Bước tới nội dung

Ớt cay nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Carolina Reaper trưởng thành, kể từ tháng 8 năm 2019 được Guinness liệt kê là loại ớt cay nhất.

Từ những năm 1990, giữa những người trồng ớt ở Mỹ, Anh và Úc đã bắt đầu cạnh tranh trong việc trồng loại ớt cay nhất. Các loài và giống ớt đăng ký trên 1.000.000 đơn vị cay Scoville (SHU) được gọi là "siêu cay".

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1990, chỉ có hai loại ớt được đo trên 350.000 SHU là Scotch bonnetHabanero.[1] Một người nông dân ở tiểu bang California tên là Frank Garcia đã sử dụng một chồi non Habanero để phát triển một giống cây trồng mới, ớt Red Savina, với độ cay được đo là 570.000 vào năm 1994.[1][2] Vào thời điểm đó, điều này được coi là đại diện cho giới hạn trên của ớt cay.[1]

Năm 2001, Paul Bosland, một nhà nghiên cứu tại Viện Ớt Chile tại Đại học Bang New Mexico đã đến thăm Ấn Độ để thu thập các mẫu ớt ma, còn được gọi là ớt Bhut Jolokia hoặc Đức vua Naga,[3] các giống ớt truyền thống này được trồng gần Assam, Ấn Độ, và hiện đang được quân đội Ấn Độ nghiên cứu vũ khí hóa.[1][4] Khi Bosland trồng và thử nghiệm ớt, ông phát hiện ra độ cay của nó đo được hơn 1 triệu SHU.[1] Theo Bosland, điều này mở màn cho các cuộc tranh đua sau đó.[1] Năm 2006, Dorset Naga được cho là cay nhất.[2] Vào năm 2012, Viện Ớt tuyên bố Ớt bọ cạp Trinidad Moruga là cay nhất, cho biết nó đã được đo ở mức 2 triệu SHU, lần đầu tiên độ cay đạt mốc 2 triệu.[2]

Nhiều giống ớt được phát triển trong nỗ lực tạo ra ớt ngày càng cay hơn, là giống ớt lai tạo truyền thống được trồng ở Ấn Độ và Trinidad.[5]

Kỷ lục Guinness

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1994, Red Savina được Kỷ lục Guinness thế giới tuyên bố là ớt cay nhất.[1]
  • Năm 2007, Guinness đã chứng nhận ớt ma là cay nhất thế giới.[2]
  • Năm 2011, đầu tiên là Infinity, sau đó là Naga Viper, và sau đó là Trinidad Scorpion Butch T lần lượt được Guinness công nhận là ớt cay nhất.[2][6]
  • Năm 2013, Guinness đã công nhận Carolina Reaper là kỷ lục gia mới[7] và hiện tại là ớt cay nhất, mặc dù có một số tranh chấp về phương pháp luận và hiệu lực hiện tại, hãy xem bên dưới để biết chi tiết.[2]

Các loại ớt mới đã được gọi là "siêu cay".[5] Siêu cay là loại ớt được xếp vào loại trên 1 triệu SHU.[8][9]

Trong năm 2015, thông qua kính hiển vi huỳnh quang, Bosland và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng trong khi hầu hết capsaicin của ớt lưu trữ chủ yếu trong phần lõi của quả thì capsaicin của các giống ớt siêu cay có xu hướng lưu trữ tập trung nhiều trong phần thịt quả.[8] Trong khi đối với hầu hết các loại ớt việc loại bỏ phần cuống và hạt giúp loại bỏ phần lớn độ cay, nhưng đối với ớt siêu cay thì điều này không đúng.[8] Chúng không chỉ có nhiều capsaicin hơn các loại ớt khác mà còn lưu trữ capsaicin theo các cách khác nhau.[8] Trong báo cáo của mình, Bosland và cộng sự gọi đó là "khám phá mới lạ cho thấy những quả ớt 'siêu cay' này đã phát triển các túi phụ trên lớp vỏ ngoài của mô ngoài các túi bên trên mô nhau thai, do đó dẫn đến đơn vị nhiệt Scoville cực kỳ cao đối với những giống cây này."

