0% found this document useful (0 votes)
2 views16 pages

lsdsnhom13

Uploaded by

phamtra90zxc
Copyright
© © All Rights Reserved
Available Formats
Download as DOCX, PDF, TXT or read online on Scribd
Download as docx, pdf, or txt
0% found this document useful (0 votes)
2 views16 pages

lsdsnhom13

Uploaded by

phamtra90zxc
Copyright
© © All Rights Reserved
Available Formats
Download as DOCX, PDF, TXT or read online on Scribd
Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1/ 16

ART DECO

Phong cách Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính
chiết trung, được hình thành tại Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng ra
thế giới vào những năm 1930. Phong cách này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong
thiết kế bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang,.. và các môn nghệ thuật thị
giác như hội họa hay điện ảnh.

Những đặc trưng thị giác chính của Art Deco bắt nguồn từ việc sử
dụng lặp đi lặp lại các hình dạng tuyến tính và dạng hình học bao
gồm những hình thức hoa văn dạng tam giác, zig-zag, hình thang
và hình mũi tên (chevron). Giống như phong cách tiền nhiệm của
nó là Art Nouveau với các đối tượng như hoa, động vật hoặc con
người được miêu tả, chúng được cách điệu nhiều và được đơn giản
hoá để phù hợp với tổng thể thẩm mỹ của Art Deco. Bản chất và
mức độ của sự cách điệu và sự đơn giản hoá hay những biến đổi
tinh giản phụ thuộc vào sự lặp lại theo vùng của phong cách này.

Chẳng hạn, một bức tượng như Con chim lửa (The Firebird) (1922)
của nhà thiết kế người Pháp René Lalique, trông tao nhã mỏng

manh và nhẹ nhàng


Bức tượng Con chim lửa (Firebird) (1922) của René Lalique
trong khi bức tượng Atlas (1933) của Lee Lawrie ở ngoài trung
tâm Rockefeller lại rất vững chắc và cường tráng với hệ cơ bắp rõ
ràng mặc dù cả hai đều được xem là minh chứng tinh xảo cho

phong cách Deco này.


Tượng Atlas (1933) của Lee Lawrie

- Phong cách Art Deco thể hiện ảnh hưởng đối với nghệ thuật
đồ hoạ theo cách mà bộc lộ ảnh hưởng từ chủ nghĩa Vị lai Ý
với tình yêu của dành cho tốc độ và sự say mê máy móc.
Những nghệ sĩ theo chủ nghĩa Vị lai sử dụng những nét vẽ
biểu thị sự chuyển động, được biết đến là “tia tốc độ”, được
phát ra từ bánh xe xe hơi và tàu lửa đang chạy nhanh. Ngoài
ra, những người thực hành Art Deco đã sử dụng các đường
thẳng
Mẫu phông chữ Art Deco

song song và hình dạng chóp nhọn cho thấy sự đối xứng và
dòng chảy. Ký tựpháp bị tác động bởi ảnh hưởng quốc tế của
Art Deco và những kiểu chữ Bifur, Broadway và Peignot lập
tức gợi lên phong cách này.

- Kiến trúc Art Deco đặc trưng bởi các thiết kế cứng cáp,
thường được tô điểm lộng lẫy, được làm nổi bật bằng những
nhấn nhá kim loại lấp lánh. Nhiều tòa nhà trong số đó có
điểm nhấn theo chiều dọc, được xây dựng theo hướng thu
hút hướng mắt nhìn lên. Các hình dạng chữ nhật, thường là
các khối được sắp xếp theo dạng hình học, với việc thêm các
hình chóp trên đỉnh tòa nhà và/hoặc các yếu tố trang trí cong
để tạo hiệu ứng sắp xếp. Các tòa nhà chọc trời ở New York và
các toà nhà tông màu pastel của Miami xếp hạng trong số
những thiết kế kiểu Mỹ nổi tiếng nhất, mặc dù phong cách

