Bước tới nội dung

Đoàn Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Đoàn Quốc
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đỗ Phương Toàn
Ngày sinh
14 tháng 8, 1943 (81 tuổi)
Nơi sinh
Bà Rịa, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Tạ Kim Dung
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Quyết thắng Huân chương Quyết thắng hạng Nhất
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1963 – 2015
Quản lýHãng phim Giải Phóng (1963 - 1997)
Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu (1997 - 2010)
Tác phẩmDu kích Củ Chi
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10
Quay phim xuất sắc
Website
Đoàn Quốc trên IMDb Sửa dữ liệu tại Wikidata

Đỗ Phương Toàn nghệ danh Đoàn Quốc (sinh ngày 14 tháng 8 năm 1943), là nhà quay phim, dựng phim người Việt Nam, ông từng đạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1993, với bộ phim Dấu ấn của quỷ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Phương Toàn sinh ngày 14 tháng 8 năm 1943[1] thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[2] Bố và các anh em của ông đều tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Năm 1961, khi Đỗ Phương Toàn đang học trường phổ thông Châu Văn Tiếp, tại Vũng Tàu nổ ra cuộc biểu tình chống Ngô Đình Diệm. Cuộc biểu tình bị đàn áp, Phương Toàn may mắn thoát nạn và theo quân đội Cách Mạng, từ thời điểm này ông lấy tên của bố là Đoàn Quốc để làm bí danh, nghệ danh cho mình.[2] Ông có một anh trai hy sinh tại quận 5 năm 1968.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Quốc bắt đầu với nghề làm báo cho tờ Giải Phóng trong hơn một năm, sau đó ông được phân công đi học lớp trung cấp quay phim tại chiến khu R, Tây Ninh thuộc Trung ương cục miền Nam.[2] Tại đây ông và các bạn học trải qua cuộc sống như những người lính từ việc tuần tra, tăng gia lao động... Tháng 10 năm 1963, khóa học kết thúc.

Từ năm 1963 đến 1965 ông được phân công quay các phóng sự, tài liệu; ông từng tham gia quay phim tại chiến dịch Đông Xuân (1965 – 1966). Cùng với phụ tá Sáu Dũng, Đoàn Quốc đã ghi nhận được 3 trận đánh tại Bào Bàng, Cẩm Xe và Hố Đá ở Bình Dương.[2][3] Khi tác nghiệp tại trận Hổ Đá, máy quay phim bị hỏng, Đoàn Quốc bị thương nặng còn ông Sáu Dũng cùng hai chiến sĩ bảo vệ và một đại đội phó được cử đi theo đoàn đều hy sinh.[3][2] Đoàn Quốc tiếp tục quay phim cho đến khi bị đạn bắn gãy tay, hỏng máy quay, thủng ruột và hai đùi. Đến đêm hôm đó ông mới được đồng đội tìm thấy.[3] Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đùi, tay và cắt bỏ một phần ruột, sau khi nghỉ dưỡng 2 tháng, Đoàn Quốc về công tác dựng phim tại Xưởng phim Giải Phóng.[2] Trong cùng năm, gia đình nhận được tin không chính xác về việc ông hy sinh.

Năm 1971, Đoàn Quốc được cử ra Hà Nội, học 1 năm bổ túc văn hóa tại Ban Thống Nhất để tốt nghiệp cấp 3.[2] Năm 1972, ông cùng nghệ sĩ Lê Minh Hiền, Bùi Đình Hạc, diễn viên Trà Giang, đạo diễn Hải Ninh đại diện Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva.Từ năm 1972 đến 1977, Đoàn Quốc được cử đi học quay phim tại trường Đại học điện ảnh Cộng hòa Dân chủ Đức.[1][2] Tác phẩm tốt nghiệp của ông có tên Người đi không về do ông quay phim và được bạn học người Cuba đạo diễn. Tháng 1 năm 1977, Đoàn Quốc tốt nghiệp và về nước, tháng 4 cùng năm ông vào công tác tại Xí nghiệp phim Tổng hợp theo phân công của Cục điện ảnh.[2]

Từ thời điểm này ông giữ vai trò quay phim chính cho cho Xưởng phim truyện, bộ phim điện ảnh đầu tiên ông quay là Những người bạn quanh tôi của đạo diễn Lâm Mộc Khôn.[2]

Năm 1980, hai nghệ sĩ tiếp tục hợp tác với bộ phim Đêm nước rong. Đoàn Quốc còn hợp tác với các đạo diễn Huy Thành, Hồng Sến, Lê Văn Duy trong các năm sau đó. Là nhân viên của Hãng phim Giải Phóng, ông còn tham gia sản các phim võ hiệp đầu tiên của Việt Nam như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La. Năm 1993, ông đạt giải quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 với bộ phim Dấu ấn của quỷ của đạo diễn Việt Linh.[2] Năm 1997, ông chuyển sang công tác tại Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu với bộ phim đầu tiên tại đây là Người học trò đất Gia Định xưa của đạo diễn Huy Thành. Cũng từ năm 1997, Đoàn Quốc giảng dạy môn quay phim cho khoa quay phim và đạo diễn thuộc trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Phim truyện cuối cùng mà Đoàn Quốc tham gia là bộ video hai tập Viên ngọc Côn Sơn do Lê Văn Duy đạo diễn năm 2002.

