Bước tới nội dung

Caesi bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Caesi bromide
Danh pháp IUPACCaesi bromide
Tên khácCaesi(I) bromide
Nhận dạng
Số CAS7787-69-1
PubChem24592
Số EINECS232-130-0
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cs+].[Br-]

InChI
đầy đủ
  • 1/BrH.Cs/h1H;/q;+1/p-1
Thuộc tính
Công thức phân tửCsBr
Khối lượng mol212,809 g/mol[1]
Bề ngoàiChất rắn màu trắng
Khối lượng riêng4,43 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 636 °C (909 K; 1.177 °F)[1]
Điểm sôi 1.300 °C (1.570 K; 2.370 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước1230 g/L (25 °C)[1]
MagSus-67,2·10−6 cm³/mol[2]
Chiết suất (nD)1,8047 (0,3 µm)
1,6974 (0,59 µm)
1,6861 (0,75 µm)
1,6784 (1 µm)
1,6678 (5 µm)
1,6439 (20 µm)[3]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểGiống CsCl, cP2
Nhóm không gianPm3m, No. 221[4]
Hằng số mạnga = 0,4291 nm
Tọa độCubic (Cs+)
Cubic (Br)
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
LD501400 mg/kg (đường miệng, chuột)[5]
Các hợp chất liên quan
Anion khácCaesi fluoride
Caesi chloride
Caesi iodide
Caesi astatide
Cation khácNatri bromide
Kali bromide
Rubidium bromide
Francium bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Caesi bromide là một hợp chất của caesibrom với công thức phân tử CsBr. Đó là một chất rắn trắng hoặc trong suốt với điểm nóng chảy 636 °C và dễ tan trong nước. Tinh thể số lượng lớn của nó có cấu trúc khối giống cấu trúc tinh thể của CsCl, nhưng cấu trúc thay đổi thành kiểu halit khi trên các phim mỏng cỡ nanomet bằng mica, với nền là chất LiF, KBr hoặc NaCl.[6]

Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Caesi bromide có thể được điều chế bằng các phản ứng sau:

  • Trung hòa:
CsOH (dd) + HBr (dd) → CsBr (dd) + H2O (l)
Cs2(CO3) (dd) + 2 HBr (dd) → 2 CsBr (dd) + H2O (l) + CO2 (k)
  • Tổng hợp trực tiếp:
2 Cs (rắn) + Br2 (khí) → 2 CsBr (rắn)

Phản ứng tổng hợp trực tiếp rất mạnh mẽ. Do chi phí cao nên nó không được sử dụng để điều chế.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Caesi bromide đôi khi được sử dụng trong quang học như là một thành phần gương bán mạ trong quang phổ kế dải rộng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Haynes, p. 4.57
  2. ^ Haynes, p. 4.132
  3. ^ Haynes, p. 10.240
  4. ^ Vallin, J.; Beckman, O.; Salama, K. (1964). “Elastic Constants of CsBr and CsI from 4.2°K to Room Temperature”. Journal of Applied Physics. 35 (4): 1222. doi:10.1063/1.1713597.
  5. ^ Caesium bromide. nlm.nih.gov
  6. ^ Schulz, L. G. (1951). “Polymorphism of cesium and thallium halides”. Acta Crystallographica. 4 (6): 487. doi:10.1107/S0365110X51001641.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]