Cổng thông tin:Thiên văn học
Cổng thông tin Thiên văn học
Giới thiệuThiên văn học (tiếng Anh: Astronomy; từ tiếng Hy Lạp: ἀστρονομία, chuyển tự astronomía, nghĩa đen là khoa học nghiên cứu quy luật của các vì sao) là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Thiên văn học là một trong những ngành khoa học hiện đại nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể. Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết. Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua. Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt. Năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học. (Đọc thêm...) Đây là một Bài viết chọn lọc, được xem là bộ mặt của toàn thể bài viết trên wikipedia tiếng Việt..
Cận Tinh (tiếng Anh: Proxima Centauri, V654 Centauri) là một sao lùn đỏ biến quang nằm cách Hệ Mặt Trời xấp xỉ 4,2 năm ánh sáng (4,0×1013 km) trong chòm sao Bán Nhân Mã. Nó được Robert Thorburn Ayton Innes, giám đốc đài quan sát Union ở Nam Phi, khám phá vào năm 1915. Ngôi sao này là ngôi sao được biết gần nhất với Mặt Trời. Cận Tinh là một thành viên của hệ sao Alpha Centauri, được định danh là Alpha Centauri C và ở 2,18° về phía tây nam của cặp Alpha Centauri AB. Nó hiện cách AB 12.950 AU (0,2 ly) và quay xung quanh AB với chu kì khoảng 550.000 năm. Do là ngôi sao gần nhất, đường kính góc của nó có thể đo được trực tiếp, với đường kính góc bằng 1/7 của Mặt Trời. Khối lượng của Cận Tinh bằng khoảng 1/8 khối lượng Mặt Trời, và mật độ trung bình bằng 40 lần của Mặt Trời. Mặc dù nó có độ sáng trung bình rất thấp, Cận Tinh là một sao lóe sáng (diệu tinh) thỉnh thoảng bừng sáng lên do hoạt động từ trường. Từ trường của ngôi sao được tạo ra do sự đối lưu trong ngôi sao, và kết quả là hoạt động lóe sáng tạo ra tổng lượng bức xạ tia X bằng với bức xạ do Mặt Trời tạo ra. Hỗn hợp nhiên liệu tại nhân của Cận Tinh tham gia vào chuyển động đối lưu và tốc độ sản sinh năng lượng thấp có nghĩa là ngôi sao sẽ nằm trong dải chính trong khoảng bốn nghìn tỉ năm, hay bằng 300 lần tuổi của vũ trụ hiện nay. (Đọc thêm...)Tiểu thể loại
Hình ảnh chọn lọc -NGC 1300 là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 61 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ba Giang. Thiên hà này có độ lớn khoảng 110.000 năm ánh sáng; chỉ lớn hơn một chút so với thiên hà Ngân Hà của chúng ta. Nó là một thành viên của Eridanus – một cụm gồm 200 thiên hà. Thiên hà này được phát hiện bởi John Frederick William Herschel năm 1835. Bạn có biết -
Chủ đề liên quan đến không gianCác dự ánWikibookNhững cuốn sách này có thể nằm trong nhiều giai đoạn hoàn thiện. Xem thêm các đề tài sách liên quan là Khoa học và Toán học.
Wiki cho thiếu nhiCác hạng mục bài chất lượng khácChủ điểm chọn lọc
Danh sách chọn lọc
Bài viết tốt
Việc cần làm
Dự án Wikimedia liên quanCác cổng thông tin
|