Ông nghỉ hưu năm 2003 nhưng vẫn tiếp tục tham gia sản xuất các phim tài liệu đến năm 2010.[2] Đoàn Quốc và vợ là họa sĩ Tạ Kim Dung, cùng kết hợp tổ chức và tham gia các triển lãm tranh do hai vợ chồng sáng tác, vào các năm 1991, 2006, 2007, 2010 và 2013.

Đoàn Quốc được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997[1] và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2019.[3]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985, Đoàn Quốc tham gia sản xuất bộ phim Thành phố có người, ông và bà Tạ Kim Dung - họa sĩ của bộ phim - sau này có tình cảm với nhau và tiến đến hôn nhân.[2]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vạ trò Ghi chú
1963-1965 Đại hội dân tộc Tây Nguyên Quay phim
Đại hội Giáo phái Cao Đài yêu nước
Đại hội liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam
Hội nghị Trung ương Cục miền Nam
Nhà báo Liên Xô Ivan Sedrop thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
Nhà văn Ba Lan Monika Warnenska thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
Nhà báo Úc Bớt Sét và nhà văn Pháp Madelene Riffand thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam
1966 Du kích Củ Chi Đạo diễn HPGP
1967 Tây Ninh và đông xuân Dựng phim
Xiết chặt vòng vây diệt địch
Trường nữ quân chính Nguyễn Thị Minh Khai
1969 Đội nữ pháo binh Long An
Vài hình ảnh về ngành y tế miền Nam
Phóng thích ba tù binh Mỹ
Hội nghị dũng sĩ diệt Mỹ huyện Củ Chi và Bình Dương
Tấn công vào quận 5, Sài Gòn, Thành phố Mỹ Tho, Thành phố Cần Thơ, Chiến dịch Mậu Thân 1968
An Quảng Hữu giải phóng
2003-2015 Người đi tìm cái đẹp Đạo diễn kiêm Quay phim
Đất và người Cam Ranh
Thầy tôi
Ô Môn, 20 năm hành trình
Họa sĩ Huỳnh Phương Đông với chiến dịch Mậu Thân
Cuộc song hành không mệt mỏi

Phim truyện và video

[sửa | sửa mã nguồn]
Phim truyện điện ảnh
Năm Tựa đề Vai trò Đạo diễn Ghi chú
1978 Những người bạn quanh tôi Quay phim Lâm Mộc Khôn
1980 Đêm nước rong
1981 Phượng Lê Văn Duy
1982 Người không mang súng
1984 Hoa cát
1985 Khoảng vượt
1986 Thành phố có người Huy Thành
1988 Nhiệm vụ hoa hồng Hồng Sến
Điệp khúc hy vọng
1989 Bóng đen trên mái nhà Huy Thành
Lửa cháy thành Đại La Bùi Sơn Duân
1990 Thăng Long đệ nhất kiếm Lê Mộng Hoàng
1991 Vua lửa Huy Thành
1992 Dấu ấn của quỷ Việt Linh
1994 Mảnh đất tình người Nguyễn Vinh Sơn
1995 Người đàn bà không con Bùi Cường
Như một huyền thoại Phan Vũ Điện ảnh truyền hình
2001 Người học trò đất Gia Định xưa Huy Thành
Phim video
2001 Đời người hát rong Quay phim
2002 Viên ngọc Côn Sơn Quay phim

Đồng đạo diễn 2 tập

Lê Văn Duy

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1967 Liên hoan phim tài liệu và hoạt hình quốc tế Leipzig Phim tài liệu Du kích Củ Chi Bồ câu bạc [2]
Liên hoan phim Quốc tế Moskva Huy chương vàng
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Du kích Củ Chi Bông sen vàng
Đội nữ pháo binh Long An Bông sen vàng
An Quảng Hữu giải phóng Bông sen bạc
Xiết chặt vòng tay diệt địch Bông sen bạc
Trường quân chính Nguyễn Thị Minh Khai Bông sen bạc
Phóng thích ba tù binh Mỹ Bông sen bạc
1993 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 Quay phim xuất sắc Dấu ấn của quỷ Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “ĐỖ PHƯƠNG TOÀN (ĐOÀN QUỐC)”. Hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n Thegioidienanh.vn (31 tháng 7 năm 2017). “NSƯT, Nhà quay phim Đoàn Quốc: Hành trình dọc theo đất nước”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b c d e Trần Nguyên Anh (3 tháng 9 năm 2019). “Nhà quay phim của trận mạc”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.