Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Viết Tuyển”
Dòng 63: | Dòng 63: | ||
Ngô Văn Sở thu quân về Thăng Long, gặp lúc bất hòa với Vũ Văn Nhậm biên thư về Phú Xuân cho Nguyễn Văn Huệ. Hoàng Viết Tuyển thế cùng ra Thăng Long xin hàng với Vũ Văn Nhậm, bị bắt tống giam chờ xét hỏi. Nguyễn Văn Huệ ra Thăng Long, giết Vũ Văn Nhậm. Nhân xét hỏi tội trạng của Hoàng Viết Tuyển, cho là không thật tâm hàng, đem ra giết. Mẹ của Ngọc Hân công chúa, vốn chịu ân của Hoàng Viết Tuyển có cầu xin, nhưng không được. |
Ngô Văn Sở thu quân về Thăng Long, gặp lúc bất hòa với Vũ Văn Nhậm biên thư về Phú Xuân cho Nguyễn Văn Huệ. Hoàng Viết Tuyển thế cùng ra Thăng Long xin hàng với Vũ Văn Nhậm, bị bắt tống giam chờ xét hỏi. Nguyễn Văn Huệ ra Thăng Long, giết Vũ Văn Nhậm. Nhân xét hỏi tội trạng của Hoàng Viết Tuyển, cho là không thật tâm hàng, đem ra giết. Mẹ của Ngọc Hân công chúa, vốn chịu ân của Hoàng Viết Tuyển có cầu xin, nhưng không được. |
||
''Trước kia, nhà vua đi Vị Hoàng, là dựa vào Viết Tuyển. Đến đây, tướng giặc, [[Ngô Văn Sở]], đem binh từ Thăng Long xuôi dòng sông, xuống đánh. Viết Tuyển đem chu sư đón đánh ở cửa sông Hoàng Giang. Khi quân hai bên đương giao chiến, thì Văn Sở trói cha và vợ của Viết Tuyển bêu ra đầu thuyền cho biết. Viết Tuyển trông thấy, vật vã kêu khóc, không dám chiến đấu với Văn Sở nữa, rồi rút quân về sông Vị Hoàng. |
''Trước kia, nhà vua đi Vị Hoàng, là dựa vào Viết Tuyển. Đến đây, tướng giặc, [[Ngô Văn Sở]], đem binh từ Thăng Long xuôi dòng sông, xuống đánh. Viết Tuyển đem chu sư đón đánh ở cửa sông Hoàng Giang. Khi quân hai bên đương giao chiến, thì Văn Sở trói cha và vợ của Viết Tuyển bêu ra đầu thuyền cho biết. Viết Tuyển trông thấy, vật vã kêu khóc, không dám chiến đấu với Văn Sở nữa, rồi rút quân về sông Vị Hoàng.'' |
||
Nhà vua được tin Viết Tuyển thua trận, hối hả dời thuyền lui đóng ở Quần Anh. Chiều tối, Viết Tuyển cũng đem chu sư tiếp đến. Đêm đó, gió to, bão lớn, trời tối mịt mờ, thuyền bè lênh đênh xiêu giạt, lạc lõng lẫn nhau. Thuyền ngự trôi vào Thiết Giáp cảng ở Thanh Hoa. Viết Khang, không rõ chung cục ra sao. Viết Tuyển cũng giạt vào cửa Cần Hải, sau ra Thăng Long, đầu hàng giặc bị giặc giết chết.'' (Cương mục, tr 991). |
''Nhà vua được tin Viết Tuyển thua trận, hối hả dời thuyền lui đóng ở Quần Anh. Chiều tối, Viết Tuyển cũng đem chu sư tiếp đến. Đêm đó, gió to, bão lớn, trời tối mịt mờ, thuyền bè lênh đênh xiêu giạt, lạc lõng lẫn nhau. Thuyền ngự trôi vào Thiết Giáp cảng ở Thanh Hoa. Viết Khang, không rõ chung cục ra sao. Viết Tuyển cũng giạt vào cửa Cần Hải, sau ra Thăng Long, đầu hàng giặc bị giặc giết chết.'' (Cương mục, tr 991). |
||
==Nhận định== |
==Nhận định== |
Phiên bản lúc 05:52, ngày 12 tháng 1 năm 2013
Hoàng Viết Tuyển: danh tướng thời Hậu Lê - Tây Sơn
Xuất thân
Hoàng Viết Tuyển người xã Vạn Phân, huyện Đông Thành trấn Nghệ An. Ông là thuộc tướng của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đồng môn với Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc mất, Hoàng Đình Bảo bấy giờ đang làm Trấn thủ Nghệ An được triệu về triều để làm A Bảo cho Thế tử Trịnh Cán. Sau khi Trịnh Cán lên ngôi, Hoàng Đình Bảo là đại thần phụ chính, lấy Hoàng Đình Bảo làm tâm phúc coi việc quân ở Sơn Nam, Nguyễn Hữu Chỉnh coi việc quân ở Nghệ An.
