơn sau những gian khổ, thất bại. Nghịch cảnh được
xem là phép thử của tình cảm. Qua nghịch cảnh ta mới hiểu được trái tim của cá
nhân, tập thể. Phải nhắc đến tinh thần của con người Việt Nam, những tấm gương về
lòng yêu thương san sẻ, hay hình ảnh những chiến binh áo trắng ngày đêm chăm sóc
bệnh nhân từ người già đến trẻ nhỏ giúp họ chống chọi với dịch bệnh quái ác, hay
những chiến sĩ bộ đội, công an, mạnh thường quân góp sức của mình mà giúp đỡ cộng
đồng. Qua những việc làm nhân văn đó đã cho ta thấy thấy sự kiên cường, tinh thần
san sẻ, đoàn kết, cùng ý chí quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam đã giúp đất nước
vượt qua được đại dịch. Vượt lên trên nghịch cảnh còn giúp ta khẳng định sự mạnh
mẽ trong thế giới tâm hồn của con người.
“Vấp ngã ư? Chẳng vấn đề.
Dẫu thế nào ta vẫn có thể đứng lên.
Lúc vấp ngã hãy ngước lên nhìn trời kia.
Bầu trời xanh bao la ngút ngàn tầm mắt.
Có thấy nó đang mỉm cười với bạn không?
Bạn đang còn sống.”
Đó là lời của Kito Aya, một cô bé người Nhật, ở độ tuổi 15 cô không may mắc bệnh
mang tên Thoái hóa tiểu não. Đây là những áng văn cô ghi lại khi mình bị chuyển từ
một trường công lập qua trường dành riêng cho người khuyết tật. Biết mình mắc phải
một căn bệnh khó chữa và sức khỏe sẽ bị bào mòn theo năm tháng, nhưng cô gái này
vẫn sống một cách đầy nghị lực và hy vọng. Phải chăng, sự sống trong cô mãnh liệt
mới đủ sức giúp thiên thần bé nhỏ này kiên cường đến vậy.
Tuy nhiên không phải ai khi gặp khó khăn, thử thách cũng sẵn sàng đối diện,
nhiều người tìm cách né tránh, không chịu đương đầu. Những bộ phận đó cần phê
phán quan niệm lệch lạc và hành động thiếu suy nghĩ. Liên hệ với cuộc sống ngày
nay, bạn đã bao lần khóc ngất lên vì bản thân không đạt được mục tiêu hay gặp
phải điều gì đó khó khăn trong cuộc sống? Dẫu có ra sao thì mọi chuyện cũng đã
xảy ra, chúng ta không thể thay đổi được hiện tại, nhưng tương lai thì có thể. Bởi vì
cuộc sống là một bộ phim dài tập, những lần khó khăn mà bạn gặp phải biết đâu nó
chỉ là tiền đề cho các tập hạnh phúc phía sau.
Pavel Korchagin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” (Nikolai A. Ostrovsky):
“Cái quý nhất của con người là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao
cho khỏi xót, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khởi hổ thẹn vì
dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: tất
cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã cống hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,
sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại
cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng hơn.
6. Đề bài: Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đến xin thần
Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “Con không thích
đứng ở góc đường chân trời. Ở đó không có gì nổi bật cả". Thần Dớt trả lời
ngôi sao nhỏ: “Quan trọng là bản thân có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng
không". Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên
Bài làm:
Chúng ta thường giam giữ mình trong cái bao chật hẹp của lối sống cũ im lìm,
tẻ nhạt, ngày ngày cứ thế trôi qua đi. Cuộc sống cứ chảy trôi một cách buồn chán,
cho đến khi, ta băn khoăn tự hỏi chính mình: "Tôi là ai? Tôi được sinh ra để làm gì?
