Bước tới nội dung

Anh hùng Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Anh hùng Liên bang Xô viết)
Anh hùng Liên Xô

Huy chương sao vàng Anh hùng Liên Xô
Được trao bởi  Liên Xô
Quốc gia  Liên Xô
Dạng Danh hiệu vinh dự
Điều kiện Công dân Liên Xô và công dân nước ngoài
Giải thưởng cho Công lao và những hành động anh hùng vì sự nghiệp phục vụ Liên Xô và xã hội
Tình trạng Không còn được trao tặng
Những con số
Thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1934
Nhận đầu tiên ngày 20 tháng 4 năm 1934
Nhận cuối cùng ngày 24 tháng 12 năm 1991
Số người nhận 12,775
Ưu tiên
Tiếp theo (cao hơn) none
Bằng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa
Tiếp theo (thấp hơn) Huân chương Lenin

Anh hùng Liên bang Xô viết, gọi tắt là Anh hùng Liên Xô (tiếng Nga: Герой Советского Союза, Geroy Sovyetskovo Soyuza) là danh hiệu vinh dự cao nhất của Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao của Liên Xô trao tặng cho các cá nhân (kể cả người mang quốc tịch các nước không thuộc Liên bang Xô viết) đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cho Liên bang Xô Viết.

Anh hùng Liên Xô là một danh hiệu danh dự được chính thức xác lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1934, cùng với Huân chương Sao Vàng cũng được chính thức được đề nghị trao tặng vào ngày 1 tháng 8 năm 1939 bởi sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Huân chương Sao Vàng được trao tặng cho lực lượng quân đội và cho cả dân sự, những cá nhân hặc tập thể có nhiều thành tích cống hiến cho Liên Bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết hoặc đoàn thể xã hội chủ nghĩa. Những cá nhân hoặc tập thể nào được nhận phần thưởng này, đồng thời cùng được nhận thêm huân chương Lenin và một bằng chứng nhận của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Trong trường hợp các cá nhân tiếp tục được nhận phần thưởng này một lần nữa, thì người được trao tặng sẽ được nhận Huân chương Sao Vàng loại hai, nhưng sẽ không được nhận thêm huân chương Lenin loại hai nữa. Thay vì không được nhận thêm huân chương Lenin loại hai, người được trao tặng phần thưởng lần này sẽ được tạc một bức tượng bán thân của chính mình để dựng lên ngay chính nơi họ được sinh ra. Nhưng Huần chương Sao vàng được trao tặng lần thứ hai đã bị quyết định hủy bỏ bởi Xô Viết tối cao Liên Xô vào năm 1988. Chiếc huân chương được làm bằng vàng, các phần khác bằng bạc và được mạ vàng, ngoài ra còn có nhiều đặc quyền khác cũng được gắn liền với những người đã được trao tặng phần thưởng cao quý này. Các quyền lợi của phần thưởng này cũng còn được thực hiện những đặc ân của nó như: trợ cấp, tiền tuất… cho người thân trong trường hợp người được trao tặng đã hy sinh, những người thân của họ sẽ được ưu tiên hàng đầu về nơi ăn chốn ở và được giảm 50 phần trăm số tiền thanh toán, giảm các loại thuế. Đến năm 1985, quyết định miễn hoàn toàn các loại thuế, được phân chia thêm 15 mét vuông diện tích ở cho mỗi người, được miễn phí hàng năm vé khứ hồi hạng nhất cho chuyến đi xa, được miễn phí hoàn toàn vé xe buýt, được miễn phí hàng năm cho những kỳ đi viện điều dưỡng hoặc bệnh xá cũng như cho những nơi giải trí và trợ cấp y tế.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng đã có 12.745 người được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô (có 20 người trong số này đã bị tước danh hiệu vì các lý do khác nhau). Phần lớn trong số họ được phong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bao gồm 11.635 người được phong một lần, 101 người được phong hai lần, 3 người được phong ba lần và 2 người được phong bốn lần; chia theo cấp bậc thì có 380 người là cấp tướng/nguyên soái). Trong Chiến tranh Afghanistan (1978–1992) đã có 65 người được phong Anh hùng[1].

Riêng trong chiến dịch vượt sông Dnepr, Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tháng 9 năm 1943, 2.500 chiến sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh Hồng quân được phong danh hiệu này.

Những người đầu tiên được phong Anh hùng Liên Xô là phi đội bay của các phi công Anatoly Lyapidevsky (bằng Anh hùng số một), Sigizmund Levanevsky, Vasily Molokov, Mavriky Slepnyov, Nikolay Kamanin, Ivan DoroninMikhail Vodopyanov với thành tích tìm kiếm và cứu hộ đường không thành công cho chiếc tàu Cheliuskin bị đắm và mắc kẹt tại Bắc Băng Dương ngày 13 tháng 2 năm 1934.

Zoya Kosmodemyanskaya, một thiếu nữ nông dân Nga 18 tuổi, là phụ nữ đầu tiên được phong ngày 16 tháng 2 năm 1942. Lydia Litvyak là nữ phi công đầu tiên được truy phong danh hiệu này. Có 87 phụ nữ Liên Xô đã được phong danh hiệu này.

Hai người duy nhất bốn lần được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô là Nguyên soái Georgy ZhukovLeonid Brezhnev.

Năm 1988, Xô viết Tối cao đã hủy bỏ văn bản cho phép phong danh hiệu Anh hùng hơn một lần cho các cá nhân.

Bên cạnh danh hiệu Anh hùng được phong cho các cá nhân, danh hiệu này còn được phong cho 12 thành phố (các Thành phố Anh hùng) vì những hành động yêu nước tập thể đặc biệt xuất sắc trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, riêng Pháo đài Brest được phong danh hiệu "Pháo đài Anh hùng".

Người cuối cùng được phong Anh hùng Liên bang Xô viết là thợ lặn Leonid Solodkov, được phong vào ngày 24 tháng 12 năm 1991 vì đã hoàn thành một nhiệm vụ lặn đặc biệt. Sau khi Liên Xô tan rã, danh hiệu này được tiếp nối bằng các danh hiệu Anh hùng Liên bang NgaNga và các danh hiệu tương đương trong Cộng đồng các quốc gia độc lập

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Những anh hùng tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh hùng Liên Xô, Đại tá Endel Puusepp.
Anh hùng Liên Xô, Đại tướng Pavel Grachyov.

Một lần

[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn lần

[sửa | sửa mã nguồn]

Người nước ngoài (tất cả đều một lần)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=1055

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]