Fred Rogers
Fred Rogers | |
---|---|
Rogers ở trường quay của chương trình Mister Rogers' Neighborhood lúc năm 1987 | |
Sinh | Fred McFeely Rogers 20 tháng 3, 1928 Latrobe, Pennsylvania, Hoa Kỳ |
Mất | 27 tháng 2, 2003 Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ | (74 tuổi)
Tên khác | Mister Rogers |
Trường lớp | Dartmouth College (chuyển ra ngoài) Rollins College (BM) Pittsburgh Theological Seminary (BD) |
Nghề nghiệp | Người dẫn của chương trình Mister Rogers' Neighborhood, mục sư Trưởng Lão, nhà giáo dục, nhạc sĩ, tác giả |
Năm hoạt động | 1951–2001 |
Tác phẩm nổi bật | Mister Rogers' Neighborhood |
Phối ngẫu | Joanne Byrd Rogers |
Con cái | 2 |
Cha mẹ | James Rogers Nancy Rogers |
Fred McFeely Rogers (20 tháng 3 năm 1928 – 27 tháng 2 năm 2003) là một nhà giáo dục, mục sư Trưởng Lão, nhạc sĩ, tác giả, và người dẫn chương trình Mỹ. Ông nổi tiếng vì đã tạo ra và là người dẫn chương trình thiếu nhi Mister Rogers' Neighborhood (1968–2001) với tính cách dịu dàng và lời nói nhỏ nhẹ, cũng như những lời nói thẳng thắn với khán giả.[1]
Ban đầu được giáo dục để trở thành một mục sư, Rogers đã không hài lòng với cách truyền hình nói chuyện với trẻ em và đã nỗ lực thay đổi điều này khi ông bắt đầu viết và trình diễn trên các chương trình truyền hình thiếu nhi ở khu vực Pittsburgh. Dịch vụ Truyền thông Công cộng (Public Broadcasting Service) đã phát triển chương trình toàn quốc của ông vào năm 1968, và trong vòng trên ba thập kỷ, ông đã trở thành một biểu tượng cho giải trí và giáo dục thiếu nhi đối với người Mỹ, cũng như là biểu tượng cho nhân ái, nhẫn nại, và đạo đức.[2] Ông cũng được biết đến vì đã vận động cho nhiều mục tiêu công cộng. Bản điều trần của ông trước một tòa án cấp thấp ủng hộ việc cho phép thu băng các chương trình truyền hình đã được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trích dẫn trong quyết định cho vụ Betamax, và lời điều trần của ông trước Thượng viện Hoa Kỳ kêu gọi ngân quỹ cho các chương trình thiếu nhi đã trở thành nổi tiếng.[3]
Rogers đã được tôn vinh cho sự nghiệp giáo dục trẻ em. Ông đã nhận Huân chương Tự do Tổng thống, vinh dự dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ; một Giải Peabody cho sự nghiệp của ông; và được đưa vào Đại sảnh Danh dự Truyền hình (Television Hall of Fame). Hai nghị quyết công nhận sự nghiệp của ông đã được Quốc hội Hoa Kỳ nhất trí thông qua, và cái ái ấm ông thường mặt trên chương trình truyền hình đã được Viện Smithsonian tiếp nhận và triển lãm, và một số tòa nhà và tác phẩm hội họa ở Pennnsylvania đã tưởng nhớ ông.
Cuộc sống cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Fred McFeely Rogers sinh ra tại Latrobe, Pennsylvania, cách Pittsburgh 40 miles (65 km) hướng đông nam, là con của James và Nancy Rogers; ông có một người chị/em là Elaine Rogers Crozier.[4] Lúc còn nhỏ ông dành nhiều thời gian rảnh với ông ngoại là Fred McFeely, một người quan tâm đến âm nhạc. Ông thường hát trong khi mẹ ông chơi đàn piano, và ông cũng bắt đầu chơi đàn khi ông 5 tuổi.[5]
Rogers tốt nghiệp Trường trung học Latrobe (1946),[6] Ông học tại Đại học Dartmouth (1946–48),[7] rồi chuyển đến Đại học Rollins ở Winter Park, Florida, nơi ông tốt nghiệp với bằng Cử nhân môn Sáng tác Âm nhạc năm 1951.[8]
Tại Rollins ông đã gặp Sara Joanne Byrd, một người đến từ Oakland, Florida; họ kết hôn vào ngày 9 tháng 6 năm 1952.[9] Họ có hai người con: James (sn. 1959) và John (sn. 1961).[10] Năm 1963 ông tốt nghiệp từ Tu viện Thần học Pittsburgh và trở thành mục sư trong giáo hội Trưởng Lão.
Trong suốt sự nghiệp, ông nhận được 40 bằng danh dự.[5] Ông có chứng rối loạn sắc giác đối với màu đỏ và xanh lục,[11] bơi mỗi buổi sáng, ăn chay trường kỳ, và không hút thuốc hay uống rượu.[12]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bill Text - 108th Congress (2003-2004) - S.CON.RES.16.ATS”. THOMAS. Library of Congress. ngày 5 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ Sostek, Anya (ngày 6 tháng 11 năm 2009). “Mr. Rogers takes rightful place at riverside tribute”. Pittsburgh Post-Gazette. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Mister Rogers defending PBS to the US Senate”. YouTube. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Owen, Rob; Barbara Vancheri (ngày 28 tháng 2 năm 2003). “Fred Rogers dies at 74”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b DeFranceso, Joyce (tháng 4 năm 2003). “Remembering Fred Rogers: A Life Well-Lived: A look back at Fred Rogers' life”. Pittsburgh Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ Brownawell, Angel (ngày 28 tháng 2 năm 2003). “Neighborhood mourns Mister Rogers”. Pittsburgh Tribune-Review. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ “'Mister Rogers' to give Dartmouth Commencement Address”. Dartmouth News. Dartmouth College Office of Public Affairs. ngày 2 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ Davis, Bobby (Summer 2003). “Fred McFeely Rogers”. The Rollins Alumni Record. tr. 20–23. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Fred McFeely Rogers”. UXL Newsmakers (2005). FindArticles.com. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.
- ^ Barbara Vancheri & Rob Owen (ngày 4 tháng 5 năm 2003). “Pittsburgh bids farewell to Fred Rogers with moving public tribute”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Roddy, Dennis (ngày 1 tháng 3 năm 2003). “Fred Rogers kept it simple, and elegantly so”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
- ^ Millman, Joyce (ngày 10 tháng 8 năm 1999). “Salon Brilliant Careers: Fred Rogers”. Salon.com. Salon Media Group. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
- Sinh năm 1928
- Mất năm 2003
- Nhà giáo Mỹ
- Người ăn chay
- Nam diễn viên truyền hình Mỹ
- Nhà soạn nhạc Mỹ
- Nam diễn viên lồng tiếng Mỹ
- Tín hữu Kitô giáo Mỹ
- Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
- Nhạc sĩ Mỹ thế kỷ 20
- Chết vì ung thư dạ dày
- Nam soạn nhạc Mỹ
- Người đoạt giải Daytime Emmy
- Chương trình và người giành giải Peabody
- Nam ca sĩ thế kỷ 20
- Nghệ sĩ của Columbia Records