Ba trăm năm nữa, liệu rằng sẽ có người nhớ đến tôi?". Câu hỏi ấy cứ mãi ám ảnh
P a g e 20 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
trong tâm trí và thực sự vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho riêng
mình. Và rồi, khi đọc được câu chuyện “thần Dớt và ngôi sao nhỏ”, ta đã nhận ra
rằng được rằng: "Nỗ lực tạo lập giá trị của bản thân ở bất kì chỗ đứng nào."
Câu chuyện là những trăn trở của ngôi sao nhỏ với mong muốn thay đổi vị trí
đứng trên bầu trời, vì nó cho rằng ở góc đường chân trời nơi mà nó đang đứng là
một vị trí xa xôi và mờ nhạt, nó không thể nổi bật và toả sáng như những ngôi sao
khác. Chính lời nói của ngôi sao nhỏ đã tự hạ thấp giá trị của bản thân mình, nó đã
đánh đồng vị trí của mình đang đứng với giá trị của bản thân. Và chính lời nói của
thần Dớt đã khẳng định: Điều quan trọng không phải nằm ở chỗ đừng mà là sự nỗ lực
để bản thân nó có thể toả sáng. Phải chăng, con người chỉ thật sự tỏa sáng khi đốt
cháy lên ngọn lửa sống của chính mình. Ấy là đam mê, là khát vọng, là ý chí, nghị lực,
là tình yêu thương, là niềm tin vào bản thân. Suy cho cùng, "tỏa sáng" không nằm ở
vị trí chúng ta đang đứng mà nằm ở chính nội lực, thế giới bên trong của mỗi người.
Vậy một câu hỏi được đặt rằng: Tại sao con người cần nỗ lực để toả sáng ở bất kì
chỗ đứng nào? Cuộc đời ngắn ngủi và vô thường nếu chúng ta không sống cho đúng
nghĩa, chẳng phải cuộc sống sẽ biến thành vô nghĩa sao. Mỗi người sinh ra, đều mang
trong mình một sứ mệnh riêng, không có công việc nào là thấp hèn, không có vị trí
nào là tầm thường, nó chỉ tầm thường khi bạn đang tự đánh giá thấp bản thân. Chỉ
cần nỗ lực, nhận thức đúng vị trí của mình mà ngày càng cố gắng, chắc chắn công
sức sẽ được đền đáp. Nhắc đến vấn đề này, tôi lại nhớ người Nhật có một thuật ngữ
rất hay là Ganbaru- khái niệm này bắt nguồn từ nền văn hóa Nhật Bản với nghĩa đen
là diễn tả ý tưởng gắn bó với một nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành với sự bền bỉ, nỗ
lực liên tục. Họ tin rằng việc nỗ lực hết mình, có thể chưa thành công, nhưng ít nhất
sẽ không hối hận. Chúng ta đã biết, nhận bản là đất nước thiên tai, nhưng tại sao họ
vẫn nằm trong top những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới, không chịu khuất
phục trước thiên nhiên, trong chính bản thân mỗi người Nhật luôn tạo cho mình một
mục tiêu để họ nỗ lực hơn và kết quả thì được cả thế giới công nhận. Để khẳng định
được giá trị bản thân, con người cần phải biết vươn lên mọi thử thách, không dễ
dàng đầu hàng. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, phải nhắc đến
P a g e 21 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
“Vua gang thép Mỹ” là Canergie vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, năm 13 tuổi
đã phải bỏ học vào học nghề tại xưởng dệt. Sau đó, ông đã làm nhiều nghề khác
nhau như nhân viên điện báo, báo vụ viên, nhân viên đường sắt, thư ký văn
phòng…trước khi bước vào kinh doanh thép và gặt hái thành công. Hay Honda, người
sáng lập ra công ty ô tô Honda nổi tiếng thế giới chỉ học xong tiểu học đã phải đi