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh hàng Tây Sơn
Kiêu binh nổi loạn, phế Trịnh Cán lập Trịnh Tông. Hoàng Đình Bảo bị giết, Hoàng Viết Tuyển hay tin, đi thuyền về Nghệ An báo tin cho Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh thất bại trong việc thuyết phục Trấn thủ Nghệ An Vũ Tá Dao chống lại triều đình ở Bắc Hà, cuối cùng hai người đem một đám thủy quân vượt biển về hàng Tây Sơn.
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục viết:
Đến nay, binh lính trong kinh thành nổi loạn, môn hạ của Hữu Chỉnh là Hoàng Viết Tuyển từ Sơn Nam vượt biển vào báo cho Hữu Chỉnh biết việc ấy. Hữu Chỉnh bàn với trấn thủ Vũ Tá Dao. Tá Dao là em rễ Hoàng Đình Bảo, hỏi Chỉnh: "Bây giờ bàn tính thế nào?" Hữu Chỉnh nói: "Trấn Nghệ An này giáp giới Thanh Hoa, Thuận Hóa, mà Hoàng Đình Thể, phó tướng Phú Xuân, Khôi Thọ đồn tướng Động Hải, đều là thuộc tướng của tiên công3 ta, cùng ta có tình nghĩa đồng châu4. Nay tướng công nên viết mật thư bảo Đình Thể, để Đình Thể dùng kế giết viên đại tướng đi mà chiếm lấy thành, thì tất nhiên Khôi Thọ sẽ đem Động Hải hưởng ứng về ta. Về phần ta, thì tướng công chiếm lấy trấn Nghệ An này, cùng họ gắn bó như môi với răng, rồi chặn lấp con đường Hoàng Mai, đóng trọng binh ở Quỳnh Lưu, làm kế cố thủ. Còn việc phòng thủ mặt biển, tôi tự xin đảm đang. Nếu tướng công làm được như thế, không những thoát khỏi họa hoạn mà tất có công lao phi thường".Tá Dao nói: "Ta không thể làm việc ấy được, xin nghĩ kế thứ hai". Hữu Chỉnh nói: "Trừ kế ấy ra, chỉ còn cách bỏ trấn này mà đi thôi". Tá Dao nói: "Đi đâu bây giờ?" Hữu Chỉnh lại nói: "Thiên hạ có hàng vạn nước, lo gì không có chỗ nương thân? Nếu còn trù trừ một chút, thì đạo quân phái đi bắt, sẽ kéo đến ngay bây giờ đấy". Tá Dao còn ngẫm nghĩ chưa quả quyết đường nào. Hữu Chỉnh bèn về nhà, cùng Hoàng Viết Tuyển dắt díu gia quyến vượt biển chạy vào Quy Nhơn, đầu hàng Văn Nhạc. Văn Nhạc được Hữu Chỉnh mừng lắm, đãi làm bậc thượng khách. (Cương Mục, tr 956)
Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc hết sức trọng dụng Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bày mưu cho Tây Sơn đánh lấy Thuận Hóa rồi thuyết phục Nguyễn Văn Huệ đánh lấy Bắc Hà. Sau khi Tây Sơn hạ Bắc Hà và rút quân về Thuận Hóa, Nguyễn Hữu Chỉnh được giao ở lại giữ Nghệ An.
Hoàng Viết Tuyển phụ giúp Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại giữ Nghệ An. Bấy giờ ngoài Hoàng Viết Tuyển, thủ hạ của Nguyễn Hữu Chỉnh còn có các tướng Nguyễn Như Thái, Nguyễn Viết Khang, Lê Duật, Nguyễn Đình Viện. Trịnh Bồng dựa các thế lực cũ của Liêu phủ, tiến về Thăng Long dựng lại cơ đồ họ Trịnh, khống chế Chiêu Thống Hoàng Đế. Chiêu Thống đành sai người về Nghệ An tuyên triệu Nguyễn Hữu Chỉnh về dẹp loạn.