này đã được triển khai trong nhiều công trình kiến trúc khác
nhau trên khắp thế giới.
Kiến trúc Art Deco ở Miami
DESIGN HỮ CƠ
Thuật ngữ “hữu cơ” – “organic” trong thiết kế đề cập tới
các đường cong và hình dạng tự do thường được tìm
thấy trong tự nhiên, tương phản hình dạng hình học của
chủ nghĩa hiện đại. Đây là hình thức thiết kế thúc đẩy sự hài
hòa giữa con người và thế giới thiên nhiên, biến sản phẩm
trở thành nghệ thuật điêu khắc tự nhiên thực thụ.
Trong kiến trúc, “organic” tổng hòa nơi ở của con người với
thiên nhiên bằng cách tích hợp vị trí của nó, hình thức tòa nhà,
đồ đạc và môi trường xung quanh trở thành một thực thể thống
nhất có các thành phần liên quan đến nhau. Trong nửa sau của
thế kỉ XX, các kiến trúc sư hiện đại đã phát triển khái niệm Kiến
trúc hữu cơ – Organic Architecture lên một tầm cao mới. Bằng
cách sử dụng các hình thức mới của bê tông và nhịp hẫng vì
kèo, kiến trúc sư có thể tạo ra hình thức vòm cong, lượn sóng
theo các hình thức tự nhiên mà không cần dầm hoặc trụ cột
nhìn thấy được, loại bỏ tính hình học tuyến tính và cứng nhắc.
Thiết kế hữu cơ – Organic Design ngày càng dễ dàng tạo ra hơn
nhờ công nghệ in 3D, trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề
sinh thái. Nội thất hữu cơ hiện đại chú ý đến vấn đề tiết kiệm
năng lượng, sử dụng vật liệu tự nhiên, nguồn tài nguyên tái tạo
và tái chế, hỗ trợ nền kinh tế địa phương và rất phù hợp với
những ngôi nhà được thiết kế với mục đích có lợi cho sức khỏe.

- Thiết kế hữu cơ – Organic Design được phổ biến bởi bậc thầy
kiến trúc Frank Lloyd Wright (1867–1959), người cho rằng
hình thức đi theo chức năng và thống nhất với môi trường
xung quanh. Các tác phẩm điêu khắc của Henry Moore và
kiến trúc Antonio Gaudi cũng là những tác phẩm thể hiện xu
hướng Thiết kế hữu cơ – Organic Design.
Kiến trúc Frank Lloyd Wright

- Một trong những tác phẩm đại diện Thiết kế hữu cơ –

Organic Design phải kể đến Go Chair của người được mệnh


danh dẫn đầu về hữu cơ “Captain Organic” Ross Lovegrove.
Chiếc ghế của ông được cho là mô phỏng theo đường cong
của hộp sọ cá sấu. Sự thoải mái và dễ chịu mà Go Chair
mang lại từ hình thức mang tính tương lai của nó.

Ross Lovegrove

Go Chair

Chiếc ghế Lovegrove cũng là một kiểu mẫu Thiết kế hữu cơ –


Organic Design đáng học hỏi từ nhà thiết kế Verner Panton. Tác
phẩm này hiển thị sự hồi sinh bầu không khí của các câu lạc bộ
trẻ những năm 1970s trên thế giới.

Lovegrove – Verner Panton

DESIGN HIỆN ĐẠI (Mỹ)


Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người
nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị
chính trị du nhập vào đất nước này. Họ cung cấp cho người Mĩ một
sự giới thiệu trực tiếp tới tiền tiến Âu châu. Thập kỉ 1940 đã thấy
những bước đầu của một lối tiếp cận Mĩ với thiết kế Hiện đại.
Trong lúc tự do vay mượn từ sản phẩm của những nhà thiết kế đồ
hoạ châu Âu, người Mĩ thêm vào những hình thức và ý niệm mới.
Giống như cách Paris đã tiếp thu những ý tưởng và hình ảnh mới
vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, thành phố New York từng là
một vườn ươm văn hoá vào giữa thế kỉ 20. Nó nuôi dưỡng sáng
tạo và môi trường bấy giờ của nó đã thu hút những cá nhân có tài
năng lớn và giúp họ nhận ra tiềm năng của mình – tạo ra “trường
phái New York” (New York School).

Thiết kế châu Âu thường mang tính lí thuyết và có tính cấu trúc


cao; trong khi đó, thiết kế Mĩ thực dụng, trực quan, và ít trang
trọng hơn trong cách tiếp cận tổ chức không gian. Những khía
cạnh độc đáo của văn hoá và xã hội Mĩ đã hình thành nên cách
tiếp cận Mĩ với thiết kế Hiện đại. Giai đoạn thiết kế đồ hoạ kiểu Mĩ
này bắt đầu với những gốc rễ châu Âu mạnh mẽ trong những năm
1940, đạt được danh tiếng quốc tế vào những năm 1950, và tiếp
diễn cho đến những năm 1960.

