Bước tới nội dung

Chức vụ Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chức vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ sở để xác định biên chế, quy hoạch, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; thực hiện chế độ chính sách góp phần xây dựng nề nếp chính quy, nâng cao chất lượng công tác và sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Phù hiệu Lục quân nhân dân Việt Nam
  • Tên gọi: Xác định ngắn, gọn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và vị trí của chức vụ trong Quân đội
  • Diện bố trí: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan-binh sĩ.

Chức vụ Sĩ quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng nhóm chức vụ - trần quân hàm cao nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP[1] do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhóm, hệ số
chức vụ
Trần quân hàm
cao nhất
Chức vụ
1 Đại tướng
(không quá 1)
2-1 Đại tướng
(không quá 2)
2-2 Thượng tướng
(không quá 15)
3 Trung tướng
(không quá 67)
4-1 Trung tướng ( không quá 16) Tư lệnh, Chính ủy : Quân đoàn 12 , Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục trưởng các Cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn , Nhà trường, Tác chiến điện tử, Cứu hộ-Cứu nạn, Đối ngoại ,Dân quân tự vệ,

Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (3), Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng (1).

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

4-2 Thiếu tướng
(không quá 142)
5 Thiếu tướng
(không quá 182)
5 Đại tá
6 Đại tá
  • Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn
  • Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự cấp Tỉnh
  • Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp Tỉnh
  • Cục trưởng Cục Hậu cần: Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
  • Cục trưởng Cục Kỹ thuật: Tổng cục Tình báo, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
  • Chính ủy Cục Hậu cần: Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Quân đoàn, Binh chủng.
  • Chính ủy Cục Kỹ thuật: Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Quân đoàn, Binh chủng.
  • Chánh Văn phòng: Tổng cục (Hậu cần, Kỹ thuật, Tình báo, CNQP), Quân chủng, Quân khu, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn, Binh chủng, Binh đoàn, Tập đoàn Viettel, Học viện Quốc phòng, Học viện Nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quân y, Ban Cơ yếu Chính phủ, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Viện Khoa học Công nghệ quân sự.
  • Chánh Thanh tra: Tổng cục (Hậu cần, Kỹ thuật, Tình báo, Công nghiệp Quốc phòng), Quân chủng, Quân khu, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn, Binh chủng, Binh đoàn, Tập đoàn Viettel, Học viện Quốc phòng, Học viện Nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Viện Khoa học Công nghệ quân sự.
  • Giám đốc: Công ty Trường An, Công ty 59, Công ty 207, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Nhà hát quân đội, Công ty in quân đội 1, Công ty in quân đội 2, Công ty Cổ phần 20, Công ty Cổ phần 26, Công ty cổ phần 22, Công ty cổ phần 32, Công ty Dược và Trang thiết bị Y tế Quân đội, Công ty Newtaco, Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao, Bảo tàng Tổng cục 2, Công ty CP đầu tư và xây lắp Tây Hồ, Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón hóa sinh, Công ty CP Xi măng X18, Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường biển, Trung tâm Ra đa cảnh giới biển tầm xa, Công ty Xây dựng Công trình Hàng không (ACC 243), Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC), Công ty Việt Bắc, Công ty 389, Công ty Duyên Hải, Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4, Công ty Cà phê 15, Công ty Đầu tư xây dựng Vạn Tường, Công ty 622, Công ty Đông Đô, Công ty 129, Trung tâm Kiểm nghiệm Nghiên cứu Dược Quân đội, Công ty Truyền hình Viettel, Các Trung tâm và công ty thuộc Tập đoàn Viettel, các Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, các Viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Công nghệ quân sự.
  • Giám đốc, Chính ủy: Nhà máy Z133, Nhà máy Z151, Nhà máy Z153, Xí nghiệp Z45, Nhà máy Z173, Nhà máy Z189, Nhà máy Z111, Nhà máy Z113, Nhà máy Z114, Nhà máy Z115, Nhà máy Z117, Nhà máy Z121, Nhà máy Z123, Nhà máy Z125, Nhà máy Z127, Nhà máy Z129, Nhà máy Z131, Nhà máy Z143, Nhà máy Z175, Nhà máy Z176, Nhà máy Z181, Nhà máy Z183, Nhà máy Z195, Nhà máy Z199, Nhá máy M2, Nhá máy 951
  • Tổng Biên tập: Tạp chí Quân huấn, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, Tạp chí An toàn thông tin
  • Hiệu trưởng, Chính ủy: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô, Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung, Trường Trung cấp Trinh sát, Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân, Trường Trung cấp Biên phòng 1, Trường Trung cấp Biên phòng 2, Trường Trung cấp Huấn luyện chó Nghiệp vụ, Trung tâm Huấn luyện Biên phòng, Trường Quân sự các Quân khu-Quân đoàn, Trường Cao đẳng nghề số 1, Trường Cao đẳng Nghề số 3, Trường Cao đẳng nghề số 4, Trường Cao đẳng nghề số 5, Trường Cao đẳng nghề số 7, Trường Cao đẳng Nghề số 9, Bệnh viện Quân y 112
  • Chỉ huy trưởng: Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội, Trung tâm Huấn luyện Quân sự Miếu môn, Trung tâm Tập huấn Thể dục Thể thao, Trường Bắn Chi Lăng, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Giám sát An ninh mạng
  • Trưởng ban: Ban Công đoàn Quốc phòng, Ban Thanh niên Quân đội, Ban Phụ nữ Quân đội
  • Chủ nhiệm Khoa: còn lại thuộc Học viện Quốc phòng, các Khoa thuộc: các Học viện, Trường Sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng
  • Hệ trưởng thuộc Học viện Quốc phòng: Hệ Chiến dịch - chiến lược, Hệ Sau đại học, Hệ Quốc tế, Hệ Quốc phòng
  • Chủ nhiệm Khoa, Giám đốc Trung tâm: thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Quân đội 175
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 5, Thiếu tướng) và (Nhóm 5, Đại tá)
7 Đại tá
8 Thượng tá
9 Trung tá
  • Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn
  • Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 8, Thượng tá) và các chức vụ tương đương khác
10 Trung tá
  • Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 9, Trung tá) và các chức vụ tương đương khác
11 Thiếu tá
  • Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 10, Trung tá) và các chức vụ tương đương khác
12 Thiếu tá
  • Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 11, Thiếu tá) và các chức vụ tương đương khác
13 Đại úy
  • Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội
  • Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 12, Thiếu tá) và các chức vụ tương đương khác
14 Đại úy
  • Trung đội trưởng
  • * Cấp phó các chức vụ thuộc (Nhóm 13, Đại úy) và các chức vụ tương đương khác