Nguyễn Hữu Chỉnh quyền biến, giả chiếu vua tự lập đạo quân Vũ Thành. Sai Hoàng Viết Tuyển lãnh đạo thủy binh,Nguyễn Như Thái lãnh bộ binh tiến đánh Thăng Long. Quân của Nguyễn Hữu Chỉnh đánh bại tướng Bùi Thế Toại trấn thủ Nghệ An (Bùi Thế Toại là con Đoan Quận công Bùi Thế Đạt, giết Mãn Trung hầu Lê Trung Nghĩa trấn thủ Thanh Hoa, bắt sống Đốc thị Phan Huy Ích. Các tướng Trịnh là Dương Trọng Tế, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ đều rút quân khỏi Thăng Long, bỏ rơi Yến Đô vương Trịnh Bồng.
Chiêu Thống Hoàng Đế trọng dụng Nguyễn Hữu Chỉnh, phong làm Bằng công, Đại Tư đồ. Các tướng dưới quyền đều được phong thưởng.
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục viết:
Nguyễn Hữu Chỉnh vào chầu, nhà vua dụ bảo rằng: "Hiện nay giúp trẫm dẹp loạn, để đi đến thái bình, chỉ trông cậy vào nhà ngươi". Bèn bổ giữ chức Bình chương quân quốc trọng sự, Đại tư đồ, phong tước Bằng trung công; con là Nguyễn Hữu Du và thân thuộc là Nguyễn Khuê đều cầm quân, được phong tước hầu; tướng bộ thuộc là bọn Hoàng Viết Tuyển đều được thăng chức có từng đẳng cấp khác nhau. (Cương Mục, tr 974). (Sau Nguyễn Hữu Chỉnh được tấn phong Nhất tự công là Bằng công).
Chống lại Tây Sơn, tự lập ở Bắc Hà
Nguyễn Hữu Chỉnh ly khai Tây Sơn, toan tự lập ở Bắc Hà. Ngoài mặt vẫn giữ giao hảo với Tây Sơn nhưng nhanh chóng phát triển thế lực, tiêu diệt họ Trịnh. Hoàng Viết Tuyển đóng vai trò thống soái quan trọng trong nhiều chiến dịch chống thế các tướng họ Trịnh như đánh bắt và giết Dương Trọng Tế ở Gia Lâm, đánh bại Nguyễn Trọng Mại ở Quế Võ, đánh bại Trần Mạnh Khuông ở Đông Hồ, đánh đuổi Đinh Tích Nhưỡng ở Lục Khẩu. Do đó, ông được phong tước Quang Quận công, Trấn thủ Sơn Nam. Về danh vọng và uy quyền chỉ đứng sau mỗi Nguyễn Hữu Chỉnh ở Bắc Hà.
Trước kia, Dương Trọng Khiêm từ Bình Vọng chạy đi Lạc Đạo, cùng với cháu là Dương Vân và môn sinh là Nguyễn Mậu Nễ mộ quân ở Gia Lâm, đắp lũy từ Như Kinh đến Phú Thị, chia quân đóng giữ. Trọng Khiêm lại truyền hịch đi các huyện hẹn nhau cùng khôi phục cơ nghiệp chúa Trịnh. Hữu Chỉnh sai tướng là bọn Hoàng Viết Tuyển đi đánh. Viết Tuyển lùa quân rầm rộ tiến lên, bốn mặt cùng bắn vào quân Trọng Khiêm. Bị bại trận, Trọng Khiêm đang đêm lẫn trốn, bị dân xã Ngọc Xá ở ấp bên cạnh bắt được, giải đến kinh đô. Nhà vua hạ chiếu kể tội Trọng Khiêm, đại lược nói: "Làm tôi mà phản vua, thì suốt vòng rời đất không đâu dong tha được; tội danh nó là giặc, thì người trong nước ai cũng có quyền giết đi". Rồi sai bắt Trọng Khiêm làm tù binh đem dâng ở nhà thái học, giết chết. (Cương Mục, tr 979).
