Bước tới nội dung

Đại tướng Trung Hoa Dân Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung Hoa Dân quốc Nhất cấp Thượng tướng
Cấp hiệu Nhất cấp thượng tướng từ 1947 đến nay
Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc
Thuộc
HạngĐại tướng
Mã hàm NATOOF-9
Nhóm hàmTướng lĩnh
Hàm trênĐặc cấp Thượng tướng
Hàm dướiThượng tướng

Đại tướng Trung Hoa Dân quốc, tên chính thức là Trung Hoa Dân quốc Nhất cấp Thượng tướng (chữ Hán: 中華民國一級上將), là cấp bậc quân sự cao cấp nhất của Trung Hoa Dân quốc kể từ năm 2000. Đây là một trong 2 cấp bậc quân sự chung thân của Trung Hoa Dân quốc, không xét niên hạn xuất ngũ, trừ trường hợp từ chức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấp hiệu Nhất cấp thượng tướng và Thượng tướng (1935-1947)

Cấp bậc này được đặt ra từ tháng 3 năm 1935. Ban đầu cấp hiệu cấp bậc Nhất cấp Thượng tướng và Thượng tướng giống nhau, đều dùng 3 tam giác vàng đính trên tiết đeo cổ áo. Từ năm 1947, cấp hiệu Nhất cấp Thượng tướng được cải giống như cấp hiệu quân đội Mỹ, dùng 4 ngôi sao bạc như cấp hiệu Đại tướng Hoa Kỳ. Danh xưng Nhất cấp Thượng tướng dùng chung cho tất cả mọi quân chủng.

Trong suốt thời kỳ Đại lục, có 11 quân nhân được phong cấp Đại tướng (5 người khác được truy phong), trừ Hà Ứng KhâmTrần Thành thuộc phe cánh của Đặc cấp Thượng tướng Tưởng Giới Thạch, còn lại đều xuất thân là quân phiệt địa phương.

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Dước đây là danh sách các quân nhân từng giữ cấp bậc Đại tướng Trung Hoa Dân quốc xếp theo thức tự thời gian phong cấp.

STT Tên họ Quân chủng Hình ảnh Năm thụ phong Chức vụ cao nhất
1 Diêm Tích Sơn
(閻錫山)
Lục quân 1935 Phó Ủy viên trưởng Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Tư lệnh Đệ nhị chiến khu, Viện trưởng Hành chánh viện
2 Phùng Ngọc Tường
(馮玉祥)
Lục quân 1935 Phó Ủy viên trưởng Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Phó Viện trưởng Hành chánh viện, kiêm Bộ trưởng Quân chính
3 Trương Học Lương
(張學良)
Lục quân 1935 Tư lệnh Quân Biên phòng Đông Bắc, kiêm Phó Tổng Tư lệnh Lục Hải Không quân, Phó Tư lệnh Tiễu phỉ Tây Bắc
4 Hà Ứng Khâm
(何應欽)
Lục quân 1935 Tổng tham mưu trưởng Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, kiêm Bộ trưởng Quân chính, Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng Tư lệnh Lục quân, Bộ trưởng Quốc phòng, Viện trưởng Hành chánh viện
5 Lý Tông Nhân
(李宗仁)
Lục quân 1935 Tư lệnh Đệ ngũ chiến khu, Chủ nhiệm Hành doanh Bắc Bình Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Phó Tổng thống, quyền Tổng thống
6 Chu Bồi Đức
(朱培德)
Lục quân 1935 Tổng tham mưu trưởng Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Tổng giám Tổng bộ Huấn luyện quân sự
7 Đường Sinh Trí
(唐生智)
Lục quân 1935 Tổng chỉ huy tiền phương Quốc dân cách mệnh quân, kiêm Quân trưởng Đệ bát quân Quốc dân cách mệnh quân, Tổng Tư lệnh Đệ tứ phương diện quân, Viện trưởng Quân sự Tham nghị viện
8 Trần Tế Đường
(陳濟棠)
Lục quân 1935 Thường vụ Ủy viên Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Tổng Tư lệnh Tập đoàn quân số 1
9 Trần Thiệu Khoan
(陳紹寬)
Hải quân 1935 Thứ trưởng Hải quân Quốc dân chính phủ, Bộ trưởng Hải quân, Tổng Tư lệnh Hải quân
10 Lưu Tương
(劉湘)
(truy phong)
Lục quân 1938 Tư lệnh Đệ thất chiến khu, kiêm đệ Tổng Tư lệnh Tập đoàn quân số 23
11 Tào Côn
(曹錕)
(truy phong)
Lục quân 1938 Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc, Kinh lược sứ 4 tỉnh Xuyên Việt Tương Cam
12 Trình Tiềm
(程潛)
Lục quân 1939 Tổng tham mưu trưởng Quốc dân chính phủ Quân sự Ủy viên hội, Tư lệnh Đệ nhất chiến khu.