Giới hạn trên lý thuyết của độ siêu cay là 16 triệu SHU, là mức độ capsaicin nguyên chất, nhưng siêu cay không có khả năng đến mức này, vì trong bất kỳ loại trái cây nào, capsaicin sẽ bị pha loãng bởi các mô thực vật khác.[9] Vào năm 2016, Bosland đưa ra giả thuyết về một giống ớt 3 hoặc 4 triệu SHU.[9] Nên dùng găng tay và sử dụng thiết bị bảo vệ mắt để bảo vệ vì tiếp xúc với chúng dù chỉ một hạt nhỏ cũng có thể gây kích ứng da do bỏng ớt.[2]

Cạnh tranh và chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà trồng ớt cạnh tranh với nhau một cách "tàn nhẫn" để tạo ra loại ớt cay nhất thế giới.[1] Theo Marc Fennell, tác giả của podcast It Burns, cuộc cạnh tranh "là một cuộc chiến gây tranh cãi dữ dội - có những vụ bê bối, cáo buộc gian lận, đe dọa tính mạng."[10] Theo Maxim, cuộc đua đã "châm ngòi cho những cuộc tranh luận nảy lửa" giữa những "chilehead" (người hâm mộ ớt) và đặt ra "những câu hỏi sâu sắc về khoa học, đạo đức và danh dự."[5][11] Trong sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa những người trồng trọt ở Anh, Úc và Hoa Kỳ, thì sự cạnh tranh ở Hoa Kỳ được ghi nhận là "tiêu cực và đánh nhau."[12]

"Thành tích đỉnh cao" là được ghi nhận vào Kỷ lục Guinness thế giới.[5] Guinness đã bị Jim Duffy, người sáng tạo ớt bọ cạp Trinidad Moruga chỉ trích vì "trao danh hiệu cho những giống cây chưa được xác thực đầy đủ",[13] và Kỷ lục đã không trao danh hiệu cho loại ớt cay nhất mới kể từ khi công nhận Carolina Reaper vào năm 2013, bất chấp sự tham gia của ít nhất hai ứng cử viên mới. Duffy lập luận vào năm 2011, khi Guinness trao cho Naga Viper danh hiệu ớt cay nhất thế giới, rằng giống ớt lai giữa ba loại ớt (Naga Morich, Trinidad Scorpion và ớt ma) không thể được phát triển trong cùng khung thời gian, vì lai ba chiều sẽ cần 10 năm hoặc lâu hơn để tạo ra giống mới.[13] Vào năm 2011, chuyên gia trong ngành ớt Dave DeWitt đã kêu gọi "một cơ quan chứng nhận độc lập thay thế Kỷ lục Guinness và yêu cầu ít nhất hai bài kiểm tra riêng biệt cho mỗi lần nộp đơn đăng ký kỷ lục".[13]

Theo The Atlantic, có nhiều suy đoán trong giới "chilehead" rằng Guinness không muốn tiếp tục tuyên bố nhà vô địch mới vì quá nhiều thay đổi quá nhanh làm giảm giá trị của giải thưởng.[12]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Bosland, các kỷ lục "chủ yếu được quan tâm bởi những nhà kinh doanh cung cấp tương ớt".[1] Tính đến năm 2013, sản xuất và bán tương ớt là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ, trị giá ước tính 1 tỷ đô la Mỹ,[11] và các nhà sản xuất "bán nhiều tương ớt hơn với nhãn ớt cay nổi tiếng thế giới".[5] Khả năng xác nhận kỷ lục có thể "tạo ra hoặc phá vỡ một sản phẩm mới".[11] Nhà phát triển của giống ớt Naga Viper đã đạt kỷ lục trong một thời gian ngắn vào năm 2011, kiếm được 40.000 đô la Mỹ trong một tháng từ việc bán hạt giống và tương ớt.[6][11] Nhà phát triển giống ớt bọ cạp Trinidad Moruga, đã đạt kỷ lục vào năm 2012 khi kiếm được 10.000 đô la Mỹ trong hai ngày bán hạt giống.[11]

Bán hạt giống là một nguồn doanh thu quan trọng cho các nhà phát triển.[5] Kể từ năm 2013, hạt giống ớt siêu cay không có sẵn từ các nhà cung cấp hạt giống thương mại, vì vậy những người muốn trồng ớt chỉ có thể mua chúng từ các nhà phát triển hoặc các nhà cung cấp đặc biệt.[5] Theo Dave DeWitt, vào năm 2013 "một quả ớt Bọ cạp điển hình ở chợ nông sản [sẽ] bán được một đô la", có nghĩa là "sau cần sa, chúng có tiềm năng trở thành loại cây cho năng suất cao thứ hai hoặc thứ ba tính trên mỗi mẫu Anh".[5] Một chai tương ớt được tuyên bố có 16 triệu SHU được bán với giá 595 đô la Mỹ.[13] Các "Chilihead" tạo ra video YouTube cho thấy họ đang ăn những quả ớt siêu cay như một phương tiện giải trí hoặc tiếp thị sức cay của một loại ớt cụ thể.[5][13]

Nagaland, Ấn Độ, lễ hội Hornbill hàng năm bao gồm một cuộc thi ăn ớt ma.[3]

Danh sách ớt cay nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2007 đến 2012, Guinness đã "đưa ra 25 tuyên bố khác nhau của ớt cay nhất thế giới".[11] Tính đến năm 2019, Guinness đã liệt kê Carolina Reaper là loại ớt cay nhất.[14]