Quyền hạn điều động, phong, thăng quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Chức vụ Quyền hạn
1 Chủ tịch nước
2 Thủ tướng Chính phủ
3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ từ nhóm 4 cho đến nhóm 11 thuộc Bảng nhóm chức vụ Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Điều động Sĩ quan từ nhóm 2 đến nhóm 14 từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Phong, thăng quân hàm Sĩ quan từ cấp Thiếu úy đến cấp Đại tá.
  • Chuyển chế độ phục vụ tại ngũ từ CNVQP, QNCN sang Sĩ quan.
4 Tổng Tham mưu trưởng
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN cấp Thượng tá.
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Chuyển chế độ phục vụ tại ngũ từ CNVQP, HSQ-BS sang QNCN hoặc ngược lại.
5 Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
6 Tư lệnh Quân khu (nhóm 3)
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN cấp Thiếu tá, Trung tá và CNVQP.
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Quân khu
7 Chính ủy Quân khu (nhóm 3)
  • Điều động, bổ nhiệm Sĩ quan dưới cấp Đại úy hoặc Sĩ quan dưới nhóm 12 trong nội bộ Quân khu
8 Tư lệnh Quân đoàn (nhóm 4)
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN cấp Thiếu tá, Trung tá và CNVQP.
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Quân đoàn
9 Chính ủy Quân đoàn (nhóm 4)
  • Điều động, bổ nhiệm Sĩ quan dưới cấp Đại úy hoặc Sĩ quan dưới nhóm 12 trong nội bộ Quân đoàn
10 Cục trưởng (nhóm 5)
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN từ cấp Thiếu úy đến Đại úy
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Cục.
11 Chính ủy Cục (nhóm 5)
  • Điều động, bổ nhiệm Sĩ quan dưới cấp Đại úy hoặc Sĩ quan dưới nhóm 12 trong nội bộ Cục
12 Sư đoàn trưởng (nhóm 6)
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN từ cấp Thiếu úy đến Đại úy.
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Sư đoàn
13 Chính ủy Sư đoàn (nhóm 6)
  • Điều động, bổ nhiệm Sĩ quan dưới cấp Đại úy hoặc Sĩ quan dưới nhóm 12 trong nội bộ Sư đoàn
14 Lữ đoàn trưởng (tương đương)
  • Nâng bậc lương và phiên quân hàm QNCN từ cấp Thiếu úy đến Đại úy.
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Lữ đoàn
15 Trung đoàn trưởng (tương đương)
  • Điều động QNCN, CNVQP, HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Trung đoàn
16 Tiểu đoàn trưởng (tương đương)
  • Điều động HSQ-BS từ đơn vị này sang đơn vị khác thuộc Tiểu đoàn

Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó".[2]

Chức vụ Quân nhân chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy định lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP về Quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quân nhân chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Chức vụ của Quân nhân chuyên nghiệp được xác định theo trình độ đào tạo (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và hệ số lương.

Cấp hàm thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thiếu úy và cao nhất là Thượng tá.[3]

Chức vụ Công nhân viên chức quốc phòng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quân đội, công nhân viên chức quốc phòng là tên gọi chung (không có cấp bậc, quân hàm) của hai diện quản lý gồm:

Đối với diện Cán bộ Quản lý gọi là công chức quốc phòng

Đối với diện Quân lực quản lý gọi là công nhân quốc phòng

Chức vụ của Công nhân viên chức quốc phòng thường được gọi là Nhân viên hoặc Thợ Kỹ thuật đầu ngành.

Chức vụ Hạ sĩ quan-Binh sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ Hạ sĩ quan, Binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam[4]

Hạ sĩ quan-Binh sĩ có hai ngạch là tại ngũ và dự bị. Đối với dự bị thì có hai hạng: Một và hai.

Chức vụ Chiến sĩ thường là Binh nhất, Binh nhì

Chức vụ Phó Tiểu đội trưởng thường là Binh nhất, Hạ sĩ

Chức vụ Tiểu đội trưởng thường là Hạ sĩ, Trung sĩ

Chức vụ Phó Trung đội trưởng thường là Trung sĩ, Thượng sĩ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nghị định 44/2005/NĐ-CP quy định về nhóm chức vụ, trần quân hàm của Sĩ quan QĐNDVN”.
  2. ^ a b c d “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam”. Báo quân đội nhân dân. 12 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ “Nghị định 18/2007/NĐ-CP Quân nhân chuyên nghiệp trong QĐNDVN”.
  4. ^ “Nghị định 54/1995/CP Điều lệ về HSQ-BS trong QĐNDVN”.