Trước đây, Trịnh Bồng chạy đi Quế Ổ, cùng với bọn cựu tướng Nguyễn Trọng Mại là chỗ ngoại thích, chia đồn cố giữ. Lại sai thuộc tướng là Đắc Vũ (không rõ họ) giữ lũy Đông Hồ để làm bình phong che đỡ. Hữu Chỉnh sai bọn Nguyễn Như Thái đi đánh: Bồng bị thua, chạy đi Hải Dương. Đinh Tích Nhưỡng đưa Trịnh Bồng lên làm bung xung, lại mộ quân ở miền ven biển như Hoa Phong, Vân Đồn, và Đồ Sơn, được đến vài vạn người và hơn trăm chiếc thuyền, tiến đóng ở Bắc Trạch thuộc Sơn Nam. Trước kia, tình thế Trịnh Bồng ngày một cùng quẫn, có gỡi thư cho bình chương Trương Đăng Quỹ xin đến cửa cung khuyết để tạ tội. Đăng Quỹ đưa ý đó tâu nhà vua biết. Nhà vua sai Đăng Quỹ đạo nghinh sứ để đi đón Bồng. Bấy giờ Lân Dương hầu Phạm Đình Thiện cũng mưu tính đón Bồng để hiệu triệu hào mục, dấy quân đánh Hữu Chỉnh: thuyền bè san sát, ngược dòng sông tiến lên. Đăng Quỹ không đi đón được, phải quay về, Bồng lại sai người bí mật đem thư vào kinh đô, dặn bầy tôi cũ là Bùi Nhuận làm nội ứng. Việc này lộ liễu. Hữu Chỉnh tâu xin nhà vua cho giết Nhuận và sai Hoàng Viết Tuyển, trấn thủ Sơn Nam, đem nhiều quân và thuyền chiến đi đánh. Khi Viết Tuyển kéo đến sông Ngô Đồng, thì Đình Thiện và Tích Nhưỡng đem các thuyền biển ra nghinh chiến. Gặp bấy giờ có gió đông nam thổi lộng, bọn Đình Thiện đỗ bộ, muốn nhân chiều gió xuôi để giao chiến, nhưng quân lính đều ô hợp, không có tinh thần chiến đấu. Khi đã lên cạn, quân lính tranh cướp lấy đường mà chạy, do đó quân đều tan vỡ. Viết Tuyển nhân đó đánh bại được địch; Tích Nhưỡng chỉ chạy được thoát thân. Đình Thiện đem Bồng chạy đi Đông Quan. Hào mục ở đó là Trần Mạnh Khuông họp quân lại để tiếp ứng Bồng, rồi đem Bồng vào đóng đồn ở Bái Hạ, đắp lũy, đào hào, làm kế liều chết cố giữ. Bọn Viết Tuyển đi đánh vài tháng không hạ được. Tình thế trong quân Viết Tuyển hơi nao núng. (Cương Mục, tr 981).
Nhà vua bèn sai hoàng đệ Lê Duy Trù đem thân quân cấm vệ đi đốc chiến và dùng nội hàn Bùi Dương Lịch làm tham tán việc quân. Bọn Hoàng Viết Tuyển hay tin Duy Trù sắp đến, e công lao sẽ không về mình, bèn cùng Nguyễn Như Thái hợp quân đánh kẹp lại. Bọn Viết Tuyển trèo lũy kéo lên: Mạnh Khuông phải chạy đi Tứ Kỳ. Hoàng Viết Tuyền tung quân ra đốt và cướp, làm cho một dãy ven sông huyện Đông Quan trở thành đất trọc. (Cương Mục, tr 981).
Nguyễn Văn Huệ bấy giờ là Bắc Bình vương của Tây Sơn, muốn khống chế cục diện Bắc Hà, phái các tướng Tả quân Đại Đô đốc Vũ Văn Nhậm, Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân và các tướng Đô đốc Nguyễn Văn Hòa, Đặng Tiến Giản bắc tiến. Để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh phái các tướng theo đường bộ chặn đường quân Tây Sơn, sai người đi Sơn Nam phái Hoàng Viết Tuyển đem thủy binh đánh bọc hậu.