Sau 1949, gia nhập Trung Quốc, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

13 Ngô Bội Phu
(吳佩孚)
(truy phong)
Lục quân 1939 Tổng trưởng Lục quân Trung Hoa Dân quốc, Tuần duyệt sứ Trực Lỗ Dự
14 Tống Triết Nguyên
(宋哲元)
(truy phong)
Lục quân 1940 Tổng Tư lệnh Tập đoàn quân số 1, Tư lệnh Đệ nhất chiến khu
15 Trần Điều Nguyên
(陳調元)
(truy phong)
Lục quân 1944 Viện trưởng Quân sự Tham nghị viện
16 Bạch Sùng Hy
(白崇禧)
Lục quân 1945 Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Tiễu phỉ Hoa Trung, Trưởng quan Quân chính Hoa Trung
17 Trần Thành
(陳誠)
Lục quân 1947 Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tài Trung Quốc Quốc dân Đảng, Viện trưởng Hành chánh viện, Phó tổng thống
18 Lưu Vịnh Nghiêu
(劉詠堯)
Lục quân 1950 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, quyền Bộ trưởng[1], Cố vấn chiến lược Phủ Tổng thống
19 Chu Chí Nhu
(周至柔)
Không quân 1951 Tổng Tư lệnh Không quân, Tổng tham mưu trưởng
20 Từ Vĩnh Xương
(徐永昌)
Lục quân 1952 Hiệu trưởng Đại học Lục quân, Bộ trưởng Quốc phòng
21 Tiết Nhạc
(薛岳)
Lục quân 1952 Tư lệnh Đệ cửu chiến khu, Tham mưu trưởng Phủ Tổng thống, Chủ tịch Chính phủ tỉnh Quảng Đông, kiêm Tư lệnh phòng vệ Khu hành chính đặc biệt Hải Nam
22 Cố Chúc Đồng
(顧祝同)
Lục quân 1954 Tổng Tư lệnh Lục quân, Tổng tham mưu trưởng kiêm quyền Bộ trưởng Quốc phòng
23 Quế Vĩnh Thanh
(桂永清)
(truy phong)
Hải quân 1954 Tổng Tư lệnh Hải quân, Tổng tham mưu trưởng
24 Vương Thúc Minh
(王叔銘)
Không quân 1958 Tổng Tư lệnh Không quân, Tổng tham mưu trưởng
25 Bành Mạnh Tập
(彭孟緝)
Lục quân 1959 Tổng Tư lệnh Lục quân, Tổng tham mưu trưởng
26 Trịnh Giới Dân
(鄭介民)
(truy phong)
Lục quân 1959 Phó Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Quốc gia an toàn cục
27 Hoàng Kiệt
(黃杰)
Lục quân 1960 Chủ tịch Chính phủ tỉnh Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng
28 Hoàng Trấn Cầu
(黃鎮球)
Lục quân 1962 Tổng Tư lệnh Hậu cần liên hợp, Tham mưu trưởng Phủ Tổng thống, Tổng Tư lệnh phòng vệ Đài Bắc
29 Hồ Tông Nam
(胡宗南)[2]
(truy phong)
Lục quân 1962 Phó trưởng quan Quân chính Tây Nam kiêm Tham mưu trưởng, Tư lệnh phòng vệ Bành Hồ
30 Chu Thiệu Lương
(朱紹良)
(truy phong)
Lục quân 1964 Tư lệnh Đệ bát chiến khu, kiêm Tổng Tư lệnh biên khu Thiểm Cam Ninh
31 Dư Hán Mưu
(余漢謀)
Lục quân 1965 Tổng Tư lệnh Lục quân
32 Lê Ngọc Tỷ
(黎玉璽)
Hải quân 1966 Tổng Tư lệnh Hải quân, Tổng tham mưu trưởng
33 Cao Khôi Nguyên
(高魁元)
Lục quân 1968 Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