Tác giả Paul Rand


Nhiều hơn bất kì nhà thiết kế người Mĩ nào khác, Paul Rand (1914-
96) đã khởi xướng cách tiếp cận của người Mĩ đối với thiết kế Hiện
đại. Khi hai mươi ba tuổi, Rand bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong sự
nghiệp thế kế với tư cách là nhà thiết kế quảng bá và biên tập cho
các tạp chí Apparel Arts, Esquire, Ken, Coronet, và Glass
Packer. Những thiết kế bìa tạp chí của ông đã phá vỡ truyền
thống thiết kế ấn phẩm của Mĩ. Kiến thức toàn diện về phong trào
Hiện đại.
- Sự tươi vui, động năng thị giác, và cái bất ngờ thường tìm
thấy lối vào trong tác phẩm của Rand. Một trang bìa tạp chí
Direction cho thấy vai trò quan trọng của sự tương phản hình

ảnh và biểu tượng trong các thiết kế của ông. Một thẻ Giáng
Sinh hình chữ nhật sắc nét với chữ viết tay ở trên tương phản
rõ rệt với dòng chữ in khuôn (stencil) của logo trên một yếu
tố cắt dán bị rách mép; một gói quà Giáng Sinh được bọng
bằng dây thép gai thay vì ruy băng là một lời nhắc nhở
nghiệt ngã về sự lan rộng của chiến tranh toàn cầu. Rand coi
việc cắt dán và ghép dựng hình như một phương tiện để đưa
các khái niệm, hình ảnh, kết cấu, và thậm chí cả đồ vật
thành một tổng thể gắn kết. Bìa tạp chí Direction (12/1940) – Paul
Rand. Các chấm đỏ mơ hồ về mặt biểu tượng, trở thành trang trí Giáng Sinh
hoặc giọt máu.
- Rand hiểu được giá trị của những dấu hiệu và biểu tượng
bình thường, được hiểu rộng rãi, như
những công cụ để diễn dịch ý tưởng
thành truyền thông thị giác. Để thành
công thu hút khán giả và truyền thông
một cách dễ nhớ, ông biết rằng nhà
thiết kế cần phải thay đổi và đặt các
dấu hiệu và biểu tượng kế nhau. Đôi
khi cần phải diễn giải lại thông điệp để
biến cái bình thường thành phi thường.
Sự tương phản thị giác gợi cảm đã
đánh dấu tác phẩm của ông. Ông chơi
màu đỏ cạnh màu xanh, hình dạng
hữu cơ cạnh kiểu chữ hình học, sắc độ
nhiếp ảnh cạnh các mảng màu phẳng,
những cạnh cắt xé nham nhở cạnh hình thức sắc nét, và mẫu
hoạ tiết từ kiểu chữ cạnh màu trắng. Thêm vào đó, Rand còn
chấp nhận rủi ro khi khám phá những ý tưởng chưa được
chứng minh. Trong thiết kế áp phích của ông cho Viện Nghệ
thuật Đồ hoạ Hoa Kì, thiết kế trở thành một vở diễn và gợi
lên ý niệm vị lai về tính đồng hiện.

Áp phích cho Viện Nghệ thuật Đồ hoạ Hoa Kì (American Institute of Graphic Art –
AIGA) (1968) – Paul Rand. Một cụm “A.I.G.A” chơi trốn tìm trên nền xanh lá, trong
khi một khuôn mặt hề làm điều tương tự với một sự trừu tượng hữu cơ.

- Từ năm 1941 đến năm 1954, Paul


Rand áp dụng phương pháp thiết kế
của mình tại công ti quảng cáo
Weintraub. Sự hợp tác của ông với nhà
viết quảng cáo Bill Bernbach (1911-82)
đã trở nguyên mẫu cho nhóm làm việc
nghệ thuật/nội dung phổ biến hiện
nay, hợp tác chặt chẽ với nhau để tạo
một sự tích hợp tổng hợp của hình ảnh
và ngôn từ. Các chiến dịch mà họ tạo
ra cho khách hàng, bao gồm cả cửa hàng bách hoá Ohrbach,
có cách chơi chữ và câu đùa mang tính giải trí được hỗ trợ
bởi sự kết hợp khó ngờ giữa nhiếp ảnh, tranh vẽ, và biểu
tượng của Rand. Hình ảnh củng cố tiêu đề về mặt thị giác.

