Bước tới nội dung

Bắc Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bắc Kỳ
Tên bản ngữ
1884–1945
1946–1948
Cờ bảo hộ và cờ Long tinh
Long tinh kỳ
Cờ bảo hộ và cờ Long tinh
Biểu trưng Toàn quyền
Biểu trưng
Toàn quyền

Tiêu ngữ"Liberté, égalité, fraternité"
"Tự do, bình đẳng, bác ái"

Quốc ca"La Marseillaise"
"Bài ca Marseille"
Địa giới hành chính Bắc Kỳ năm 1920
Địa giới hành chính Bắc Kỳ năm 1920
Tổng quan
Vị thếXứ bảo hộ của Pháp (1883–1945)
Lãnh thổ thuộc Liên bang Đông Dương (1887~1948)
Thủ đô Hà Nội
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Pháp · Tiếng Việt
Tôn giáo chính
Phật giáo · Nho giáo · Đạo giáo · Công giáo · Tín ngưỡng dân gian
Chính trị
Thống sứ Bắc Kỳ 
• 1886–1887
Jean Thomas Raoul Bonnal (đầu tiên)
• 1944–1945
Camille Auphelle (cuối cùng)
Lập phápViện Dân biểu Bắc Kỳ
Lịch sử
Thời kỳChủ nghĩa đế quốc mới
1884
1948
Dân số 
• 1885
7.487.000
• 1939
11.509.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng bạc Đông Dương
Tiền thân
Kế tục
1883:
Nhà Nguyễn
Nhà Thanh
1945:
Liên bang Đông Dương
1945:
Đế quốc Việt Nam
1887:
Liên bang Đông Dương
1945:
Đế quốc Việt Nam
1948:
Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam
 Trung Quốc

Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả vùng đất từ tỉnh Ninh Bình trở ra Bắc của Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành.[1][2] Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một số người miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư có quê quán từ miền Bắc Việt Nam, nhiều khi mang hàm ý kỳ thị vùng miền[3]. Tuy nhiên, lý do phân biệt này là thực ra là sai về mặt lịch sử, bởi tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam (trừ người dân tộc thiểu số như người Khmer, người Hoa) vốn đều có tổ tiên là người Kinh ở miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn (khoảng thế kỷ 17-18)[4].

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân Pháp duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ cai trị riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, xứ bảo hộ Trung Kỳ với một số đặc quyền cho Nhà Nguyễn, và xứ bảo hộ Bắc Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được duy trì cho đến năm 1945 khi được thay bằng tên gọi Bắc Bộ dưới thời Chính phủ Đế quốc Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Địa danh Tonkin

"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê sơ gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ánh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, AnhPháp khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi.[cần dẫn nguồn]

  1. ^ Hữu Ngọc "Wandering through Vietnamese Culture". Thé̂ giới publishers, 2004, reprinted April 2006 & 2008, 1 124 pp. ISBN 90-78239-01-8
  2. ^ Forbes, Andrew, and Henley, David: Vietnam Past and Present: The North (History and culture of Hanoi and Tonkin). Chiang Mai. Cognoscenti Books, 2012. ASIN: B006DCCM9Q.
  3. ^ Hoài Nhân (ngày 9 tháng 8 năm 2019). “Giết người vì bị nói 'Bắc kỳ con': Cha đột tử vì con, mẹ già nhận hai nỗi đau”. Thanh niên. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ (GS.TSKH Vũ Minh Giang)