34 Lưu Ngọc Chương
(劉玉章)
Lục quân 1970 Tổng Tư lệnh Cảnh bị Đài Loan, kiêm Tư lệnh quân quản Đài Loan
35 Lưu An Kỳ
(劉安祺)
Lục quân 1970 Tư lệnh phòng vệ Kim Môn, Tổng Tư lệnh Lục quân
36 Lại Danh Thang
(賴名湯)
Không quân 1970 Tổng tham mưu trưởng
37 Hồ Liên
(胡璉)
Lục quân 1972 Tư lệnh phòng vệ Kim Môn, Phó Tổng Tư lệnh Lục quân
38 Trần Đại Khánh
(陳大慶)
(truy phong)
Lục quân 1973 Tổng Tư lệnh Lục quân, Bộ trưởng Quốc phòng
39 Tưởng Đỉnh Văn
(蔣鼎文)
(truy phong)
Lục quân 1974 Tư lệnh Đệ nhất chiến khu
40 Tống Trường Chí
(宋長志)
Hải quân 1976 Bộ trưởng Quốc phòng
41 Hác Bách Thôn
(郝柏村)
Lục quân 1981 Tổng Tư lệnh Lục quân, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Viện trưởng Hành chính. Năm 1990, xin giải ngũ.
42 Trần Sân Linh
(陳燊齡)
Không quân 1989 Tổng Tư lệnh Không quân, Tổng tham mưu trưởng
43 Lưu Hòa Khiêm
(劉和謙)
Hải quân 1991 Tổng Tư lệnh Hải quân, Tổng tham mưu trưởng
44 La Bổn Lập
(羅本立)
Lục quân 1995 Tổng Tư lệnh Tổng bộ Hậu cần liên hợp, Tổng tham mưu trưởng. Năm 2005, xin giải ngũ.
45 Đường Phi
(唐飛)
Không quân 1998 Tổng Tư lệnh Không quân, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Viện trưởng Hành chính. Năm 2000, xin giải ngũ.
46 Thang Diệu Minh
(湯曜明)
Lục quân 1999 Tổng Tư lệnh Lục quân, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
47 Lý Kiệt
(李傑)
Hải quân 2002 Tổng Tư lệnh Hải quân, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
48 Lý Thiên Vũ
(李天羽)
Không quân 2004 Tổng Tư lệnh Không quân, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
49 Hoắc Thủ Nghiệp
(霍守業)
Lục quân 2007 Tổng Tư lệnh Lục quân, Tổng tham mưu trưởng
50 Lâm Trấn Di
(林鎮夷)
Hải quân 2009 Tổng Tư lệnh Hải quân, Tổng tham mưu trưởng
51 Thẩm Nhất Minh
(沈一鳴)
(truy phong)
Không quân 2020 Tổng tham mưu trưởng, được truy phong sau sự cố rơi trực thăng Hắc Ưng[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 刘雪 (ngày 30 tháng 12 năm 2014). “刘咏尧赴台与子隔海22载 担保侄儿入台竟获刑” (bằng tiếng Trung). 《南方都市报》. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2015. “奶茶”刘若英祖父身为黄埔一期生,晚年常唱黄埔军校校歌或背孙中山遗嘱
  2. ^ 徐枕 (ngày 1 tháng 8 năm 2014). 《一代名將胡宗南》 (bằng tiếng Trung). 台北: 臺灣商務印書館. ISBN 9789570529289. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2015. 代序:陸軍一級上將胡公宗南傳羅列
  3. ^ “Hộp đen của máy bay trực thăng Hắc Ưng đã giao cho Ủy ban Điều tra an toàn vận tải quốc gia phân tích. Ông Thẩm Nhất Minh được truy phong Đại tướng”. ngày 3 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020.