làm. Năm 16 tuổi ông làm thợ phụ sửa chữa ô tô, mày mò vừa học vừa làm, đi từ sản
xuất xe máy rồi đến ô tô. Họ là những tấm gương sáng về niềm tin và ý chí vươn lên
cuối cùng đã “thu được quả ngọt”. Tôi luôn nghĩ rằng mình là đứa trẻ may mắn, vì
nhận thức được giá trị của bản thân và nguyện sống hết mình cho nó. Chúng ta cần
đến sự nỗ lực bởi nó cho mỗi người động lực sống, khả năng biến ước mơ trở thành
sự thực làm cuộc sống thú vị hơn bao giờ hết. Chỉ ước mơ mới cho ta có thêm hy vọng
vào ngày mai giống như trong đa thần giáo Hy Lạp cổ điển, thần Zeus, Hera, Apollo
và các vị thần khác đều chịu khuất phục trước quyền năng bao trùm lên tất cả đó
là Số phận. Nhưng ngày hôm nay, có lẽ ước mơ, khát vọng chiếm lĩnh những đỉnh cao
mới sẽ cho tôi cơ hội thoát khỏi quyền uy đó. Vì ước mơ sẽ tạo nên một cuộc sống
tươi đẹp, vì ước mơ mà tôi sẽ sẵn sàng thất bại, sẵn sàng sống và thử sức. Vậy, phải
làm cách nào để chúng ta có thể tỏa sáng? Tuỳ thuộc vào năng lực, sở trường, điều
kiện thực tế để chúng ta có định hướng rõ ràng cho công việc. Khi đã xác định được
mục tiêu, chúng ta cần nghiêm túc, kiên trì thực hiện mới đạt đến sự “tỏa sáng”
trong chính mình vì chỉ có tự bản thân “thắp” lên bằng sự nỗ lực và cố gắng không
ngừng thì điều đó mới trở nên có ý nghĩa. Mỗi người cần tỏa sáng trong cuộc đời
nhưng sự tỏa sáng ấy phải phù hợp với lợi ích chung của tập thể, không đi ngược lại
những giá trị, đạo đức của cuộc đời. Bởi, tham vọng tỏa sáng sẽ tạo ra những chúa
quỷ của nhân loại theo cách nói của Henry David “sẽ tạo nên một Hitler thứ hai và
thế chiến thứ ba sẽ xuất hiện tàn phá cuộc sống con người”. Sự "tỏa sáng" không chỉ
dừng lại ở một thời điểm nào đó, một khoảnh khắc mà phải là cả hành trình trong
cuộc đời của bất cứ ai. Bên cạnh những cá nhân, những tổ chức đang miệt mài cố
gắng, ta cũng cần lên án một bộ phận nhỏ trong xã hội thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết
trông chờ vào người khác. Hoặc họ là những kẻ tự ti, thiếu tin tưởng bản thân, cuộc
sống mỗi ngày trôi qua đều tẻ nhạt.
P a g e 22 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh KHOÁ HỌC VIP 2 – LỚP 9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7
Mỗi con người phải tự cháy lên ngọn lửa của chính mình. Tỏa sáng ngay tự trong
tâm và hướng đến những điều cao đẹp. Để làm được điều đó, ta phải có niềm tin
vào bản thân, quyết tâm, phấn đấu không ngừng và luôn ý thức bản thân mình. Sống
hết mình, con người sẽ không phải nuối tiếc khi kết thúc hành trình dài của cuộc đời.
Tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh, đó là điều chúng ta hướng đến. Để mỗi cuộc đời- đều
là bông hoa rực rỡ nhất.
“Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ
đong đầy” và chắc chắn khi bạn có đủ nỗ lực thì bạn sẽ gặt hái được thành công.
Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi ta nuôi những giá trị tốt đẹp của bản thân.
Không ngừng gieo mầm, ấp ủ và rồi một ngày bỗng trở thành “vì sao sáng”. Không
ngừng cố gắng giúp chắp cánh cho chúng ta bay cao, vươn xa tới những dự định hoài
bão của mình.
Bộ đề chọn lọc
kèm bài mẫu
Chinh phục
điểm số cao