Bất hòa với Nguyễn Hữu Chỉnh gây thất bại
Hoàng Viết Tuyển cũng như các tướng khác đều có gia quyến ở Nghệ An bị quân Tây Sơn bắt làm con tin. Vũ Văn Nhậm sai người đến dụ hàng, Hoàng Viết Tuyển chần chờ không phát thủy binh, có ý xin hàng Tây Sơn. Lại sai người về Thăng Long xin với Nguyễn Hữu Chỉnh phát cho 18 tờ đạo sắc không ghi tên (không đầu sắc) để phong tước Quận công cho các thuộc hạ. Nguyễn Hữu Chỉnh nổi giận không chịu. Chiêu Thống đành lấy Đinh Nhạ Hành làm Kỳ đạo tướng quân và Lê Quýnh đem một cánh quân ra Sơn Nam để chặn đường quân Tây Sơn, phái Bùi Bật Trực đi thuyết Hoàng Viết Tuyển xuất quân.
Cuối cùng Hoàng Viết Tuyển vẫn không chịu xuất quân khiến quân Bắc Hà đại bại. Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy ra ngoài mưu cần vương, Nguyễn Hữu Chỉnh bại trận bị đưa về Thăng Long bắt giết. Vũ Văn Nhậm vào Thăng Long, lập Lê Duy Cận làm Giám quốc.
Nhưng cả Bắc Hà đại loạn, cả hai phe Hậu Lê và Trịnh đều tụ quân đánh lại Tây Sơn. Trấn thủ An Quảng Nguyễn Viết Khang đem thủy binh về Sơn Nam hợp với Hoàng Viết Tuyển. Các thuộc tướng ép Hoàng Viết Tuyển theo Hậu Lê, xuất binh đánh Tây Sơn.
Nguyễn Viết Khang đánh bại quân giặc ở Lục Giang, rồi tiến vây tướng giặc tên là Quỳnh (Quỳnh Ngọc hầu, theo Lê Quý kỷ sự) ở Hiến Doanh, nhưng không hạ được. Sau đó, Viết Khang rút quân về Vị Hoàng. Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh đã thua, thuộc tướng là Hoàng Viết Tuyển vì có vợ con đều để làm con tin ở nơi giặc, nên cứ đóng quân yên một chỗ, không nhúc nhích, định tâm đợi Văn Huệ đến, sẽ xin đầu hàng. Nguyễn Viết Khang, trấn thủ Yên Quảng, được tin Thăng Long thất thủ, bèn đem chu sư đến Sơn Nam hội với Viết Tuyển, tôn viết Tuyển làm thống soái, họp quân lại để đánh giặc. Viết Tuyển chần chừ, không quả quyết. Viết Khang rút gươm, gào khóc, nói: "Kinh thành thì thất thủ, vua cha thì lặn lội trong đám bụi trần: ấy là lỗi ai? Hiện nay, dưới quyền tướng quân, những người bộ hạ đều có lòng hăng hái, vậy không đánh còn đợi gì?" Tướng tá của Viết Tuyển cũng hầm hầm trừng mắt nhìn. Bất đắc dĩ, Viết Tuyển bèn cùng Viết Khang kéo quân từ Vị Hoàng đến cửa Luộc (Lục Giang). Bấy giờ, tướng của giặc, tên là Quỳnh, đóng giữ Hiến Doanh, được tin bọn Viết Tuyển sắp kéo đến, bèn đem cả hơn 200 chiếc vừa chiến thuyền vừa thương thuyền vừa tước được, lùa hết bộ binh xuống thuyền để nghênh chiến. Bọn Viết Tuyển chia thuyền biển làm mười hàng, đầu thuyền đặt khẩu pháo lớn luân chuyển lần lượt cùng bắn ra, phá hoại luôn được hơn mười chiếc thuyền địch. Giặc cố sức đánh, không chịu lui. Viết Khang nhân chiều gió thuận, buồm giương căng, thẳng xông sang phía thuyền địch. Thuyền địch nhỏ, đều chìm đắm, quân địch đỗ vỡ tan tành, bỏ hết thuyền bè và khí giới, nhào xuống nước lẫn trốn. Quỳnh chỉ kịp chạy được thoát thân, chạy về Hiến Doanh, đóng cửa lũy, cố thủ. Bọn Viết Tuyển chia quân ra đánh. Thanh thế quân sĩ rất lừng lẫy. Ở Sơn Nam nhiều hào kiệt đều hưởng ứng và dân chúng đều cung đốn tiền của, lương thực để giúp vào việc quân. Vũ Văn Nhậm được tin Quỳnh thua, kéo đại binh ở Thăng Long đến cứu viện, đắp thêm lũy ở đê sông Nhị, hồ Bán Nguyệt, vạn Xích đằng để phòng thủ. Viết Tuyển vây đánh mãi không hạ được. (Cương Mục, tr 986).