Giống Ảnh Loài Capsicum Nhà phát triển Quốc gia đơn vị đo Scoville Guinness
Carolina Reaper[14] C. chinense Ed Currie Mỹ 1.641.183 2017
Chocolate 7-pot[2] C. chinense[2] landrace Trinidad[2] 1.800.000[2]
Armageddon[15] C. chinense × C. frutescens[15] landrace Anh 1.300.000[15]
Dorset Naga[2] C. chinense[2] Joy and Michael Michaud[2] Anh[2] 1.201.000[2]
Dragon's Breath[16] C. chinense Neal Price[16] Anh[16] 2.400.000 (không chính thức)[16]
Ớt ma[11] C. chinense × C. frutescens[2] landrace Ấn Độ[2] 1.001.000[11] 2007[11]
Infinity[1] C. chinense Nick Woods[17] Anh[17] 1.176.182[17] 2011[13]
Komodo Dragon[18] C. chinense landrace Anh 1.400.000[18]
Naga Morich C. chinense[19] landrace Ấn Độ và Bangladesh 1.000.000
Naga Viper[1] C. chinense × C. frutescens Gerald Fowler[1] Anh[2] 1.382.000[1] 2011[13]
Pepper X[20] C. chinense Ed Currie[20] Mỹ 3.180.000 (không chính thức)[20][21]
Red Savina[1] C. chinense[2] Frank Garcia[2] Mỹ[2] 570,000[1] 1994[1]
Bọ cạp Trinidad Moruga[1] C. chinense landrace[2] Trinidad[2] 1.200.000 2012[1]
Trinidad Scorpion Butch T[1] C. chinense Butch Taylor[5]
Marcel de Wit[1][22]
Mỹ[5]
Australia[22]
1.463.700[11] 2011[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t Jakab, Spencer (26 tháng 3 năm 2013). “The Arms Race to Grow World's Hottest Pepper Goes Nuclear”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Hildebrand, Caz (2018). An Anarchy of Chilies. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-02183-5.
  3. ^ a b Roach, Mary (2013). “The Gut-Wrenching Science Behind the World's Hottest Peppers”. Smithsonian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ “World's Hottest Chile Pepper Discovered”. ScienceDaily (bằng tiếng Anh). 28 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ a b c d e f g h i j k Anderson, Lessley (3 tháng 4 năm 2013). “Growing Pain: Chilihead fanatics are locked in a race to cultivate the world's hottest pepper”. Modern Farmer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ a b Collins, Lauren (28 tháng 10 năm 2013). “The Search for the World's Hottest Chili”. New Yorker (bằng tiếng Anh). ISSN 0028-792X. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “Confirmed: Smokin Ed's Carolina Reaper sets new record for hottest chilli” (bằng tiếng Anh). Guinness world records. 19 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ a b c d Pierre-Louis, Kendra (11 tháng 3 năm 2016). “What Makes the Ghost Pepper So Spicy?”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ a b c GrrlScientist (29 tháng 2 năm 2016). “What Makes Super-Hot Chile Peppers 'Hotter Than Hell'?”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ Pobjie, Ben (14 tháng 4 năm 2019). “Marc Fennell's new podcast It Burns”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ a b c d e f g h i j Leckart, Steven (18 tháng 12 năm 2017). “In Search Of the World's Spiciest Pepper”. Maxim (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  12. ^ a b Hunt, Nicholas (17 tháng 9 năm 2013). “So God Made the World's Hottest Pepper”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ a b c d e f g h Adams, Paul (7 tháng 7 năm 2011). “FYI: What is the Hottest Pepper in the World?”. Popular Science (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  14. ^ a b “Hottest chilli pepper”. Guinness World Records (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  15. ^ a b c “Armageddon arrives: Rocketing pepper demand drives Tesco launch of hottest UK-grown variety”. foodingredientsfirst.com. 30 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ a b c d 'World's hottest' chilli grown in Wales”. BBC (bằng tiếng Anh). 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
  17. ^ a b c Henderson, Neil (19 tháng 12 năm 2011). 'Record-breaking' chilli is hot news”. BBC (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  18. ^ a b Smithers, Rebecca (11 tháng 8 năm 2015). “UK's hottest ever commercially grown chilli pepper to go on sale”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  19. ^ Lim, T. K. (2013). Edible Medicinal and Non-Medicinal Plants: Volume 6, Fruits. Springer. tr. 205. ISBN 9789400756274.
  20. ^ a b c Licata, Elizabeth (23 tháng 9 năm 2017). “Pepper X is the new hottest pepper in the world”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  21. ^ 'World's hottest pepper' will make you choke, sweat and cry for mercy”. TODAY.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  22. ^ a b DaSilva, Matthew (12 tháng 4 năm 2011). “World's hottest chilli grown by Aussies”. Australian Geographic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.