Bước tới nội dung

Cửa Cạn

Cửa Cạn
Xã Cửa Cạn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long (Vịnh Thái Lan)
TỉnhKiên Giang
Thành phốPhú Quốc
Trụ sở UBNDẤp Lê Bát
Thành lập1979[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°18′36″B 103°54′18″Đ / 10,31°B 103,905°Đ / 10.31000; 103.90500
MapBản đồ xã Cửa Cạn
Cửa Cạn trên bản đồ Việt Nam
Cửa Cạn
Cửa Cạn
Vị trí xã Cửa Cạn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích40,17 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng5.679 người[2]
Mật độ141 người/km²
Khác
Mã hành chính31084[3]

Cửa Cạn là một thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cửa Cạn nằm ở phía tây bắc đảo Phú Quốc, có vị trí địa lý:

Xã Cửa Cạn có diện tích 40,17 km², dân số năm 2020 là 5.679 người[2], mật độ dân số đạt 141 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cửa Cạn được chia thành 4 ấp: 2, 3, 4, Lê Bát.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Pháp thuộc, địa bàn xã Cửa Cạn hiện nay thuộc làng Dương Đông, quận Phú Quốc, tỉnh Hà Tiên.

Đến những năm kháng chiến, chính quyền cách mạng tách một phần diện tích và dân số của xã Dương Đông để thành lập xã Cửa Cạn. Sau đó, xã Dương Đông lại nhập với xã Cửa Cạn thành xã Cửa Dương.[5]

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 50-CP[1]. Theo đó:

  • Chia xã Cửa Dương thành hai xã lấy tên là xã Cửa Cạn và xã Cửa Dương
  • Sáp nhập ấp Bãi Thơm và ấp Hòn Một của xã Hàm Ninh vào xã Cửa Cạn

Ngày 24 tháng 4 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 19-CP. Theo đó, thành lập xã Bãi Thơm trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai xã Cửa Cạn và Hàm Ninh.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 23-CP[6]. Theo đó, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở điều chỉnh 8.701 ha diện tích tự nhiên và 2.134 người của xã Cửa Cạn.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Cửa Cạn còn lại 5.986 ha diện tích tự nhiên và 1.149 người.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thành phố Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Phú Quốc[7], xã Cửa Cạn thuộc thành phố Phú Quốc như hiện nay.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định 50-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Phú Quốc, An Biên và Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang”.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ “Đảo Phú Quốc một hành trình lịch sử”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang. 21 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ “Nghị định 23-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang”.
  7. ^ “Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”.