Hoàng Viết Tuyển đành phải xuất binh đánh Tây Sơn, vây đánh trấn thành Sơn Nam. Tướng Tây Sơn là Quỳnh Ngọc hầu Đặng Giản (ghi vấn là Đặng Tiến Giản - Đặng Tiến Đông) thua trận bị bao vây. Các tướng Hậu Lê đem binh đến hợp với Hoàng Viết Tuyển, binh thế lên khá mạnh.
Có mưu sĩ hiến kế cho Hoàng Viết Tuyển chia nữa binh ở lại vây Sơn Nam, một nữa kéo ra lấy Thăng Long. Hoàng Viết Tuyển không nghe. Vũ Văn Nhậm phái Đô đốc Nguyễn Văn Hòa đem bộ binh từ Thăng Long đi cứu ứng Sơn Nam, Đô đốc Vũ Văn Dũng (Nguyễn Dũng) đem thủy binh vòng qua Thái Bình đánh mặt sau hậu phương của Hoàng Viết Tuyển. Hoàng Viết Tuyển lo sợ, giải vây Sơn Nam, rút về miền ven biển Sơn Nam.
Có người khuyên Viết Tuyển: "Giặc từ sau khi thua trận ở sông Luộc (Lục Giang), thuyền bè mất sạch; chúng ta riêng nắm được thế thuận lợi ở trong sông lớn. Bây giờ, chia bằng ta để một tướng ở lại đây để kìm chân giặc Quỳnh khiến chính hắn phải tự lo lấy việc phòng thủ. Còn tướng quân thì thân hành đem đại đội chu sư, tiến lên chiếm giữ bờ phía Bắc bên thành Thăng Long, cắt lấy nửa đất trung nguyên, Như thế thì các hào kiệt vùng đông bắc tự nhiên đều hưởng ứng, đất đai trong mấy trấn có thể không đánh mà bình định được. Bấy giờ mới đón rước thiên tử , kiến lập triều đình, có thể làm xong việc lớn. Nếu tướng quân chỉ ngồi giữ Sơn Nam, đánh vào chỗ chắc của địch, uổng phí ngày giờ, làm hao sức quân, tốn kém tiền của: thế là tự mình thắt bó sức mình lại, chứ không phải là kế hay đâu". Viết Tuyển không cho những lời nói đó là phải, lại tăng thêm quân để đánh Quỳnh. Quỳnh đóng cửa lũy, cố thủ. Đánh đến vài tháng. Viết Tuyển không hạ được. Gặp bấy giờ Vũ Văn Nhậm sai một tướng khác từ Thăng Long, do đường bộ Châu Cầu đi tắt xuống Vị Hoàng để vây vòng lấy phía sau Viết Tuyển. Lại sai Chiêu viễn tướng quân Nguyễn Dũng đem quân từ Hải Dương đánh chiếm lấy các phủ Thái Bình, Tiên Hưng. Viết Tuyển sợ rằng một khi đường bộ nếu mất vào tay địch, thì thủy quân khó lòng giữ vững một mình. Viết Tuyển bèn rút quân về Vị Hoàn, cầm cự với địch. (Cương Mục, tr 986).
Chiêu Thống ở ngoài mưu cần vương nhưng liên tiếp thất bại, cuối cùng chạy về với Hoàng Viết Tuyển. Vũ Văn Nhậm phái các tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Tuyết, Vũ Văn Dũng đem binh chia hai đường thủy lục tiến đến đánh quân dinh của Hoàng Viết Tuyển, phóng hỏa đốt doanh trại. Hoàng Viết Tuyển xuất quân ứng chiến nhưng quân Tây Sơn trói cha và vợ của Hoàng Viết Tuyển ở đầu thuyền. Hoàng Viết Tuyển không dám đánh đành rút về Thiết Cảng. Đại quân đại loạn tan vỡ, nhiều tướng tử trận. Gặp lúc bão lớn nỗi lên, Chiêu Thống và Hoàng Viết Tuyển lạc nhau.
