Bước tới nội dung

Đinh Quang Hợp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đinh Quang Hợp
Sinh6 tháng 6, 1935 (89 tuổi)[1]
Gia Khánh, Ninh Bình
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpTrường Âm nhạc Việt Nam
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhÂm nhạc
Nơi công tác

Đinh Quang Hợp (sinh năm 1935) là nhạc sĩ người Việt Nam.

Đinh Quang Hợp dinh trưởng trong một gia đình sống trong vùng đất có truyền thống hát chèodân ca. Chính vì vậy, ông gắn bó với âm nhạc khi còn nhỏ tuổi. Năm 1953, Đinh Quang Hợp lên đường nhập ngũ, chiến đấu trong Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Đây là dịp để ông biết thêm dân ca của nước bạn. Vì vậy, những tác phẩm đầu tay của ông đậm chất hữu nghị Việt-Lào: Việt Lào xamakhi điêu căn (ca khúc), Tình Việt Lào (nhạc kịch, tác phẩm giúp ông nhận thưởng tại Đại hội Liên hoan Văn công toàn quốc). Vào năm 1960, Đinh Quang Hợp học sáng tác hệ trung cấp và đại học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Với vốn dân ca được tiếp thu từ nhỏ, công thêm những gì được học ở trường lớp, ông viết các ca khúc Tiếng hát sông Lam, Nhịp cầu sông Mã được công chúng yêu thích. Trong khoảng thời gian 1969-1972, ông thực tập cấp trên đại học tại Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp với bản giao hưởng Cuộc chiến đấu vĩ đại. Trở về nước, Đinh Quang Hợp giảng dạy, quản lý tại Nhạc viện Hà Nội, rồi làm giám đốc Công ty Biểu diễn Nghệ thuật Việt Nam (VINACONCERT) cho đến ngày nghỉ huu. Trong thời kỳ này, ông sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc.

Phong cách sáng tác[3]

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc của Đinh Quang Hợp có giai điệu mượt mà, thơ mộng, đậm màu sắc dân gian-dân tộc.

Các sáng tác[4]

[sửa | sửa mã nguồn]

Đinh Quang Hợp đã viết:

  • Các tác phẩm khí nhạc như:
  • Các ca khúc, đáng chú ý có:

Ngoài ra, Đinh Quang Hợp còn viết một số sách, tiêu biểu là Phối khí cho nhạc cụ cổ truyền

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f http://baicadicungnamthang.net/nhac-si/dinh-quang-hop
  2. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 91, 92
  3. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 92
  4. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 92, 93