Bước tới nội dung

Chuồn chuồn ngô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuồn chuồn ngô
Một con chuồn chuồn ngô, đặc trưng bởi cặp cánh gần như vuông góc với thân khi đậu.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Hexapoda
Lớp (class)Insecta
Nhánh Dicondylia
Phân lớp (subclass)Pterygota
Nhánh Metapterygota
Nhánh Odonatoptera
Nhánh Holodonata
Bộ (ordo)Odonata
Phân bộ (subordo)Epiprocta
Phân thứ bộ (infraordo)Anisoptera
Selys, 1800
Các họ

Chuồn chuồn ngô hay chuồn chuồn chúa là tên gọi phổ thông cho các loài côn trùng thuộc phân bộ Epiprocta, hay theo nghĩa hẹp thuộc cận bộ Anisoptera. Các loài này đặc trưng bởi cặp mắt kép lớn, hai cặp cánh trong suốt, và thân bụng dài. Chuồn chuồn ngô giống chuồn chuồn kim, chỉ khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Cánh của đa số chuồn chuồn ngô song song với thân hoặc cao hơn thân một chút khi đậu.

Chuồn chuồn ngô thường ăn muỗi, và các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiếnbướm. Do vậy chúng được coi là thiên địch giúp quá trình cân bằng các loài sâu bọ có hại. Chuồn chuồn ngô thường thấy ở gần ao, hồ, mương, suối... vì ấu trùng của chúng sống dưới nước.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Loài tiền bối của chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn khổng lồ Meganeura monyi sống vào đầu kỷ Than Đá, có sải cánh tới 680 milimét (27 in).[1] Bảo tàng Toulouse
Mesurupetala, sống vào cuối kỷ Jura (tầng Tithonus), đá vôi Solnhofen, Đức.

Chuồn chuồn ngô và họ hàng của chúng là một nhóm cổ xưa. Các hóa thạch cổ nhất là thuộc nhóm Protodonata đã từng sinh sống khoảng 325 triệu năm trước, còn lưu giữ dấu tích trong các hóa thạch từ Thượng Than Đá ở châu Âu, một nhóm bao gồm các côn trùng to lớn nhất đã từng sinh sống trên Trái Đất, với Meganeuropsis permiana từ Permi sớm có sải cánh lên tới 750 mm (30 in);[2] hồ sơ hóa thạch của chúng kết thúc với sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias (khoảng 247 triệu năm trước). Protoanisoptera, một nhóm tiền bối khác thiếu các đặc trưng gân cánh nhất định của Odonata hiện đại, sinh sống từ Permi sớm tới Permi muộn cho tới khi diễn ra sự kiện kết thúc kỷ Permi và được biết đến từ những đôi cánh hóa thạch phát hiện tại các khu vực ngày nay là Hoa Kỳ, Nga và Australia, gợi ý rằng chúng có thể đã có sự phân bố toàn cầu. Các nhóm tiền bối của Odonata hiện đại được gộp trong một nhánh gọi là Panodonata, bao gồm Zygoptera (chuồn chuồn kim) cơ sở và Anisoptera (chuồn chuồn ngô thật sự)[3] Ngày nay có khoảng 3.000 loài chuồn chuồn ngô còn sinh tồn trên thế giới.[4][5]

Vào thời điểm năm 2013 thì mối quan hệ giữa các họ của Anisoptera vẫn chưa được dung giải trọn vẹn, nhưng tất cả các họ đều là đơn ngành ngoại trừ Corduliidae; với Gomphidae là nhóm chị em với nhóm chứa tất cả các họ còn lại của Anisoptera, Austropetaliidae là chị em với Aeshnoidea, và Chlorogomphidae làh cị em với nhánh chứa SynthemistidaeLibellulidae.[6] Trên biểu đồ dưới đây, các đường nét rời chỉ ra mối quan hệ chưa được dung giải:

Anisoptera

Gomphidae

Austropetaliidae

Aeshnoidea

Petaluridae

Macromiidae

Libelluloidea

Neopetaliidae

Cordulegastridae

Libellulidae

"Corduliidae" [không là một nhánh]

Synthemistidae

Chlorogomphidae

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ Chuồn chuồn Odonata
Phân bộ Epiprocta
Cận bộ Anisoptera
Trithemis aurora
Adversaeschna brevistyla
Anax parthenope
Celithemis elisa

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Biology of Dragonflies. CUP Archive. tr. 324. GGKEY:0Z7A1R071DD. No Dragonfly at present existing can compare with the immense Meganeura monyi of the Upper Carboniferous, whose expanse of wing was somewhere about twenty-seven inches.
  2. ^ Resh, Vincent H.; Cardé, Ring T. (ngày 22 tháng 7 năm 2009). Encyclopedia of Insects. Academic Press. tr. 722. ISBN 978-0-08-092090-0.
  3. ^ Grimaldi, David; Engel, Michael S. (2005). Evolution of the Insects. Nhà in Đại học Cambridge. tr. 175–187.
  4. ^ Zhang Z.-Q. (2011). “Phylum Arthropoda von Siebold, 1848 trong: Zhang Z.-Q. (chủ biên) Animal biodiversity: An outline of higher-level classification and survey of taxonomic richness” (PDF). Zootaxa. 3148: 99–103.
  5. ^ Dunkle, Sidney W. (2000). Dragonflies Through Binoculars: a field guide to the dragonflies of North America. Nhà in Đại học Oxford. ISBN 0-19-511268-7.
  6. ^ Blanke, Alexander; Greve, Carola; Mokso, Rajmund; Beckmann, Felix; Misof, Bernhard (tháng 7 năm 2013). “An updated phylogeny of Anisoptera including formal convergence analysis of morphological characters”. Systematic Entomology. 38 (3): 474–490. doi:10.1111/syen.12012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]