Bìa cuốn Thoughts on Design (1946) – Paul Rand. Một quang đồ, với nhiều
bản phơi sáng của một bàn tính đặt trên giấy ảnh trong phòng tối, trở thành
một ẩn dụ của quy trình thiết kế – những yếu tố chuyển động xung quanh để
bố cục không gian – và cung cấp một bản ghi thị giác về quy trình

-Trí tuệ nhân tạo AI (artificial intelligence) đã trở thành một khái niệm
thông dụng trong nhiều ngành công nghiệp và đối với thế giới thiết kế
cũng không ngoại lệ. Khoảng cách giữa các nhà thiết kế và các nhà phát
triển đang ngày càng được thu hẹp, những cuộc trò chuyện giữa họ xoay
quanh tác động của AI, Machine Learning (Máy học), Deep
Learning (Học sâu), VR (Virtual Reality – Thực tế ảo), AR (Augmented
reality – Thực tế ảo tăng cường) và MR (Mixed Reality – Thực tế hỗn
hợp).

Ví dụ
Poster được thiết kế bằng AI nhìn chung vô cùng bắt mắt, thiết kế sáng
tạo, biến đổi theo từng chủ đề,….

Trí tuệ nhân tạo có khả năng sao chép và tạo nên những hình ảnh thiết
kế phong phú hợp thời đợi và có khi còn vượt thời đại. AI kết hợp những
hình ảnh sẵn có và tạo nên những hình ảnh mà chính con người còn chưa
tưởng tượng ra được.
Những poster độc đáo được AI tạo ra vô cùng nhanh chóng và kết quả
nhận lại cũng vô cùng đẹp mắt.

AI còn tạo ra cả 1 kho tàng tài nguyên ảnh để chúng ta sử dụng.

Tuy nhiên AI không thể nào đúng 100%, đôi lúc nó cũng tạo ra những
sản phẩm bất hợp lý, kì quặc như trong Video Highlight medley của
nhóm nhạc Illit, họ đã bị phát hiện dùng AI bởi những hình ảnh xuất
hiện trong video bị nhận xét là khá kì là, sai phối cảnh, thiếu đường nét.
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC -Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong thiết kế đồ
họa mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp đồ họa.

Đầu tiên, sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp tăng tốc độ sản xuất. Các công
nghệ AI có thể tạo ra các sản phẩm đồ họa một cách tự động và nhanh
chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên và tăng năng suất cho
công ty.

Thứ hai, sử dụng trí tuệ nhân tạo cải thiện độ chính xác và tính đồng
nhất của sản phẩm. Các công nghệ AI có thể phát hiện và sửa lỗi hình
ảnh một cách nhanh chóng và tự động, giúp giảm thiểu sai sót trong sản
phẩm.

Thứ ba, sử dụng trí tuệ nhân tạo giảm chi phí sản xuất. Các công nghệ
AI giúp tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tự động hóa một số công
việc cần thiết để tạo ra sản phẩm, từ đó giảm thiểu số lượng nhân viên
cần thiết và giảm chi phí sản xuất.

Cuối cùng, sử dụng trí tuệ nhân tạo đa dạng hóa sản phẩm. Các công
nghệ AI giúp tạo ra các sản phẩm đồ họa phong phú và đa dạng hơn, từ
đó giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

KHUYẾT ĐIỂM: Mặc dù việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể giúp giảm
thời gian và chi phí, tuy nhiên, nó có thể mất đi sự sáng tạo và tính độc
đáo của các tác phẩm. Thiết kế là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo mà
tư duy sáng tạo thì không máy móc nào có thế làm tốt hơn con người cả.

Trí tuệ AI không thể thay thế hoàn toàn nhà thiết kế đồ họa vì nó chỉ có
thể sản xuất các sản phẩm theo một số quy tắc và mẫu cố định, trong khi
đó nhà thiết kế đồ họa lại có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang
tính sáng tạo cao hơn.

Hơn nữa, AI cũng cần có những dữ liệu đầu vào chính xác và đầy đủ để
đưa ra quyết định chính xác, nếu không, kết quả sẽ không đạt được hiệu
quả như mong đợi.
Ngoài ra, các thuật toán học máy hiện tại còn đang đối mặt với một số
vấn đề kỹ thuật khi được sử dụng để thiết kế đồ họa. Các hạn chế trong
việc xử lý các yếu tố khác nhau của thiết kế đồ họa như màu sắc, chi tiết,
cấu trúc,… cũng gây khó khăn trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào
thiết kế đồ họa.

Kết luận

Tóm lại, trí tuệ nhân tạo AI là một công cụ giúp các nhà thiết kế đồ họa
có nhiều giải pháp hơn trong công việc tuy nhiên việc lạm dụng AI quá
mức là điều không nên, vì với những sản phẩm đồ họa cần sự sáng tạo
chẳng hạn như logo,… thì sự khác biệt, độc đáo, sáng tạo là điều vô
cùng quan trọng để tạo nên giá trị cho sản phẩm.

You might also like