Bấy giờ nhà vua long đong, hết xuống Đông lại sang Bắc, đến đâu cũng được hào kiệt và nghĩa binh ở đó theo như về chợ, nhưng những người theo đó đều là các con em nơi hương thôn, không quen chiến đấu trận mạc, hễ gặp giặc thì liền thua. Được tin Viết Tuyển ở Sơn Nam, thanh thế lừng lẫy, nhà vua muốn đi đến để nương nhờ Viết Tuyển. Gặp lúc ấy Viết Tuyển cho người ruổi ngựa đến tâu xin nhà vua để úy lạo quân sĩ để tác động tinh thần của họ, nhà vua bèn từ Thủy Đường vượt biển đi Chân Định. Viết Tuyển thân hành đi đón và yết kiến. Nhà vua vỗ về yên ủi càng hơn, rồi tiến đóng ở Vị Hoàng. Bấy giờ Đinh Nhạ Hành cũng đem quân đến hội. Viết Tuyển mời nhà vua ở lại trong quân. Nhà vua hạ chiếu khen ngợi và úy lạo các quân sĩ, cho những nghĩa binh đã đi hộ tống ngự giá đều trở về chỗ cũ của họ, tiếp ứng với bọn Trần Đĩnh để toan tính đánh lấy Hải Dương. (Cương mục, tr 989).
Ngô Văn Sở thu quân về Thăng Long, gặp lúc bất hòa với Vũ Văn Nhậm biên thư về Phú Xuân cho Nguyễn Văn Huệ. Hoàng Viết Tuyển thế cùng ra Thăng Long xin hàng với Vũ Văn Nhậm, bị bắt tống giam chờ xét hỏi. Nguyễn Văn Huệ ra Thăng Long, giết Vũ Văn Nhậm. Nhân xét hỏi tội trạng của Hoàng Viết Tuyển, cho là không thật tâm hàng, đem ra giết. Mẹ của Ngọc Hân công chúa, vốn chịu ân của Hoàng Viết Tuyển có cầu xin, nhưng không được.
Trước kia, nhà vua đi Vị Hoàng, là dựa vào Viết Tuyển. Đến đây, tướng giặc, Ngô Văn Sở, đem binh từ Thăng Long xuôi dòng sông, xuống đánh. Viết Tuyển đem chu sư đón đánh ở cửa sông Hoàng Giang. Khi quân hai bên đương giao chiến, thì Văn Sở trói cha và vợ của Viết Tuyển bêu ra đầu thuyền cho biết. Viết Tuyển trông thấy, vật vã kêu khóc, không dám chiến đấu với Văn Sở nữa, rồi rút quân về sông Vị Hoàng. Nhà vua được tin Viết Tuyển thua trận, hối hả dời thuyền lui đóng ở Quần Anh. Chiều tối, Viết Tuyển cũng đem chu sư tiếp đến. Đêm đó, gió to, bão lớn, trời tối mịt mờ, thuyền bè lênh đênh xiêu giạt, lạc lõng lẫn nhau. Thuyền ngự trôi vào Thiết Giáp cảng ở Thanh Hoa. Viết Khang, không rõ chung cục ra sao. Viết Tuyển cũng giạt vào cửa Cần Hải, sau ra Thăng Long, đầu hàng giặc bị giặc giết chết. (Cương mục, tr 991).
Nhận định
Hoàng Viết Tuyển là một tướng tài của Bắc Hà, thạo thủy chiến, tinh thông binh pháp. Hoàn cảnh của ông giống với Vương Lăng đời Hán - Sở, tuy nhiên ông không có cái chí như Vương Lăng. Bất hòa giữa ông và Nguyễn Hữu Chỉnh gây đổ vỡ Bắc Hà, dẫn đến sự thất bại của Hậu Lê và Chiêu Thống. Ông cầm quân chống lại Tây Sơn nhưng vì tình riêng lại không dám ứng chiến, cuối cùng đành chấp nhận thất bại.
Tham khảo
1. Đại Nam Thực Lục - Quốc sử quán triều Nguyễn
2. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục - Quốc sử quán triều Nguyễn
3. Hoàng Lê Nhất thống chí - Ngô văn gia phái
4. Lê Quý kỷ sự - Nguyễn Bảo
Trích dẫn: các mem từ từ để tớ trích sau. Tks!